Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 78

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Có được những hiểu biết ban đầu về tác giả Tố Hữu.

 - Thấy được nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)

 - Hiểu được khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Kỹ năng

- Có kĩ năng đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ CM bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm súc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Thái độ

- Biết kính trọng yêu quý tâm hồn cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

GV: Giáo án + chân dung, tập thơ Tố Hữu

HS: SGK +Vở ghi +bài soạn

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 78, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/1/2014 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1 /2014
Tiết 78
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
 - Có được những hiểu biết ban đầu về tác giả Tố Hữu.
 - Thấy được nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
 - Hiểu được khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kỹ năng
- Có kĩ năng đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ CM bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm súc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ 
- Biết kính trọng yêu quý tâm hồn cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án + chân dung, tập thơ Tố Hữu 
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu cuộc sống
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kĩ năng tự quản bản thân: Trân trọng tự do, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và phân tích hình ảnh quê hương được thể hiện trong bài thơ.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Tố Hữu được coi là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị VN thời hiện đại. Với ông, đường đến với cách mạng cũng là đường đến với thơ ca. Ông là “nhà thơ của lẽ sống, tình cảm lớn, niềm vui lớn”. Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu trước hết xuất phát từ niềm say mê lý tưởng, từ những khát khao lớn lao: Thơ ơi ta hãy cất cao tiếng hát. Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta.
	19 tuổi, đang hoạt động cách mạng sôi nổi, say sưa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở Thừa Phủ. Trong những bài thơ nổi tiếng của ông viết ở trong tù phải kể đến bài “Khi con tu hú”. Bài thơ này có đặc sắc gì về nội dung, nghệ thuật, hôm nay chúng ta sẽ cùng hiểu.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- GV Nêu yêu cầu đọc - đọc mẫu
- Tiếng chim tu hú có vai trò như thế nào trong bài thơ?
- là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc
- “Khi con tu hú” là bài thơ diễn tả tiếng chim tu hú qua đó để diễn tả cảm xúc của lòng người
Nhan đề: là vế phụ của một câu trọn ý. Nguồn cảm xúc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú, thể hiện niềm khát khao tự do, tình yêu cuộc sống mãnh liệt của người tù cách mạng
- Văn bản có mấy ý chính?
Đoạn 1: Cảnh mùa hè
Đoạn 2: Tâm trạng người tù
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả: Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.
 2, Tác phẩm 
 Bài thơ “ Khi con Tu hú” được sáng tác khi tg bị giam cầm trong nhà tù đế quốc. 
Bố cục: 2 đoạn
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự đối lập giữ hai cảnh tượng.; một bên là thế giới tự do hiện lên qua bức tranh mùa hè sống động; một bên là hiện thực trong tù ngục mà người tù đang phải chịu đựng. Thấy được cảm nhận và khát khao của người tù cách mạng.
- Phương pháp: Phân tích, giảng bình, gợi tìm
- Thời gian: 25p
HS đọc đoạn thơ thứ nhất
Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong một khung cảnh ntn?
- Chú ý âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian.
- Âm thanh rộn rã: Tu hú, tiếng ve
- Sắc màu rực rỡ: Vàng của bắp, hồng của nắng
- Hương vị ngọt ngào: Chín, ngọt
- Không gian: Cao rộng, sáo diều chao lượn tự do…
- Có gì đặc biệt trong việc miêu tả cảnh mùa hè ở đây?
Sử dụng các từ ngữ giàu màu sắc có sức gợi cảm
 (Tất cả được cảm nhận bằng thính giác và tâm tưởng của nhà thơ qua âm thanh tiếng chim tu hú) 
- Qua những cảm nhận đó em hình dung ntn về bức tranh mùa hè?
 - Từ đó giúp em nhận thấy điều gì trong tâm hồn của nhà thơ ntn?
- Hs đọc 4 câu thơ cuối
- Từ thế giới đẹp đẽ của hoài niệm trở về với thực tại nhà tù, tâm trạng của người tù được bộc lộ ntn?
- Phân tích nghệ thuật và rút ra nhận xét?
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp: 
 + Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ.
 + Khao khát tự do đến cháy bỏng.
- Nghệ thuật:
 + Nhịp thơ thay đổi bất thường: 
 2 – 2 – 2 ; 6 – 2 ; 3 – 3 ; 6 – 2 
 + Động từ mạnh: Đạp tan, chết uất
 + Từ ngữ cảm thán: Ôi, thôi, làm sao
-Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó?
- Ta có thể hình dung trạng thái tâm hồn tác giả như thế nào?
GV: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở cõu đầu và câu cuối rất khác nhau.
- Hai tâm trạng đó có gì giống và khác nhau ?Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để bày tỏ cảm xúc của nhân vật?
Điểm giống nhau ở 2 tiếng chim tu hú đó là: Đó là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình - người tù cách mạng trẻ tuổi.
Khác 
- ở câu thơ đầu tâm trạng người tù khi nghe tiếng Tu hú kêu là tâm trạng hoà hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống.
- ở câu thơ cuối, tiếng Tu hú gợi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng khắc khoải - tâm trạng của kẻ bị tước đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống . 
- >Vì 2 tâm trạng được khơi dậy từ 2 không gian hoàn toàn khác nhau: tự do và mất tự do.
- Em cảm nhận điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ “Khi con Tu hú”?
- Hai đoạn thơ (tả cảnh, tả tình) nhưng đều là tiếng nói của một tâm hồn. Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn ấy? 
- Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống
- Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt 
- Hồn thơ tranh đấu tự do
- Đó là hồn thơ cách mạng 
- Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì?
- Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà uyển chuyển
- Lời thơ thiết tha giàu cảm xúc
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, có sức gợi tả. Miêu tả đối lập.
- Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Qua bài thơ, em 
cảm nhận được những điều cao đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ cách mạng Tố Hữu?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh mùa hè
=> Một mùa hè đẹp đẽ, tươi thắm, lộng lẫy, thanh bình, là khung trời tự do tràn đầy sức sống, biểu hiện của sự sống đang sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào.
=> Sự cảm nhận tinh tế, một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống.
2, Tâm hồn nhà thơ
- Ngột ngạt, uất ức vì bị giam cầm trong lao tù chật chội, thiếu sự sống.
- Tâm hồn đầy nhiệt huyết sống, khao khát tự do cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do.
* Ghi nhớ/20
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành
- Thời gian: 3p
gv gọi 1 hs đọc diễn cảm bài thơ
kể tên một số bài thơ hoặc đọc một vài câu thơ viết về cảnh sắc mùa hè, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước mà em biết(thuộc)
III. Luyện tập
Bài tập 1
Đọc diễn cảm
Bài tập 2
- Bếp lửa- Bằng Việt
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học thuộc bài thơ
- Sưu tầm thơ Tố Hữu
- Chuẩn bị bài Câu nghi vấn
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 78.doc
Giáo án liên quan