Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản. Giúp hs nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu đư¬ợc sgk dẫn ra.

- Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những tr¬ường hợp tương tự khi nói và viết.

2. Kĩ năng

- Phát hiện và chữa được các lỗi liên quan đến lôgic.

3. Thái độ:

- Tự giác học tập

II. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, bài tập có mắc lỗi lo- gic.

HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/4/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 125
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT CHO HỌC SINH
	(lỗi lo - gíc)
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản. Giúp hs nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được sgk dẫn ra. 
- Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và chữa được các lỗi liên quan đến lôgic.
3. Thái độ: 
- Tự giác học tập
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, bài tập có mắc lỗi lo- gic.
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	8A:.............................8B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
- Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tổ chức cho hs làm bài tập
- Mục tiêu: Học sinh quan sát và phát hiện lỗi diễn đạt, sửa lại cho phù hợp.
- Phương pháp: Trình bày, nhận xét
- Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn
- Gv. Cần chú ý mối qhệ về nghĩa các từ, cụm từ ở trong câu. Khi viết câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
- Gv. Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
? Phạm vi nghĩa của từ “thanh niên” có bao hàm phạm vi nghĩa của từ “bóng đá” không? Có thể thay bằng từ nào?
- Gv. Khi viết một câu kiểu kết hợp “A, B và C” (quan hệ đẳng lập) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc trường từ vựng biểu thị những khái niệm cùng một phạm trù.
? “Lão Hạc, Bước đường cùng” có cùng trường từ vựng với “Ngô Tất Tố” không?
- Gv. Trong câu hỏi lựa chọn “A hay B” thì A, B không bao hàm nhau.
? Từ “trí thức”, “bác sĩ” có mối quan hệ về nghĩa như thế nào?
- Gv. Khi viết kiểu câu có sự kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A, B không bao hàm nhau.
- Gv. Dụng ý người viết: Có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả. Nên “cao gầy” không thể đối lập với đặc trưng “mặc áo carô”
- Gv. “Nên” là một quan hệ từ nối các vế có quan hệ nhân quả. 
? Em hãy tìm hiểu mối qhệ về nghĩa của hai cụm từ “có hại cho sức khoẻ” và “làm giảm tuổi thọ con người”?
- Hs. Tìm những lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn số 6 của mình.
- Gv. Hướng dẫn cho hs chữa những lỗi đó.
Bài 1
a, A(quần áo, giầy dép), B (đồ dùng h/tập) thuộc hai loại khác nhau. B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.
* Sửa:
- Chúng em ... giầy dép và đồ dùng học tập.
- Chúng em ... giầy dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
b, Phạm vi nghĩa của từ “Thanh niên” không bao hàm phạm vi nghĩa của từ bóng đá.
- Sửa: Thay từ “thanh niên” bằng “thể thao”.
c, “Lão Hạc, Bước đường cùng” không cùng trường từ vựng với “Ngô Tất Tố”.
* Sửa:
- Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố đã …
- Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn …
d, Phạm vi nghĩa của “trí thức” bao hàm nghĩa của “bác sĩ” → Không thể dùng trong quan hệ lựa chọn.
- Sửa: Em muốn trở thành một kĩ sư hay một bác sĩ?
e, Phạm vi nghĩa của “nghệ thuật” bao hàm nghĩa của “ngôn từ”.
- Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g, “Cao gầy” không cùng trường từ vựng với “mặc áo ca rô” → phải thay từ ngữ miêu tả đặc điểm của một 
người.
* Sửa: 
- ... một người thì mặc áo xanh, còn một người thì mặc áo ca rô.
- … một người thì cao gầy, còn một người thì thấp béo.
h, Đức tính “rất mực yêu thương chồng con” không phụ thuộc vào đức tính “cần cù chịu khó” → không thể xác lập qhệ nhân -quả.
- Sửa: thay “nên” bằng từ “và”
i, Hai vế không thể nói với nhau bằng “nếu... thì …” được.
- Sửa: thay từ “có được” bằng “hoàn thành được”
k,Các cụm từ “sức khoẻ”, “tuổi thọ” không có quan hệ nghĩa rộng - hẹp với nhau.
- Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
Bài 2. Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học 
5. Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục tự rèn kỹ năng diễn đạt trong lời nói, bài viết.
- Chuẩn bị bài Ôn tập tiếng Việt học kỳ II
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 125.doc
Giáo án liên quan