Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 132
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học: giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác giả và tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các văn bản trên một số phương diện cụ thể.
- Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, giữa các tác phẩm văn học nước ngoài học ở lớp 7 và lớp 8.
3. Thái độ
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để so sánh nhận xét, đánh giá các tác phẩm văn học.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
Bài 33 Tiết 132 : Tổng kết phần văn( tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học: giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác giả và tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học. 2. Kĩ năng - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các văn bản trên một số phương diện cụ thể. - Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, giữa các tác phẩm văn học nước ngoài học ở lớp 7 và lớp 8. 3. Thái độ Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để so sánh nhận xét, đánh giá các tác phẩm văn học. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tự xác định giá trị 2. Kĩ năng hợp tác. 3. Kĩ năng lắng nghe tích cực 4. Kĩ năng giao tiếp. 5. kĩ năng quản lí thời gian III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động ( 1’) GV giới thiệu bài theo yêu cầu bài học . HĐ1. GV hướng dẫn học sinh luyện tập * Mục tiêu Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học: giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác giả và tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học. I/ Hệ thống các văn bản văn học nước ngoài H. Kể tên cac tác phẩm đã học nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ? - HS trả lời -> GV sửa cho học sinh bằng cách cho học sinh quan sát bảng hệ thống văn bản GV đã lập trên bảng phụ, học sinh theo dõi và sửa vào bài của mình. Tên văn bản Tên tác giả, thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Cô bé bán diêm An-đéc-xen; truyện cổ tích Lòng thương cảm sâu sắc với một em bé bất hạnh,chết cóng bên đường trong đêm giao thừa. Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí. Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-tet; tiểu thuyết phiêu lưu dài Sự tương phản nhiều mặt giữa Đôn-ki với Xan trô cả hai đều có những điểm tốt đáng quý bên cạch những điểm đáng trách, đáng cười. Nghệ thuật miêu tả theo trình tự thời gianvà dựa trên sự đối lập tương phản , giọng điệu hài hước giễu nhại. Chiếc lá cuối cùng O hen –ri; Truyện ngắn hiện thực Tình yêu thương cao cả đối với những nghệ sĩ nghèo. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần, hình ảnh chếc lá cuối cùng Hai cây phong Ai- ma- tốp; Truỵện ngắn Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy Đuy –senthời thơ ấu của tác giả Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ *Lưu ý: Văn bản ngao du được ôn tập ở phần văn nghị luận nên giáo viên chỉ nhắc lại mà không cần cho học sinh ghi H.Kể tên các văn bản nhật dụng đã học và cho biết chủ đề , nghệ thuật của các văn bản? II/ Hệ thống các văn bản nhật dụng Tênvăn bản Tác giả Chủ đề đặc điểm thể loại nghệ thuật Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Theo tài liệu của sở khoa học- công nghệ Hà Nội - Tuyên truyền phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất- ngôi nhà chung của chúng ta . Thuyết minh(giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị) Ôn dịch, thuốc lá Theo Nguyễn Khắc Viện(từ thuốc lá đến ma tuý-bệnh nghiện) Giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch.vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người Giải thích và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi,hiển nhiên để cảnh báo con người Bài toán dân số Theo Thái An , báo GD và TĐ số 28, 1995 Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triểm loài người. Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc , tác giả đưa ra một con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm. H. Nhớ lại các văn bản nhật dụng đã học ở chương trình lớp 6,7? Lớp 6: 1. Bảo vệ danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử: - Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. - Động Phong Nha 2.Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc: - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Lớp 7: 3. Nhà trường và gia đình - Cổng trường mở ra - Cuộc chia tay của những con búp bê 4. Giữ gìn và bảo vệ văn hoá, phong tục cổ truyền dân tộc - Ca huế trên sông hương 4/ Củng cố: GV hệ thống lại bài 5/ Hướng dẫn học tập - HS về nhà tiếp tục ôn tập phần tập làm văn + Yêu cầu trả lời các câu hỏi theo nội dung SGK
File đính kèm:
- 125 tt.doc