Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 116
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài nghị luận(giải thích, chứng minh) .
- Củng cố kiến thức về bố cục và các kỹ năng và phương pháp làm bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ:
- Có ý thức trau dồi cách viết văn nghị luận.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài.
2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết
`Ngày soạn: 24/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 116 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức về kiểu bài nghị luận(giải thích, chứng minh) . - Củng cố kiến thức về bố cục và các kỹ năng và phương pháp làm bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi cách viết văn nghị luận. * Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài. 2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2. GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài - Mục tiêu: Gv tổ chức cho hs xây dựng lại dàn bài - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 10’. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu Hs nhắc lại đề bài. Ở câu hỏi 1,2 gv yêu cầu hs trả lời, gv bổ sung khẳng định đáp án đúng GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài chi tiết ở câu hỏi số 3 - Em cần xây dựng bố cục bài viết ntn? I. Xây dựng dàn bài Đề bài: Đề 1: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Đề 2: Dựa vào các bài “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy chứng minh rằng: Những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn chăm lo đến việc hạnh phúc lâu bền của muôn dân. - Kiểu bài: nghị luận. - Phạm vi: Các văn bản đã học II. Dàn bài Đề 1 Mở bài: Khẳng định học đi đôi với hành là một quan điểm đúng đắn mang lại hiệu quả cho người học. Thân bài: Trình bày các luận điểm Giải thích học là gì? Hành là gì? Thế nào là học đi đôi với hành(lấy ví dụ chứng minh) Mối quan hệ giữa học và hành. Hiệu quả của việc thực hiện học đi đôi với hành.Làm thế nào để thực hiện được học đi đôi với hành. Kết bài: Vai trò của học và hành trong thực tế Đề 2 Mở bài: - Khẳng định công lao của hai vị anh hùng dân tộc(Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. - Khái quát phẩm chất cao đẹp của họ Thân bài: - Người lãnh đạo anh minh + Biết nhìn xa trông rộng: + Nêu cao ý thức trách nhiệm với đất nước: - Người lãnh đạo yêu nước thương dân + Lo lắng cho số mệnh của dân tộc, quốc gia. Đau lòng trước sự sỉ nhục của kẻ địch, trước số vận ngắn ngủi của đất nước. + Tìm ra hướng đi thuận lợi nhất để dân có được cuộc sống ấm no, thái bình. Kết bài: Ca ngợi những tấm gương anh hùng vì nước vì dân. Phấn đấu học tập noi gương các anh hùng dân tộc. * Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá chung - Mục tiêu: Gv đánh giá trình tự bài làm, chỉ ra các ưu khuyết điểm HS nhận ra ưu, khuyết điểm. - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 15’. - Trả bài cho HS. - Nhận xét chung về bài làm của HS:Ưu điểm: - Hiểu đề và làm đúng yêu cầu của đề bài. - Biết dùng lí lẽ để lập luận; hiểu khá tốt về vấn đề nghị luận. - Bài làm có bố cục ba phần rõ ràng, đúng theo yêu cầu của văn nghị luận. - Những em có ý thức làm bài tốt: Lợi, Phượng, Thúy Nhược điểm: - Nhiều bài phần mở bài chưa đúng nhiệm vụ( chưa nêu rõ vấn đề nghị luận). - Trình tự lập luận chưa đầy đủ, chưa sâu sắc; có những chỗ chỉ là lí thuyết sáo rỗng, không thuyết phục, thiếu dẫn chứng. - Nhiều em chưa có thói quen và kĩ năng lập dàn bài trước khi làm nên bài viết chưa sâu, chưa đầy đủ; lập luận chưa chặt chẽ. - Có những em rất lười suy nghĩ, lười học, không tự giác làm bài. - Còn mắc lỗi về dấu câu, dùng từ, chính tả, quan hệ từ, liên kết. * HS nghe đọc bài văn đạt điểm khá, giỏi: - Phượng, Lợi, Dũng Tổng hợp điểm Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm Yếu 8A 8B II. Trả bài 1. Nhận xét - Ưu điểm - Nhược điểm 2. Nghe bài mẫu * Hoạt động 4. HDHS chữa lỗi trong bài kiểm tra - Mục tiêu: Biết sửa lại các lỗi đã mắc về việc dùng từ, câu, diễn đạt, liên kết câu, đoạn - Phương pháp: Trình bày, thực hành - Thời gian: 15’ - HS trao đổi bài để nhận xét, tìm cách sửa chữa lỗi: Gv hướng dẫn chữa lỗi Gv nêu ví dụ lỗi: Lỗi chính tả: Dùng từ, diễn đạt: nhương, dất, chong + CDĐ và HTS là những vb nói về việc bảo vệ đất nước hai vb này dc lưu giữ vào trong sổ sách và dc hs biết đến, họ là chủ tướng vĩ đại của đất nước ta. + LCU là người cha thứ hai + LCU đã không ăn uống gì + Họ đã vì tổ quốc VN mà quên ăn quên ngủ, ruột đau như cắt để bảo tồn tổ quốc VN + Đế quóc Nguyên- Mông + Họ là những vị vua rất yêu tổ quốc III. Chữa lỗi Chữa lỗi chính tả, liên kết, diễn đạt, trình bày, dùng từ… 4. Củng cố: Gv khái quát bài học, yêu cầu Hs chú ý hơn về dàn ý, diễn đạt, tách đoạn văn 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài tiếp theo “Tìm hiểu yếu tố miêu tả, tự sự…..” Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 116.doc