Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 79

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.

2. Kỹ năng

- Xác định và sử dụng câu nghi vấn.

3, Thái độ : Sử dụng câu thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

GV: Giáo án + ví dụ mẫu

HS: SGK +Vở ghi + đọc trước bài

C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng giao tiếp, vận dụng, ứng xử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 79, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/1/2014 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1 /2014
Tiết 79
CÂU NGHI VẤN
(Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi. 
2. Kỹ năng
- Xác định và sử dụng câu nghi vấn. 
3, Thái độ : Sử dụng câu thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án + ví dụ mẫu
HS: SGK +Vở ghi + đọc trước bài 
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, vận dụng, ứng xử...
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Thế nào là câu nghi vấn ? Hãy lấy 1 ví dụ ề câu nghi vấn.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn
- Mục tiêu: Học sinh hiểu ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... mà không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, giao tiếp
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV: Sử dụng bảng phụ ghi ví dụ.
H: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
H: Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?
H: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên?
H: Qua phân tích các ví dụ trên em nhận thấy câu nghi vấn còn có các chức năng nào khác nữa?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
III. Những chức năng khác.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
 a. Bộc lộ tình cảm cảm xúc.
 b. Đe doạ.
 c. Cả bốn câu đều dùng để đe doạ.
 d. Khẳng định.
 e. Cả hai câu đều bộc lộ cảm xúc.
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở ý (e) kết thúc bằng dấu chấm than, chứ không phải là dấu chấm hỏi.
* Ghi nhớ: SGK tr. 22
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh qua các bài tập.
- Phương pháp: Gợi tìm, thực hành, làm theo mẫu
Thời gian: 20 phút
- GV ghi bảng phụ ghi ví dụ.
- Gọi HS đọc bài tập.
H: Trong những câu trên câu nào là câu nghi vấn? 
H: Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
gọi hs làm bài cá nhân
gv ghi điểm
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
GV yêu cầu HS đọc bài tập.
H: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
H: Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?
H: Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết các câu có nghĩa tương đương đương đó?
- Gọi HS đọc bài tập
H: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi?
IV. Luyện tập
 Bài tập 1
 a. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”
->Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (Sự ngạc nhiên)
 b. Trong cả khổ thơ chỉ riêng “Than ôi!” không phải là câu nghi vấn. 
->Phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc
 c. “Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?”
->Cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc
 d. “Ôi nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?”
 -> Phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Bài tập 2
 a. C1: Phủ định; C2: Phủ định, C3: Phủ định.
 b. Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
 c. Khẳng định
 d. C1: Hỏi, C2: Hỏi
 Bài tập 3
VD mẫu
 a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim “Cánh đồng hoang” được không?
 b. (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế?
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học bài, lấy thêm ví dụ và viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn
- Chuẩn bị bài Thuyết minh về một phương pháp, cách làm
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 79.doc
Giáo án liên quan