Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 44

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được đặc điểm, vai trò tác dụng của văn bản thuyết minh

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 -Đặc điểm của văn bản thuyết minh.

 - ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.

 - Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung và ngôn ngữ)

b. Kĩ năng

 - Nhận biết văn bản thuyết minh: phân biệt văn bản thuyết minh và cac kiểu văn bản đã học trước đó

 - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng tư duy lô gíc

3. Kĩ năng quản lí thời gian

4. Kĩ năng lắng nghe tích cực

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 30/10/2012
Ngày giảng: 03/11/2012
Bài 11
Tiết 44:Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm được đặc điểm, vai trò tác dụng của văn bản thuyết minh
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	-Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
	- ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
	- Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung và ngôn ngữ)
b. Kĩ năng
	- Nhận biết văn bản thuyết minh: phân biệt văn bản thuyết minh và cac kiểu văn bản đã học trước đó
	- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng tư duy lô gíc
3. Kĩ năng quản lí thời gian
4. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng
	Không
IV. Phương pháp và kĩ thuật
Nêu vấn đề, phân tích mẫu / Thảo luận nhóm, động não
V. Các bước lên lớp
1. ổn định. 8a:	/34	8b: / 34
2. Kiểm tra đầu giờ (3’)
H. Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ?
Trả lời
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.
- HS lấy ví dụ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động( 1’)
H. Các em vừa học một văn bản nhật dụng đó là văn bản nào ? em thấy văn bản đó có giống văn bản tự sự mà em vừa học không ?
- HS trả lời, GV dẫn dắt vào tiết học
 ở lớp 6,7 chúng ta đã được làm quen với một số kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh. Vậy văn bản thuyết minh là kiểu văn bản ntn ? Đặc điểm của nó
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu 
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung và ngôn ngữ)
* Cách tiến hành
Hs đọc 3 văn bản trong SGK
H. Ba văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích về điều gì ?
H. Nhận xét cách cung cấp tri thức của ba văn bản trên ?
- Mỗi văn bản cung cấp theo một kiểu khác nhau.
GV:
- Lợi ích cây dừa gắn với đặc điểm của cây dừa. ở đây là giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định 
H. Em thường gặp các loại vắn bản đó ở đâu ?
- Trong sách báo, phim ảnh, … trong đời sống hành ngày…
H.Trong thực tế khi nào người ta dùng các văn bản đó ? 
- Người ta dùng văn bản thuyết minh khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện )
H. Từ đó, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh ?
H. Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết ?
VD: Cầu Long Biên chứng nhân lich sử 
Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
H. Nếu vẫn những nội dung trên ta sử dụng phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận có được không ? Vì sao ?
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật .
- Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc .
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng .
H. Các văn bản có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
VD: Cây dừa : thân , lá , nước , cùi .
- Lá cây : tế bào , ánh sáng , sự hấp thụ
- Huế : cảnh sắc , các công trình kiến trúc ntn ?
GV : Mỗi bài thuyết minh ở đây đều nhằm trả lời câu hỏi: sự vật, hiện tượng ấy là gì ? có đặc điểm gì ? vì sao như vậy? nó có lợi ích gì? nó gắn bó với đời sống con người như thế nào?
H. Cách trình bày về các đối tượng của ba văn bản trên có gì đáng lưu ‏‎ý ?
H. Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ?
- Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hiện tượng NT được xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng .
H. Qua đó, em thấy ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
GV: Loại văn bản như vậy thì gọi là văn bản thuyết minh.
H. Vậy văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì ?
- HS trả lời GV chốt
- Hs đọc và khái quát ghi nhớ.
HĐ3. HDHS luyện tập
* Mục tiêu
 - Kể tên một số văn bản thuyết minh đã học.
- Chỉ ra những yếu tố thuyết minh trong một số kiểu văn bản khác.
- Xác định đúng văn bản thuyết minh trong số các văn bản cho trước.
- ý nghĩa, tác dụng của vấn đề được nêu trong văn bản thuyết minh.
*Cách tiến hành
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động độc lập
Hs trả lời
Hs khác nnhận xét, bổ sung
Gv chốt
H. Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
Học sinh kể tên một số văn bản thuyết minh đã học
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Mùa xuân của tôi
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ôn dịch thuốc lá
22’
15’
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người .
- Văn bản a: trình bày lợi ích của cây dừa . 
- Văn bản b: giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh .
- Văn bản c: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế .
-> Văn bản thuyết minh là loại văn bản cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng (S ự vật, sự việc, sự kiện).
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng .
+ Cung cấp một cách khách quan về đối tượng
+ Không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan .
+ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.
II. Ghi nhớ
- Khái niệm.
- Đặc điểm văn thuyết minh.
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
Văn bản thuyết minh
Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh
VB a: Cung cấp kiến thức lịch sử
VB b: Cung cấp kiến thức sinh vật
Bài tập 3.
Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh,Vì : 
+ Tự sự : giới thiệu sự việc, sự vật .
+ Miêu tả : giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian .
+ Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật .
+ Nghị luận : giới thiệu luận điểm, luận cứ .
Bài tập 4. Kể tên một số văn bản thuyết minh đã học
4. Củng cố (3’)
H. So sánh văn thuyết minh với văn miêu tả ?
Giống: 
+ Đều tập trung làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
+ Đều nêu giá trị và công dụng
+ Chú ý, quan sát, thu thập số liệu.
Khác:
Miêu tả
Thuyết minh
+ Có hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật
+ Không đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít số liệu chính xác, cụ thể.
+ Phải trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học
+ ứng dụng nhiều trong cuộc sống
+ Số liệu cụ thể, chi tiết
+ Theo một yêu cầu giống nhau.
5. HDHT. (1’)
Học bài và hoàn thiện bài tập 2.
Chuẩn bị: Ôn dịch, thuốc lá.
	Tìm các tác hại của ôn dịch, thuốc lá ? Lấy các dần chứng trong thực tế ?

File đính kèm:

  • doctiet 44.doc
Giáo án liên quan