Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 106, 107
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc g.thích) một v.đ xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
2. Kĩ năng:
- Viết bài văn nghị luận đúng yêu cầu
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc, tích cực viết bài
B. Chuẩn bị:
* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án.
* HS : Ôn tập
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
* KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn.
D.Tiến trình dạy và học:
Ngày soạn: 1/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 106,107 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc g.thích) một v.đ xã hội hoặc văn học gần gũi với các em. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. 2. Kĩ năng: - Viết bài văn nghị luận đúng yêu cầu 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc, tích cực viết bài B. Chuẩn bị: * GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án. * HS : Ôn tập C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn... D.Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Thiết lập ma trận: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Luận điểm trong văn nghị luận Nhớ được khái niệm luận điểm Hiểu được cách trình bày luận điểm trong bài văn, đoạn văn nghị luận Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Làm bài văn nghị luận Viết bài văn nghị luận chứng minh giải thích một vấn đề Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu:1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 3 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% * Đề bài 1 : * Lớp 8A Câu 1: Luận điểm là gì? Câu 2: Trong bài văn nghị luận luận điểm được trình bày ntn? Câu 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. * Đề bài 2: * Lớp 8B Câu 1: Luận điểm là gì? Câu 2: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần lưu ý điều gì? Câu 3: Dựa vào các bài “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy chứng minh rằng: Những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn chăm lo đến việc hạnh phúc lâu bền của muôn dân. Đáp án - Biểu điểm Đề 1 Lớp 8A Câu1: (2 điểm) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận. Câu 2: (1 điểm) Trong bài văn nghị luận luận điểm được trình bày thành một hệ thống: có luận điểm chính, luận điểm phụ. Luận điểm phải chính xác rõ ràng phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần đặt ra. Câu 3 (7 điểm) Mở bài: Khẳng định học đi đôi với hành là một quan điểm đúng đắn mang lại hiệu quả cho người học. Thân bài: Giải thích học là gì? Hành là gì? Thế nào là học đi đôi với hành(lấy ví dụ chứng minh) Mối quan hệ giữa học và hành. Hiệu quả của việc thực hiện học đi đôi với hành.Làm thế nào để thực hiện được học đi đôi với hành. Kết bài: Vai trò của học và hành trong thực tế Đề 2 Lớp 8B Câu 1 (1điểm) Như lớp 8A. Câu 2: (2 điểm) Cần thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Xác định cách trình bày đoạn văn(diễn dịch hoặc quy nạp) để đặt câu chủ đề. Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. Câu 3: (7 điểm) Mở bài: - Khẳng định công lao của hai vị anh hùng dân tộc(Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. - Khái quát phẩm chất cao đẹp của họ: Có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, hết mình vì hạnh phúc của nhân dân, có tinh thần yêu nước sâu sắc. Thân bài: Trình bày được các luận điểm: Người lãnh đạo anh minh + Biết nhìn xa trông rộng: Trần Quốc Tuấn nhìn thấy nguy cơ mất nước, Lí Công Uẩn nhìn thấy số mệnh của nước nhà trên địa thế chật hẹp. + Nêu cao ý thức trách nhiệm với đất nước: LCU đưa ra quyết định chuyển kinh đô để thay đổi vận mệnh, tìm cơ hội phát triển, TQT nêu ra mối lo lắng trước tinh thần chủ quan, ham chơi của tướng sĩ. Chỉ ra con đường đúng đắn nhất cho tướng sĩ noi theo... Người lãnh đạo yêu nước thương dân + Lo lắng cho số mệnh của dân tộc, quốc gia. Đau lòng trước sự sỉ nhục của kẻ địch, trước số vận ngắn ngủi của đất nước. + Tìm ra hước đi thuận lợi nhất để dân có được cuộc sống ấm no, thái bình. Kết bài: Ca ngợi những tấm gương anh hùng vì nước vì dân. Phấn đấu học tập noi gương các anh hùng dân tộc. 4. Củng cố: Gv thu bài nhận xét 5. Hướng dẫn học về nhà: - Tiếp tục ôn tập văn nghị luận - Chuẩn bị: Hội thoại * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 106,107.doc