Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 3 năm 2007

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp HS :

- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực là có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀ CŨ.

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Kiểm tra bài cũ

+ Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình ?

+ GV gọi 1 HS lên bảng (viết đề cương) và kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp.

+ Lớp nhận xét bài chuẩn bị của bạn trên bảng.

+ GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh các ý (kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh biểu hiện tâm trạng và hình ảnh so sánh, lời văn say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc dào dạt.).

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 3 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mạng hoạt động văn hoá, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.
- Trước khi đọc đoạn trích, GV tóm tắt sơ lược tiểu thuyết Tắt đèn; nhấn mạnh vị trí, nội dung của đoạn trích trong tác phẩm.
GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích đúng đặc trưng thể loại. GV nhận xét và đọc mẫu..
2. Đọc văn bản.
- Diễn tả được diễn biến sự kiện và tâm lý nhân vật.
- Chú ý ngôn ngữ nhân vật (cai lệ, người nhà lý trưởng và chị Dậu)
- GV cho 1 HS đọc chú thích các từ ngữ khó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác để HS dễ tiếp nhận đoạn trích
3. Từ ngữ khó
Sưu, lý trưởng, cai lệ, lực điền, đình, làm phúc, khất
Hoạt động 2 :
II. Phân tích :
- Trước khi phân tích, GV nêu câu hỏi : đoạn trích nói về sự việc gì, về những nhân vật nào để định hướng tìm hiểu văn bản cho HS (gia đình chị Dậu thiếu tiền nạp suất sưu người em chồng chết, anh Dậu ốm yếu, bọn cai lệ ập đến, chị Dậu phải bảo vệ chồng).
GV cho HS đọc đoạn đầu. GV trình bày 2 ý (như bên) và HS ghi vào vở.
1. Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến.
- Vụ thuế đến, nhà nghèo, chị Dậu đã phải bán con - bán chó - bán cả gánh khoai nộp sưu cho chồng, nhưng em chồng chết năm Tây vẫn phải nộp sưu. Anh Dậu bị bắt, vừa được thả về, ốm yếu tưởng chết đêm qua... ý nghĩa tố cáo XHPK với chính sách thuế khoá nặng nề.
- Chị phải lo bảo vệ tính mạng cho chồng.
Hoạt động 3 :
2. Nhân vật cai lệ
- GV nêu câu hỏi : Nhân vật cai lệ được tác giả miêu tả như thế nào (ngôn ngữ, hành động, tính cách). HS độc lập suy nghĩ, GV cho HS ghi những ý chính vào vở.
Tay sai đắc lực của bộ máy cai trị trong xã hội cũ.
- Hắn sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt chiếc thừng, bịch vào ngực chị Dậu đánh bốp...
- Hắn quát, thét, hầm hè, nham nhảm...; giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ.
+ Đối với anh Dậu hắn chỉ chực đánh, trói và đưa anh ra đình, không cần biết anh đang rất yếu.
+ Đối với chị Dậu hắn không cần đến lời van xin, hắn đểu cáng trơ tráo đến rợn người.
Xuất hiện ít, nhưng hình ảnh tên cai lệ được miêu tả sống động, điển hình cho loại tay sai mất hết nhân tính.
Hoạt động 4 :
3. Nhân vật chị Dậu
- GV cho HS đọc đoạn tiếp theo, gợi ý để HS quan sát, suy ngẫm về hành động, ngôn ngữ, tính cách của chị Dậu đối với chồng và đối với bọn tay sai. Gợi ý :
+ Cử chỉ, thái độ, lời nói... đối với chồng?
+ Diễn biến phản ứng của chị đối với tên cai lệ ? (thái độ, lời nói, hành động).
a. Đối với chồng.
- Anh Dậu bị đánh, ốm yếu. Chị nấu cháo, quạt cho chóng nguội, rón rén, bưng đến chỗ chồng, ngọt ngào "thầy em.... đỡ xót ruột", chờ xem chồng ăn có ngon miệng không ?
- Van xin cho chồng "Nhà cháu mới tỉnh được một lúc..."
- Đánh nhau với tên cai lệ để bảo vệ tính mạng cho chồng.
b.Đối với tên cai lệ
- Van xin chúng tha cho chồng, chị biết thân phận mình. Nhưng tên cai lệ không thèm nghe, nó "bịch vào ngực chị" và xông lại anh Dậu.
- Tức quá, không thể chịu được, chị đã cự lại:
+ Bằng lý lẽ: Chồng tôi đang ốm, không được hành hạ.
Xưng hô với cai lệ là tôi.
+ Bị tát đánh bốp : Chị căm giận, nghiến răng "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem".
Chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa, hắn ngả chỏng quèo với câu nói cuối cùng "thà ngồi tù để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được"
Hành động 5 :
Tóm lại:
- GV nêu câu hỏi nâng cao : Em suy nghĩ gì về cách xây dựng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích ? (HS đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét bổ sung).
- GV hỏi tiếp: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu ?
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. GV bổ sung.
- GV nêu câu hỏi : Tại sao đoạn trích lại được đặt tên là "Tức nước vỡ bờ"
(GV tổ chức cho HS ghi những ý chính này.
 - Cách xây dựng nhân vật chị Dậu thông qua tình huống cụ thể, thông qua ngôn ngữ và hành động với sự diễn biến tâm lí nhân vật 
+ Từ van xin đến chống cự lại.
+ Xưng hô từ cháu, tôi đến bà với bọn tay sai.
(Ngôn ngữ và hành động phù hợp với tính cách nhân vật).
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu: thương yêu chồng con, sẵn sàng hi sinh vì chồng con. Đồng thời chứa đựng một sức sống, một tiềm năng phản kháng khi cần thiết.
Đó là vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng tháng Tám.
- Giải thích tiêu đề "Tức nước vỡ bờ".
+ Kinh nghiệm dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ "tức nước vỡ bờ" giống với tình thế, hoàn cảnh và cách hành động của chị Dậu: đã đến lúc không chịu đựng nổi, phải phản kháng lại bọn địa chủ phong kiến áp bức bóc lột. Đó cũng là chân lí "có áp bức có đấu tranh".
+ Dự báo sự nổi dậy của nông dân vùng lên chống áp bức bất công như sức mạnh vỡ bờ, như bão táp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nguyễn Tuân cho rằng Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn".
Hoạt động 6:
III. Tổng kết.
- GV nêu câu hỏi để tổng kết: suy nghĩ của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK để kết hợp tổng kết bài.
(GV cho HS ghi ý chính vào vở. Sau đó cho 1 HS đọc bài đọc thêm về Tắt đèn của Nguyễn Hoành Khung) trong SGK.
- Đoạn trích tố cáo XHPK và chính sách sưu thuế nặng nề.
Là sự thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng.
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ nông thôn.
- Mỗi chi tiết trong đoạn trích đều góp phần làm phong phú hiện thực và bộc lộ tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật có ngôn ngữ riêng, cách hành động riêng rất ấn tượng, điển hình. Phong cách khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn khiến cho câu văn đậm đà hơi thở cuộc sống. 
Hoạt động 7:
IV. Luyện tập
- GV tổ chức cho HS đọc thầm một lần. Sau đó gọi 5 em đọc phân vai, yêu cầu thể hiện đúng ngôn ngữ từng nhân vật và lời kể của tác giả.
- GV gợi ý để 1 nhóm HS về nhà biên tập, dàn dựng lại thành màn kịch nhỏ. HS đề xuất, góp ý với kế hoạch của GV.
1. Đọc diễn cảm và đọc phân vai đoạn trích.
- Đọc đúng tâm lí, tính cách nhân vật; đọc các câu kể, tả, lời bình.
- Đọc phân vai (bà lão hàng xóm, anh Dậu, cai lệ, chị Dậu và lời kể của tác giả).
2. Hướng dẫn "dàn dựng" thành màn kịch ngắn.
- Giữ nguyên nhân vật, ngôn ngữ nhân vật và hành động từng nhân vật.
- Kế hoạch luyện tập ngoài giờ, ở nhà.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Viết 1 đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích.
- Luyện tập màn kịch ngắn "Tức nước vỡ bờ". Đọc thêm các đoạn trích trong Tắt đèn (SGK)
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Tiết 3 : 	Xây dựng đoạn văn trong văn bản
* Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS.
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn mạch lạc làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
* Tiến trình lên lớp
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ.
+ Viết đoạn văn có sử dụng các trường từ vựng "trường học, bóng đá".
+ GV gọi 3 HS (yếu, trung bình, khá) trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, cho điểm và chuyển tiếp vào bài mới Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
I. Đoạn văn là gì
- GV cho HS đọc đoạn văn về Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn và 2 câu hỏi 1, 2.
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV cho HS nêu đặc điểm của đoạn văn, khái niệm về đoạn văn. HS làm việc độc lập, HS đứng tại chỗ trả lời, GV bổ sung. GV cho HS ghi ý chính vào vở.
- Văn bản gồm 2 ý (1 ý về tác giả và 1 ý về tác phẩm Tắt đèn). ý 1 được viết thành 2 đoạn, mỗi đoạn được ngăn cách bằng việc xuống hàng.
- Đoạn văn thường tập trung biểu hiện một ý tương đối hoàn chỉnh, là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Hoạt động 2 :
II. Từ ngữ và Câu trong đoạn văn :
- GV cho HS đọc lại đoạn văn thứ 3 và lần lượt nêu yêu cầu của câu hỏi a, b, c , d (SGK)
- GV cho HS rút ra nhận xét về câu khái quát và chính là khái niệm về câu chủ đề. GV cho HS ghi vào vở.
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Từ ngữ chủ đề ở đoạn 1 là Ngô Tất Tố, đoạn 2 là "Tắt đèn" 
b. ý khái quát bao trùm : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất.
c. ý khái quát được thể hiện chủ yếu ở các câu :
Câu 2 : Qua một vụ thuế ... có giá trị hiện thực...
Câu 4 : Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi trần bộ mặt...
Câu 6 : Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu ... phẩm chất cao đẹp.
Câu 7 : Tài năng tiểu thuyết của Ngô Tất Tố...
c. Nhận xét về câu khái quát (câu chủ đề) : Ngắn gọn, có đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn.
Hoạt động 3
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu mục 3 về cách trình bày nội dung đoạn văn (qua chú thích về Ngô Tất Tố). GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu, so sánh đoạn 1 và đoạn 3.
- GV cho 1 HS đọc đoạn văn của Hồ Chí MInh (bàn về cách viết). HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
- Đoạn 1 không có câu chủ đề, các ý được trình bày theo cách song hành. Đoạn 3 có câu chủ đề (đặt ở đầu đoạn) như trên đã phân tích, các ý được trình bày theo cách quy nạp.
- Đoạn văn có câu chủ đề, đặt ở cuối đoạn (không nên viết dài) ý của đoạn văn được trình bày theo cách quy nạp.
(Trình bày theo các cách quy nạp, diễn dịch, song hành).
- Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4:
III. Luyện tập :
- GV cho 1 HS đọc bài tập 1. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS làm việc theo nhóm bài tập 2. Các nhóm trình bày, lớp nhận xét. GV nhận xét và bổ sung.
Bài tập 1 : Văn bản có 2 ý (ý 1 : hoàn cảnh thầy đồ được chủ nhà nhờ làm văn tế, ý 2 : chuyện đọc nhầm văn tế)
Mỗi ý được biểu hiện trong 1 đoạn văn.
Bài tập 2: Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau :
a. Diễn dịch, câu chủ đề đứng ở đầu (Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương)
b. Song hành, các câu quan hệ đẳng lập về nghĩa.
c. Song hành, các câu quan hệ đẳng lập về nghĩa.
(Bài tập 3, 4 giao về nhà).
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm vững khái niệm đoạn văn, câu chủ

File đính kèm:

  • docBai 3 Tuc nuoc vo bo.doc
Giáo án liên quan