Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn

- Hệ thống hóa văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Sơ giản về thể loại thơ đường luật và thơ mới.

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

3.Thái độ

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 04/ 2013
Ngày giảng: 18/ 04/ 2013
Bài 31
Tiết 125: Tổng kết phần văn
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn
- Hệ thống hóa văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ đường luật và thơ mới.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
3.Thái độ
 Có ý thức tự giác, tích cực trong quá trình ôn tập.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’) Sau hai học kì học phân môn văn giờ học này chúng ta cùng nhau hệ thống hóa lại tất cả các kiến thức đã học nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đã học trong hai học kì qua. 
Hoạt động 1. ôn tập
I. Bảng hệ thống các văn bản thơ Việt Nam đã học từ bài 15 
TT
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Bài 15
PBC
1867- 1940
Thất ngôn b át cú ĐL
khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung đường hoàn, vượt lên trên cảnh ngục tù của người chí sĩ yêu nước CM
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2
Đập đá ở côn lôn
Bài 15
Phan Châu Trinh
1872- 1926
Thất ngôn b át cú ĐL
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, CM trên đảo Côn Lôn
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
3
Muốn làm thằng cuội
Bài 16
Tản Đà 1889- 1939
Thất ngôn b át cú ĐL
Tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn, siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu.
4
Hai chữ nước nhà
Bài 17
Trần Tuấn Khải
1895- 1983
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
5
Nhớ rừng
Bài 18
Thế Lữ 1907- 1989
Thơ mới tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, k hơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản đối lập, nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
6
Ông đồ
Bài 18
Vũ Đình Liên 1913- 1996
Thơ mới ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.
Bình dị, cô đọng, hàm súc, đối lập tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh gợi tình.
7
Quê hương
Bài 19
Tế Hanh
1921
Thơ mới tám chữ
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.
8
Khi con tu hú 
Bài 19
Tố Hữu 1920- 2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
9
Tức cảnh Pác Bó
Bài 20
HCM 1989- 1969
Thất ngôn tứ tuyệt
ĐL
Tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người làm CM và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy, miêu tả vừa cổ điển vừa hiện đại.
10
Ngắm trăng
Bài 21
HCM 1989- 1969
Thất ngôn tứ tuyệt
Chữ Hán
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của BH ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập.
11
Đi đường
Bài 30
HCM 1989- 1969
Thất ngôn tứ tuyệt
Dịch lục bát
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian khổ chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ, bài thơ.
II. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16, 17 và 18, 19
Bài 15, 16, 17
 Thơ cũ ( cổ điển) hạn định về số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽm, gò bó: Đường luật, thể thơ dân tộc: song thất lục bát, lục bát
Bài 18, 19
 Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng tự do.
 Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu: lời thơ tự nhiên bình dị, giảm tính công thức ước lệ.
 Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống, nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
* Riêng với thơ Tố Hữu, ở bài khi con tu hú( nội dung CM hình thức thơ mới)
- Thơ mới chỉ còn là một phong trào ở VN ( 1932- 1945)
Hoạt động 2. Luyện tập
III. Luyện tập
* Mục tiêu
- Trình bày cảm nhận về một số đoạn thơ trong văn bản đã học
- Phân tích chứng minh một số đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản thơ đã học theo yêu cầu.
- So sánh và rút ra nhận xét về cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân văn truyền thống trong một số tác phẩm đã học.
H.So sánh điểm chung của 3 văn bản trên?
- HS trả lời, GV chốt
- Hs trình bày cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích
- Gv nhận xét.
1/ Những điểm chung cơ bản trong các bài thơ cảm tác, đập đá, ngắm trăng,đi đường.
- Đều là thơ tù, của người tù viết trong tù ngục.
- Tác giả là những chiến sĩ yêu nước cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời đều là những nhà nho tinh thông hán học.
- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng.
- sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ nguy hiểm của cuộc sống tù đầy.
- giữ vững phong thái bình tĩnh ung dung trong thử thách.
- Khao khát tự do tinh thần lạc quan cách mạng.
2/ Trình bày cảm nhận của em về một đoạn thơ đã học
4.Củng cố( 1’)
- GV hệ thống lại bài theo nội dung ôn tập
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà tiếp tục ôn tập các văn bản đã học văn nghị luận so sánh văn nghị luận với các loại văn khác
- Tiết sau tiếp tục ôn tập các văn bản thơ đường

File đính kèm:

  • doctiet 125a.doc
Giáo án liên quan