Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 77
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thấy được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này nói riêng là: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Thấy được hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm súc trong sáng tha thiết.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Biết yêu quê hương và trân trọng tình yêu quê hương đằm thắm của mọi người.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án + chân dung nhà thơ Tế Hanh + tư liệu tham khảo liên quan
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Ngày soạn: 3/1/2014 Ngày giảng: 8A: /1/2014 8B: /1 /2014 Tiết 77 QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Thấy được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này nói riêng là: tình yêu quê hương đằm thắm. - Thấy được hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm súc trong sáng tha thiết. 2. Kỹ năng - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ - Biết yêu quê hương và trân trọng tình yêu quê hương đằm thắm của mọi người. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Giáo án + chân dung nhà thơ Tế Hanh + tư liệu tham khảo liên quan… HS: SGK +Vở ghi +bài soạn C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về các giá trị tốt đẹp của quê hương tù túng. - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kĩ năng tự quản bản thân: Trân trọng quê hương, làm được việc có ích cho làng quê. D. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p’ Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ Nhớ rừng, nêu nội dung? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Xuất hiện ở chặng cuối của phong trào thơ mới nhưng thơ Tế Hanh nhanh chóng được công chúng biết đến với các bài thơ mang nặng tình cảm quê hương. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ Quê hương. * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản. - Phương pháp: Trình bày, giới thiệu - Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc chú thích. - Trình bày sự hiểu biết của em về nhà thơ Tế Hanh? - Thơ Tế Hanh đề tài rộng nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài thơ viết về quê hương -> quê hương là cảm hứng chủ đạo trong thơ ông. - GV giới thiệu về bài thơ. - GV nêu yêu cầu đọc - đọc mẫu. - Nêu nhận xét về thể thơ? GV: Quê hương là một bài thơ trữ tình diễn tả tình cảm quê hương của một con người. - Trong tình cảm đó có: Hình ảnh quê hương, nỗi nhớ quê hương. - Hãy xác đình các phần thơ tương ứng với hai nội dung trên? - Theo em mỗi nội dung đó được thể hiện bằng phương thức biểu đạt chính nào? biểu cảm, miêu tả GV: Bài thơ có tên là quê hương - Theo em có thể đặt cho bài thơ các tên khác được không? - Làng tôi… I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tế Hanh sinh năm (1921- 2009), quê ở Quảng Ngãi. - Thơ ông chan chứa tình yêu quê hương thắm thiết. 2 Tác phẩm - “Quê hương” là bài thơ thuộc phong trào thơ mới. - Bài thơ thuộc thể thơ 8 chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và vần liền. - Bố cục: 2 phần P1: Từ đầu -> thớ vỏ P2: Tiếp -> Hết * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảm nhận hình ảnh và nỗi nhớ quê hương. - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, bình. - Thời gian: 25p GV: Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết: - Qs hai câu đầu bài thơ - Hai câu thơ này mang nội dung gì? Tác giả giới thiệu chung về làng quê Làng làm nghề chài lưới - Em thấy lời giới thiệu này ntn? giản dị, đúng với thực tế ? Đặc trưng công việc của làng chài là gì? ra khơi đánh cá GV: Hình ảnh làng chài lưới được vẽ bằng hai nét cảnh: - Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá - Cảnh thuyền và người về bến. - Cảnh dân chài ra khơi được miêu tả trong thời gian, không gian nào? - Cảnh tượng sớm mai gợi liên tưởng gì? không gian thoáng đãng, sáng sủa-> mở ra trước mắt người đọc về một ngày lao động mới mang theo hi vọng tràn đầy về chuyến đi bình an, hiệu quả - Hoạt động ra khơi được miêu tả qua những hình ảnh thơ nào? Hs tìm các câu thơ minh họa - Hình ảnh nổi bật: Chiếc thuyền và cánh buồm. “Chiếc thuyền…giang” - Nét nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong các hình ảnh thơ trên?Nêu tác dụng? - Hình ảnh so sánh (Con tuấn mã) và một loạt động từ mạnh hăng, phăng, vượt…-> Diễn tả thật ấn tượng gợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi Gv bình ngắn: Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mở ra trước mắt chúng ta cảnh tượng một bầu trời cao, trong xanh nhuốm nắng hồng trong đó nổi bật lên hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, vừa là bức tranh lao động với hình ảnh các chàng trai khỏe khoắn trong một sáng bình minh dạt dào sức sống. Chú ý hai câu tiếp cánh buồm... góp gió - Có gì độc đáo trong việc miêu tả ở hai câu thơ này? - Dùng phép so sánh và ẩn dụ, gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn sự sống của làng chài(con thuyền ở đâu làng chài ở đó, sự gắn kết không tách rời-> đặc trưng của làng nghề chài lưới). -> Cảm xúc phấn chấn, tin yêu, tự hào về quê hương. - Đọc đoạn thơ tả cảnh thuyền về bến - Cảnh tượng nào được miêu tả trong đoạn thơ này? - Tìm các chi tiết tiêu biểu? Đó là những chi tiết nào? + Dân làng tấp nập chào đón + Cá đầy nghe + Hình ảnh người đi biển về da rám nắng…xăm. + Hình ảnh con thuyền. - “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Không khí ồn ào tấp nập đón ghe về cùng với lời tâm niệm: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Cho thấy cuộc sống của người dân chài như thế nào? - Người dân chài vùng biển được gợi tả bằng chi tiết điển hình nào? Nêu cảm nhận của em về người dân chài từ những chi tiết đó? -> Người đi biển lâu ngày tắm nắng gió ở những vùng đại dương xa xôi làm cho cơ thể khoẻ mạnh, rắn rỏi, khi họ trở về mang theo bên mình vị mặn mòi của biển. GV: Chất thực và chất thơ đã tạo nên một thân hình cường tráng, săn chắc đã được thử thách tôi luyện bằng sóng to gió lớn, bằng bao nhiêu bất trắc -> Hình ảnh người dân chài trở nên có tầm vóc phi thường. - Sau chuyến đi biển con người trở về, thuyền trở bề hình ảnh con thuyền sau chuyến đi được miêt tả ntn? Có gì đặc sắc về nghệ thuật trong lời thơ“Chiếc thuyền... vỏ” -> Phép nhân hoá: Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với sự sống con người nơi đây -> Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Từ đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn người viết những lời thơ trên? - Trong xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê nhà? - Tác giả nhớ: + Biển: Mầu nước xanh. + Cá: Cá bạc + Cánh buồm: Chiếc buồm vôi + Thuyền: Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi. + Mùi biển: Cái mùi nồng mặn quá. - Một cuộc sống ntn được gợi lên từ các chi tiết miêu tả nỗi nhớ của tác giả? Đẹp, yên bình, con người lao động cần mẫn - Có thể cảm nhận về cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ của tác giả ntn? -> Đây là nét đặc trưng riêng của làng biển, được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. - Em hiểu được tình cảm nào của người con xa quê? Em học tập được gì từ nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương từ bài thơ này? - Hình ảnh chân thực, vừa mới lạ, vừa khoẻ khoắn, các liên tưởng độc đáo, so sánh gợi cảm. - Đọc bài thơ quê hương, em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào của sự sống và lòng người? Biểu cảm trực tiếp tình cảm với quê hương, bày tỏ tấm lòng yêu quê hương chân thành,trong sáng, đằm thắm. II. Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh quê hương a. Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá + Con thuyền mang vẻ đẹp dũng mãnh khi lướt sóng ra khơi. + Cánh buồm trắng trên biển khơi là biểu tượng mang linh hồn, sự sống của làng chài. b. Cảnh thuyền và người về bến. - Một cuộc sống lao động với nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều lo toan. - Người dân lao động cần mẫn, miệt mài mang vẻ đẹp đặc trưng của biển cả. -> Tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế lắng nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật của quê hương. 2.Nỗi lòng của tác giả - Nhớ quê hương da diết. Luôn gắn bó thuỷ chung với quê hương cho dù xa cách. * Ghi nhớ/18 * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành - Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành - Thời gian: 3p gv gọi 1 hs đọc diễn cảm bài thơ kể tên một số bài thơ hoặc đọc một vài câu thơ viết về quê hương mà em biết(thuộc) III. Luyện tập Bài tập 1 Đọc diễn cảm Bài tập 2 - Quê hương- Giang Nam, Đỗ Trung quân Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh 4. Củng cố bài: 1p’ - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’ - Học thuộc bài thơ - Chuẩn bị bài Khi con tu hú * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 77.doc