Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 113
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn NL mà các em đã học trong tiết tập làm văn tr¬ước
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đ¬ưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
2. Kĩ năng
- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
3, Thái độ : Học tập nghiêm túc
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Ngày soạn: 15/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 113 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn NL mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc. 2. Kĩ năng - Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận. 3, Thái độ : Học tập nghiêm túc * Kĩ năng sống: - Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo, giải quyết vấn đề. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo Học sinh: Đọc trước bài C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: - Yếu tố biểu cảm có vai trò ntn trong bài văn nghị luận? - Người viết cần phải làm gì để bài văn NL có sức biểu cảm cao? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. - Mục tiêu: Biết cách sắp xếp luận điểm và đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hs trình bày bài đã chuẩn bị ở nhà: Gọi hs khác nhận xét và bổ sung gv chốt ý đúng Để làm sáng tỏ vđ trên, cách sắp xếp các luận điểm (trong sgk) có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa ntn? - Nhận xét: Các luận điểm ở sgk khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần còn lộn xộn. - Gv. Lưu ý hs. + Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh, không có dẫn chứng thì luận điểm cũng chẳng thể làm sáng tỏ được. Khi đưa ra dẫn chứng người viết cần nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu luận điểm. + Các luận điểm cần phải sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, để có thể làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ. Như vậy cần sắp xếp lại theo dàn bài ? Nếu viết một bài văn NL, em sẽ lần lượt làm những việc gì? * Khi làm bài văn NL cần phải biết: - Bài làm cần làm sáng tỏ vđ gì, cho ai? - Cần phải làm theo kiểu lập luận nào? - Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận CM. - CM không phải là liệt kê d/c mà người CM phải nêu ra ý kiến, qđ của mình - nêu luận điểm. - Hs. Đọc đoạn văn 2a. Thảo luận. ? T/g đã đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn bằng cách nào? - Hs. Đọc đoạn văn 2b. Thảo luận. ? Trong đoạn văn ấy, em thực sự muốn biểu hiện tình cảm gì? ? Em thấy đoạn văn 2b sgk có biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm của em không? ? Nếu phải trình bày LĐ: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. LĐ ấy gợi cho em cảm xúc gì? ? Em có định dùng những từ ngữ, những cách đặt câu mà sgk gợi ý không? ? Em có cần sửa lại các từ ngữ, cách đặt câu đó hay không và sửa lại thế nào? ? Đoạn văn đó đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa? ? Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa, hay còn khuôn sáo? Gv cho hs trình bày đoạn văn đã viết lại và nhận xét, cho diểm (nếu đạt) - Đv tham khảo (SGV/tr109) - Gv. Gợi ý bài 3. Bài tập 1 Lập dàn ý cho bài văn nghị luận Đề bài Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh” Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết. - Nên sửa như sau: A. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan B. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể. (1) Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp ta thêm khoẻ mạnh. (2) Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: - Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. - Có thêm tình yêu đv thiên nhiên, với quê hương đất nước. (3) Về kiến thức: ~ có thể giúp ta: - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe. - Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở của nhà trường. C. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hđ tham quan. Bài 2. Tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài NL. a. T/g đưa yếu tố biểu cảm bằng: + Từ biểu cảm: Biết bao, niềm vui sướng, mơ màng, sung sướng … + Câu cảm thán (câu cuối) + H/ảnh đối lập: người trong xe và người đi bộ. b. Luận điểm: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. Bài 3. - Phát triển các luận cứ: + Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thắm đượm tình người. + Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do, với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương - Yếu tố biểu cảm: + Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn, rạo rực, cùng lo lắng… - Cách đưa: Có thể ở cả 3 phần 4. Củng cố: Khắc sâu kiến thức những điều cần lưu ý đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập văn nghị luận. Tập xây dựng và viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm. - Chuẩn bị bài kiểm tra văn * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIET 113.doc