Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 96
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Cảm nhận hình tượng ông ngoại trong bài thơ. Qua đó thấy được tình cảm biết ơn, yêu thương, cảm thông sâu sắc với người thân- một tình cảm cao quý của con người.
- Phân tích, cảm nhận hình ảnh, hình tượng thơ đậm sắc thái miền núi và có những sáng tạo độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Phân tích thơ trữ tình, phân tích vẻ đẹp độc đáo của những từ ngữ, hình ảnh thơ mang đậm sắc thái miền núi.
cụ thể.
3. Thái độ
Ngày soạn: 15/2/2014 Ngày giảng: 8A: /2/2014 8B: /2/2014 Tiết 96 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN Văn bản: ÔNG NGOẠI (Võ Sa Hà ) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận hình tượng ông ngoại trong bài thơ. Qua đó thấy được tình cảm biết ơn, yêu thương, cảm thông sâu sắc với người thân- một tình cảm cao quý của con người. - Phân tích, cảm nhận hình ảnh, hình tượng thơ đậm sắc thái miền núi và có những sáng tạo độc đáo. 2. Kĩ năng: - Phân tích thơ trữ tình, phân tích vẻ đẹp độc đáo của những từ ngữ, hình ảnh thơ mang đậm sắc thái miền núi. cụ thể. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu quý và kính trong người thân. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Giáo án, tư liệu tham khảo HS: SGK +Vở ghi +bài soạn C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, bày tỏ tình cảm .. D. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p’ - Kiểm tra vở soạn. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Có một nhà thơ ở Thái Nguyên luôn xuất hiện trên các báo chí Trung ương và địa phương với những bài thơ vừa gần gũi mềm mại trữ tình, vừa đầy cá tính độc đáo. Đó là Võ Sa Hà. Trong hàng loạt sáng tác của nhà thơ, những bài về mẹ, về cha, về chị, về ông bà là những bài thơ làm xúc động lòng người nhất. Bài thơ “ Ông ngoại” của Võ Sa Hà là một bài thơ như thế. * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả Võ Sa Hà và sự nghiệp sáng tác của ông. - Phương pháp: Trình bày, giới thiệu - Thời gian: 8p Hoạt động của thầy và trò Nội dung . Tóm tắt những nét chính về tác giả và sự nghiệp sáng tác của ông? H. Nêu xuất xứ bài thơ “ Ông ngoại”? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Võ Sa Hà, quê: quảng Yên – Cao Bằng. - Là người con của núi rừng Việt Bắc. - Ông đạt nhiều giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương. 2. Tác phẩm - Văn bản rút từ tập thơ “ sóng nhạc hồn tôi”; sáng tác năm 1994. * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảm nhận hình tượng ông ngoại gần gũi, lớn lao trong bài thơ. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giảng bình - Thời gian: 28 phút - Gọi học sinh đọc bài thơ. H. Cảm nhận của em về ba câu thơ đầu? - Hình ảnh nhân hoá “con mắt”mặt trời, mặt trăng- diễn tả vòng quay thời gian hết ngày đến đêm. H. Em hiểu như thế nào về tư thế “Ông ngồi cúi mặt trong nhà”? - Ông cúi mặt như đang nhìn vào kí ức, lục tìm từng hình ảnh người thân đã khuất hay đi xa H. Câu thơ thứ 2 trong khổ thơ diễn tả điều gì? - Nỗi cô đơn đến tận cùng khi đối diện với bóng, khi bóng mệt lả ngã xuống tàn tro H. Hình ảnh bếp “tàn tro lạnh lửa” gợi cảm giác như thế nào? buồn tẻ, vắng lặng H.Tại sao con người lại cô đơn và buồn đến vậy? - Vì: Bà mất rồi, con cháu thì tuột khỏi làng rơi vãi tận đẩu đâu. H. Có gì độc đáo về ngôn ngữ trong câu thơ thứ tư? - Từ ngữ “tuột” và “rơi vãi”. H. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ thứ 3? - Thủ pháp tương phản giữa mạnh mẽ hôm qua và yếu đuối hôm nay để diễn tả sự bất lực của ông khi bà ra đi. H. Tại sao bà ra đi ông lại trở nên yếu đuối như vậy? - Ông rất thương nhớ và thuỷ chung với bà. H. Kí ức nào còn đọng lại trong ông? - Một mình ông giữ bài ca thời đi hội trong trái tim. H. Ông xoa dịu nỗi đau và sự cô đơn bằng cách nào? - Uống rượu và hát - tiếng hát cũng thật phi thường. H. Tư thế cô đơn và nỗi đau tiếp tục được diễn tả trong khổ thơ thứ 7 như thế nào? - Nỗi buồn khiến đá nhão ra, vầng trăng kỉ niệm cũng cứa vào nỗi cô đơn. H. Nêu ý nghĩa, tác dụng của kết cấu trùng điệp 3 câu đầu? H. Em cảm nhận những hình ảnh nào về ông ngoại trong bài thơ H. Nêu giá trị nội dung bài thơ? - Tình cảm biết ơn, yêu thương, cảm thông sâu sắc với người thân - đó là một tình cảm cao quý. - Bài thơ khắc hoạ hình tượng con người miền núi mang vẻ đẹp phi thường, cô độc nhưng kiêu hãnh và thuỷ chung trong nỗi đau và sự cô đơn. - Gọi học sinh đọc lại diễn cảm bài thơ. II. Tìm hiểu văn bản - Hình tượng ông ngoại Già nua, cô đơn mang nặng nỗi buồn trống trải * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành - Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành - Thời gian: 3p Từ bài thơ Ông ngoại gv hướng dẫn hs tái hiện hình ảnh những người thân yêu của minh và nêu cảm xúc suy nghĩ sưu tầm văn thơ về người thân của mình III. Luyện tập Mẹ Một sớm mùa đông sương trắng phủ vai gầy Một trưa hè nắng chiếu đầy lưng mẹ Một chiều thu bóng người còn trên chợ Một tối mua xuân bao lo nghĩ cuộc đời. Biết nói gì đây mẹ của con Để cho thỏa nỗi lòng con thương mẹ Biết nói gì từ khi còn bập bẹ Để thỏa lòng con kính trọng mẹ yêu...... (Tác giả: Nguyễn Ngọc Tiên) 4. Củng cố bài: 1p’ - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’ - Học thuộc bài thơ - Chuẩn bị bài Nước Đại Việt ta - Gv giới thiệu bài thơ viết về người thân Bố con Cho con về với bố của con Người thầm lặng nhưng ân cần chỉ bảo Nuôi con lớn để rồi con bay lượn Cánh đồng quê mùa cấy con chẳng về. Con trâu đi trước cái cày đi sau Đôi chân bố nhuộm vàng vết bùn hôi Nắng mưa gió sương người cam chịu Mồi hôi rơi nhưng đó hẳn là nụ cười. ............. Đôi vai bố giờ đây đã chai sạm Cả một đời gánh nặng nỗi thương con Nhưng bố không nói Bởi vì bố là bố của chúng con. (Tác giả: Hồ Việt Như Đào) * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 96.doc