Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 111
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chungg
- Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp.
- Có thái độ sử dụng từ ngữ đúng mực trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
Vai xã hội trong hội thoại.
b. Kĩ năng
Xác định được các vai xã hội trong hội thoại.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy lo gic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. ĐỒ DÙNG
Ngày soạn: 22/ 03/ 2013 Ngày giảng: 25/ 03/ 2013 Bài 26 tiết 111: hội thoại I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chungg - Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp. - Có thái độ sử dụng từ ngữ đúng mực trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức Vai xã hội trong hội thoại. b. Kĩ năng Xác định được các vai xã hội trong hội thoại. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng tư duy lo gic 4. Kĩ năng quản lí thời gian III. Đồ dùng bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1.Tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra ( 5’) H.Cách dùng các kiểu hành động nói? Cho ví dụ? - có hai cách thực hiện hành động nói + Trực tiếp: thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó. + gián tiếp: được thực hiện bằng kiểu câu khác. VD học sinh tự làm 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1. Khởi động ( 1’) Trong cuộc sống mỗi con người đều có những mối quan hệ xã hội rộng, hẹp, thân, sơ khác nhau, những mối quan hệ phức tạp và tinh tế. Một người có thể có địa vị trong xã hội nhưng khi về đến nhà chỉ là con cái, một người là cha mẹ nhưng khi đến cơ quan với con cái chỉ là đồng nghiệp. Những vị trí xã hội, cơ quan, gia đình được coi là vai của mỗi người, khi họ tham gia giao tiếp. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu Vai xã hội trong hội thoại. * Cách tiến hành - HS đọc bài tập trên bảng phụ - Thảo luận nhóm theo câu hỏi sgk H. Trong đoạn trích có những nhân vật nào tham gia hội thoại? - Người cô và bé Hồng Khi bà cô nói chuyện với Hồng thì “vai” của bà cô là “cô” - Vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác -> vai XH H.Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên? ai ở vai dưới? H.Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách? - Cách đối xử của người cô với bé Hồng là thiếu thiện chí vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt. H. Tìm những chi tiết cho thấy chú bé Hồng cố gằng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? Vì sao bé Hồng phải làm như vậy? - Tôi cúi đầu không đáp… tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất…cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng… =>Chú bé Hồng phải im lặng vì biết mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên. GV tiếp tục cho học sinh quan sát trên bảng phụ và cho biết mối quan hệ: a/ A. Sao hôm qua cậu không đi học? B. Tớ bị ốm. b/ A. Hôm qua mày bị làm sao thế? B.Tao bị ngã xe. H.Quan hệ giữa hai người tham gia hội thoại trên là quan hệ gì? - Quan hệ ngang hàng. - Quan hệ thân- sơ H. Khi giao tiếp chúng ta cần lưu ý điều gì? H.Qua tìm hiểu bài tập em cho biết thế nào là vai xã hội và vai xã hội được thực hiện bằng các quan hệ xã hội nào? - HS trả lời - GV chốt - HS đọc ghi nhớ và cho biết những điều cần nắm được trong ghi nhớ. Hoạt động 3. Luyện tập * Mục tiêu - Xác định vai xã hội, thái độ của một người với người đối thoại trong văn bản cụ thể - Xác định vai xã hội, thái độ của người đối thoại trong một cuộc đối thoại qua một đoạn truyện đã học hoặc qua một tình huống có thực trong cuộc sống. * Cách tiến hành + Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 + Học sinh thực hiện giải bài tập + GV chữa - Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 - Học sinh thảo luận nhóm 8/ 5’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chữa - Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3 - Hs thực hiện tự thuật một cuộc trò chuyện có nội dung lành mạnh - HS thực hiện, Gv bổ sung nếu cần Trong một buổi sinh hoạt lớp bạn Lan lớp trưởng đứng lên chủ trì buổi sinh hoạt - Giới thiệu với các bạn hôm nay lớp ta được vinh dự đón cô giáo chủ nhiệm đến dự sinh hoạt lớp. Các bạn trong lớp đồng thanh - Chúng em chào cô ạ. + Đối với cô giáo chủ nhiệm Lan và các bạn trong lớp là vai học trò + Đối với các bạn trong lớp Lan là vai ngang hàng. 18’ 18’ I.Vai xã hội trong hội thoại 1. Bài tập: tìm hiểu vai hội thoại trong đoạn trích sgk - Người cô và bé Hồng Khi bà cô nói chuyện với Hồng thì “vai” của bà cô là “cô” -> Vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác -> vai XH - Quan hệ giữa người cô và bé Hồng là quan hệ họ tộc + Người cô: vai trên + Bé Hồng: vai dưới - Quan hệ ngang hàng - Quan hệ thân- sơ - Khi tham gia hội thoại cần lựa chọn đúng vai để có cách nói phù hợp. 2.Ghi nhớ - Khái niệm vai xã hội và những điều cần lưu ý khi hội thoại. II. Luyện tập Bài tập 1. Tìm các chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo… - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo … Bài tập 2. a. - Xét về địa vị xã hội ông giáo có vị trí cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc. - Về tuổi tác thì Lão Hạc là bậc trên. b. Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm tay lão Hạc, mời lão Hạc hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Trong lời nói ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là ông con mình( thể hiện sự kính trọng người già), xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng) c. Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói ( thể hiện sự tôn trọng). đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói cũng xuề xòa ( nói đùa thế) thể hiện sự thân tình. - Qua cách nói của lão Hạc , ta thấy lão có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: cười thì chỉ cười đưa đà, cười gượng, thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng và tính khí khái của lão Hạc. Bài tâp 3. tự thuật một cuộc trò chuyện có nội dung lành mạnh 4.Củng cố( 1’) Gv hệ thống lại bài nhắc học sinh nắm chắc kiến thức bài học 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Học sinh về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ sgk - Tiếp tục xây dựng những đoạn tự thuật để từ đó xác định vai xã hội. - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
File đính kèm:
- tiet 111a.doc