Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 104, 105
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tp, vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Hướng dẫn hs đọc văn bản, hiểu nội dung ý nghĩa của vb.
- Tìm hiểu bố cục của vb. Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn bản chính luận
Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Những năm 20 của TK XX là thời kì hđ sôi nổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Trong những hđ cách mạng ấy có sáng tác văn chương ... “Thuế máu” là chương đầu tiên của “Bản án chế độ...”, t/g tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được thời điểm sáng tác văn bản, nội dung phản ánh cơ bản. - Phương pháp: Trình bày, giới thiệu - Thời gian: 10 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gv. Giới thiệu t/g NAQ. - Cách đọc: khi mỉa mai châm biếm; khi đau xót, đồng cảm; khi căm hờn phẫn nộ… - Gv. Đọc đoạn đầu. - Hs. Đọc vb. Tìm hiểu chú thích. - Bản xứ, tạp dịch, huynh đệ tương tàn, quả phụ. ? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? ? Vb đề cập tới vấn đề gì? (Thuế máu đề cập đến vấn đề thực dân Pháp bắt lính ở các nước thuộc địa đưa sang Pháp để làm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? Theo em “Thuế máu” thuộc kiểu văn bản nào? Hãy giải thích? - Mục đích chính trị: Tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các thuộc địa Á - Phi, bước đầu vạch ra con đường cách mạng đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho nhân dân đất nước thuộc địa. ? Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản? (Tên chương thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ của t/g → có t/d khắc sâu thành ấn tượng sâu sắc và sức tố cáo mạnh mẽ, tên các phần → lôgic) ? Văn bản có bố cục mấy phần? ? Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”? -> Nhan đề gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu, chục triệu ndlđ nghèo khổ ở các nước bản xứ. I. Đọc - hiểu văn bản 1. Tác giả - NAQ là tên gọi của Bác Hồ thời kì hđ ở Châu Âu vào những năm 20 của thế kỷ XX 2. Tác phẩm - Viết tại Pháp bằng tiếng Pháp (1925) - Tác phẩm gồm 12 chương. Đoạn trích là chương I Thể loại Văn nghị luận (Phóng sự + chính luận) - Đoạn trích có sự kết hợp giữa tính chất chính luận + trào phúng Bố cục (3 phần) Ý nghĩa nhan đề - Thuế máu: Thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Thấy được những mưu mô, thủ đoạn mánh khoé của chính quyền thực dân đối với các xứ thuộc địa. Giọng điệu mỉa mai châm biếm. - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Thời gian: 28 phút ? Trước chiến tranh bọn thực dân gọi dân thuộc địa ntn? ? Cách đối xử ấy chứng tỏ thái độ gì của thực dân? ? So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa trước khi có ch/tr và khi ch/tr xảy ra? ? Vì sao lại có sự thay đổi thái độ như vậy? ? Thái độ đó đã vạch trần bộ mặt thật của chính quyền thực dân là gì? ? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc ch/tr phi nghĩa được miêu tả ntn? - Hs tìm dẫn chứng ? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở đoạn này? (giọng văn vừa giễu cợt vừa xót xa: ấy thế mà ... lập tức ..., đi phơi thây ... bảo vệ Tổ quốc ...) ? Giọng điệu trào phúng thể hiện ntn? (Nghệ thuật trào phúng - đặc điểm của văn chính luận sắc sảo và hiện đại - nghệ thuật gây cười bằng mâu thuẫn trào phúng mang nhiều ý nghĩa. Đó là sự đối lập giữa bản chất tàn ác, dã man và những thủ đoạn lừa bịp giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp. Ca ngợi, hứa hẹn to tát hào nhoáng >< cái giá thật đắt mà hàng vạn dân thuộc địa phải trả. -> Luận cứ hùng hồn nhất để lật mặt nạ giả nhân, giả nghĩa của nhà cầm quyền thực dân trong cuộc chiến tranh đế quốc. II. Tìm hiểu văn bản 1. Chiến tranh và người bản xứ a. Thái độ của các quan cai trị - Trước ch/tranh: khinh bỉ, miệt thị, coi họ là giống người hạ đẳng, bị đánh đập. - Khi ch/tr bùng nổ: họ được tâng bốc, vỗ về, được phong những danh hiệu cao quí. => Lời nói tráo trở, lừa bịp à giọng điệu trào phúng sắc sảo b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa. - Xa gia đình, quê hương. - Đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền. - Là vật hi sinh cho kẻ cầm quyền. -> Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong các dân tộc thuộc địa. 4. Củng cố - Nhận xét về cách lập luận và NT châm biếm của tác giả ở phần I? 5. Hướng dẫn về nhà - Đọc lại văn bản - Chuẩn bị: Phần tiếp theo * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 1/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 105 THUẾ MÁU (Nguyễn Ái Quốc) (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc ch/tr tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của t/g. - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn bản chính luận. 3. Thái độ: - Yêu tự do, ghét chiến tranh, có ý thức đấu tranh chống lại sự giả dối, việc làm phi nghĩa B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Giáo án, tư liệu tham khảo HS: SGK +Vở ghi +bài soạn C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng giao tiếp, nhận thức,.. D. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p’ - Thái độ của các quan cai trị và số phận thê thảm của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Hiểu được thực chất của chế độ lính tình nguyện để thấy được bản chất lừa dối, nham hiểm, tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp; đặc sắc nghệ thuật trào phúng của văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giảng bình. - Thời gian: 35 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Nêu rõ cách thực hiện việc bắt lính của bọn thực dân? ?Em có nhận xét gì về hành động bắt lính của bọn thực dân? ? Thực tế người dân bản xứ có tình nguyện đi lính như lời tuyên bố của bọn thực dân không? ? Tìm những dẫn chứng trong bài để khẳng định rằng người dân thuộc địa không hề “tình nguyện”? (tìm cơ hội để trốn, tự huỷ hoại thân mình, bị xích tay, bị nhốt, biểu tình, bạo động đổ máu...) ? Từ những chứng cớ trên giúp em hiểu được điều gì về chế độ lính tình nguyện của thực dân Pháp? ? Thực chất đó là chế độ ntn? ? Hãy chỉ ra nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích? Nhan đề mang sắc thái trào phúng tự nhiên. Vì tình nguyện là tự giác, không bị bắt buộc… phấn khởi mà đi. Nhưng ở đây lại phải hiểu theo nghĩa ngược lại T/g còn sử dụng nhiều cụm từ mang ý mỉa mai - Cụm từ “vật liệu biết nói”: Thể hiện ý nghĩa trào phúng, mỉa mai sâu sắc. Bọn chủ thực dân coi người dân bản xứ chỉ như thứ đồ vật biết nói, như thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi. ? Mâu thuẫn trào phúng thể hiện ở đoạn 2 này có gì giống và khác nhau với đoạn 1? Khác: xoay quanh cái vạ mộ lính: bắt lính, tróc nã, tàn bạo, hoàn toàn cưỡng bức… Giống: Tiếp tục tuyên truyền bịp bợm về chế độ lính tình nguyện ? Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc ch/tr ntn? + Trước khi có ch/tr người dân thuộc địa được nhìn nhận ntn? + Sau khi nộp “thuế máu” trở về, họ có được nhìn nhận khác trước không? Cách đối xử của CQTD với họ ntn? - Họ trở lại “giống người bẩn thỉu” - Bị lột hết tất cả của cải, hành lí - Bị đánh đập một cách vô cớ. - Bị đối xử thật thô bỉ, tàn nhẫn. ? Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của chế độ thực dân trước và sau chiến tranh? Trái ngược nhau, bao nhiêu hứa hẹn nay im bặt, sự giả tạo còn được bộc lộ rõ hơn khi bọn thực dân bóc lột cả những tư trang cuối cùng của người lính, thậm chí còn đánh đập, hành hạ về thể xác tinh thần. Bỉ ổi hơn là hành động đầu độc cả một dân tộc khi cấp thẻ buôn bán thuốc phiện. + Cách nói, giọng điệu của t/g đã mang lại hiệu quả nghệ thuật ra sao cho đoạn trích 2? (Cách nói mỉa mai, sâu cay, đẩy mạnh hơn nt trào phúng - Đối lập giữa lời hứa hẹn mĩ miều với hành động thực tế - Hệ thống hình ảnh xác thực, có sức mạnh tố cáo. - Ngôn ngữ châm biếm mỉa mai... - Giọng điệu giễu cợt. - Dẫn chứng hùng hồn vạch trần bộ mặt gian dối, nham hiểm. → thấm thía, khắc sâu có sức tố cáo và lay động lòng người) ? Qua cách nói mỉa mai sâu cay đó ta thấy được số phận của người dân thuộc địa ntn? ? Tác giả kết thúc như thế nào? Cách kết thúc ấy có tác dụng gì? * Đoạn văn kết thúc, tác giả thể hiện niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao động bản xứ, vừa bước đầu nêu ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở đó, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của thực dân Pháp. ? Em có nhận xét gì về trình tự bố cục các phần trong chương? (hợp lí, lôgic được triển khai theo 3 phần bố cục theo trình tự thời gian: trước - trong - sau ch/tr => Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bản chất độc ác của thực dân Pháp được phơi bày. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được miêu tả cụ thể, sinh động) ? Phân tích NT châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của t/g thể hiện qua cách xây dựng h/a, qua giọng điệu? + Xây dựng một hệ thống h/a sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo. + Ngôn từ trào phúng, châm biếm. + Giọng điệu trào phúng đặc sắc. - Luận cứ phong phú, chuẩn xác; lập luận chặt chẽ ? Tính chiến đấu, cách mạng rất cao, rất mạnh của “Bản án…” nói chung, chương 1 “Thuế máu” nói riêng cũng được thể hiện ntn? - Tố cáo, kết án đanh thép tội ác và bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa qua chính sách bắt lính. - Cảm thương, thương xót người dân thuộc địa, bước đầu vạch ra cho họ con đường đấu tranh vì độc lập, tự do, con đường cách mạng. II. Tìm hiểu văn bản 2. Chế độ lính tình
File đính kèm:
- tiet 104,105.doc