Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 49

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2.Kĩ năng:

- Tích hợp với phần Tập làm văn,vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu, nắm bắt được ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số của Việt Nam, tuyên truyền về chính sách dân số.

* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, đánh giá, nhận xét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 49, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu, nắm bắt được ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số của Việt Nam, tuyên truyền về chính sách dân số.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, đánh giá, nhận xét..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu tham khảo
2. Học sinh: Soạn bài, tham khảo tư liệu
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Vì sao lại coi thuốc lá là một loại ôn dịch? Theo em, giải pháp nào là tối ưu 
 để chống ôn dịch thuốc lá?.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có rất nhiều câu nói về vấn đề dân số như: “Con đàn, cháu đống”, “có nếp, có tẻ”… Đó là câu nói cửa miệng của người xưa, phản ánh quan niệm quý người, cần người, mong sinh nhiều con trong gia đình và xã hội nông nghiệp cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, khiến cho dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến đói nghèo và bệnh tật, lạc hậu. Chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình đã từ lâu trở thành một trong những quốc sách hết sức quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Bởi vì đã từ lâu, chúng ta đã và đang cố tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa – bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất là như thế nào?.....
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản 
- Mục tiêu: Đọc hiểu chú thích, xác định bố cục, thể loại của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, giới thiệu 
- Thời gian: 10 phút.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
GV nêu yêu cầu đọc; giọng rõ
ràng, chú ýý các câu cảm; những phiên âm.
? Gọi h/s hỏi đáp chú thích 1,2,3 ?
? Xác định kiểu văn bản ?
- Là văn bản nhật dụng. Vì nó đề cập đến một vấn đề thời sự cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới và hiểm họa của nó.
? Văn bản này chia làm mấy phần?
Đ1. - Từ đầu… sáng mắt ra: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Đ2 Tiếp theo .. ô thứ 31 của bàn cờ: Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Đ3.Còn lại: Bày tỏ thái độ về dân số, kế hoạch hóa gia đình.
I. Tìm hiểu chung
* Văn bản nhật dụng
* Phương thức biểu đạt 
Thuyết minh
* Bố cục: 3 phần
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được bài toán dân số và kế hoạch hoá đã được đặt ra từ thời cổ đại. Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng, loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Thời gian:20phút
* HS chú ý đoạn 1 - Nhắc lại nội dung đoạn1.
? Bài toán dân số theo tác giả, thực chất là vấn đề gì?
(-Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình; cụ thể là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch)
? Theo em điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?
Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại. - Tác giả tỏ ý nghi ngờ, phân vân không tin lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy và cuối cùng bỗng sáng mắt ra. Nghĩa là hiểu ra được thực chất của vấn đề.
? Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ?
- Dân số là người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu.
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.
- Dân số gắng liền với kế hoạch hoá gia đình tức là vấn đề sinh sản.
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình đã và đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
? Khi nói mình“sáng mắt ra” tác giả muốn điều gì với người đọc?
-Cũng “sáng mắt ra”về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
? Đoạn văn MB có cách diễn đạt ntn? Theo em cách diễn đạt đó có tác dụng gì? 
-Nhẹ nhàng, giản dị tạo được sự bất ngờ, thú vị trước một khám phá, nhận thức mới lạ về vấn đề DSTG. 
* HS chú ý đoạn 2.
? Để làm rõ vấn đề dân số thế giới tác giả trình bày bằng cách nào? 
- Qua các câu chuyện thú vị: từ một bài toán cổ, từ một chuyện trong Kinh Thánh 
? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình tác giả đã lập luận và thuyết minh dựa trên các ýý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào
Có thể tóm tắt bài toán cổ ntn?
(Có một bàn cờ gồm 64 ô. Ô 1 đặt 1 hạt thóc, thì ô 2 là ; 3 là 4; 4 là 16; 5 – 32; 6- 64.
 Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất) .
? Tại sao người viết lại mượn bài toán cổ để nói về sự gia tăng dân số?
 (Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này không còn là con số bình thường mà là con số khủng khiếp.)
? Qua số liệu thuyết minh em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng dân số?
- Lúc đầu Trái Đất chỉ có hai người là Ađam và E-va.
- Nếu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con thì đến năm 1995 dân số Trái Đất là 5,63 tỉ.
- So với bài toán cổ, con số này đã xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ.
? Em có nhận xét gì về các con số: thóc trên bàn cờ và con người trên trái đất trong bài toán cổ và câu chuyện trong kinh thánh?
- tăng theo cấp số nhân với công bội là 2, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này không còn là con số bình thường mà là con số khủng khiếp, ngoài sự tưởng tượng của con người khiến cho TG và mọi người phải sáng mắt ra.
? Tại sao người viết lại mượn bài toán cổ và câu chuyện trong kinh thánh để nói về sự gia tăng dân số?
- Kể câu chuyện cổ nhằm gây hứng thú và lấy các con số giúp người đọc dễ hiểu về vấn đề gia tăng dân số thế giới tưởng là rất bình thường nhưng rất bất ngờ, khó lường được hậu quả của nó.
? Qua các con số: thóc trên bàn cờ và con người trên trái đất trong bài toán cổ và câu chuyện trong kinh thánh em nhận thấy được thực trạng nào của dân số thế giới ?
- Tốc độ gia tăng dân số thế giới vô cùng nhanh chóng trở thành một nguy cơ lớn đối vớ loài người.
 * GV Thực trạng của DSTG còn được phản ánh qua những con số biết nói được nhìn nhận từ thực tế về khả năng sinh con của người phụ nữ.
? Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô phụ nữ các nước nào có tỉ lệ sinh con cao? Các quốc gia này thuộc các châu lục nào?
- Châu Phi , châu á ( trong đó có Việt Nam).
? Bàn về vấn đề dân số nhưng tại sao tác giả lại đề cập đến vấn đề “một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con”? ( Mục đích ở đây là gì ?)
- Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ sự sinh sản tự nhiên của con người.
- Cái gốc của vấn đề hạn chế dân số là sinh đẻ có kế hoạch.
? Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hóa ở 2 châu lục này?
- Đều là những nước nghèo trên thế giới, văn hóa giáo dục không được nâng cao, nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, hàng năm vẫn phải nhận viện trợ từ những nước giàu, nhưng lại có tốc độ gia tăng dân số lớn nhất ( so với châu Mĩ , châu Âu).
? Với những hiểu biết đó em cho biết nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự gia tăng dân số của các châu lục này?
- KT kém phát triển, đói nghèo, lạc hậu, 
- Trình độ văn hoá thấp kém, nhận thức lạc hậu, cổ hủ.
? Từ nguyên nhân này em rút ra kết luận gì về mối quan hệ dân số và sự phát triển xã hội?
-Tăng dân số nhanh sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, lạc hậu. ð Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu, mất cân đối về xã hội, tỉ lệ nghịch với sự phát triển về kinh tế và văn hoá.
? Như vậy qua phân tích thực trạng về khả năng sinh con của người phụ nữ các nước kém phát triển em nhân thấy thực trạng tiếp theo của dân số thế giới là gì?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần này?
- Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, chính xác khiến người đọc phải giật mình sửng sốt.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như thống kê , so sánh , phân tích.
-Kết hợp dùng các dấu câu như dấu hai chấm, dấu chấmphẩy
* HS chú ý đoạn văn 3.
? Em hiểu ntn về lời nói sau đây của tác giả: “Đừng để cho mỗi con người … càng tốt”?
- Nếu con ngưòi sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một lúc sẽ không còn đất sống- Muốn đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
? Tại sao tác giả lại cho rằng: Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”của chính loài người?
-Muốn sống, con người cần có đất đai . Đất đai không sinh ra, nhưng con người ngày càng nhiều hơn. Do đó, con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
? Qua những lời lẽ đó tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mình về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình ntn? 
- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó.
- Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
- Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
?Vậy con đường tốt nhất để giảm sự gia tăng d/s là gì?
* GV chốt lại - gọi HS đọc ghi nhớ
II.Tìm hiểu văn bản
1, Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Có từ thời cổ đại.
- Vấn đề này được toàn thế giới quan tâm.
2. Thực trạng của dân số thế giới
Tốc độ gia tăng dân số thế giới vô cùng nhanh chóng.
Tăng dân số kìm hãm sự phát triển của XH, dẫn đến đói nghèo, lạc hậu. 
3. Giải pháp về vẫn đề dân số
Con người phải tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số
* Ghi nhớ(SGK)/132
*Hoạt động 4: HS luyện tập
- Mục tiêu: Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số, biết tuyên truyền để mọi người thực hiện chính sách dân số.
- Phương pháp: Thực hành 
- Thời gian: 5phút.
 - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi phần Luyện tập.
Liên hệ thực tế tại địa phương em về vấn đề dân số
III– Luyện tập
* Câu 1:
- Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì, sinh đẻ là quyền của phụ nữ,không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo...Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số;vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc...
* Câu 2:
- Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người về mọi phương diện như: chỗ ở, lương thực, môi trường, làm việc, giáo dục,....và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu,...Nhất là đối với các nước còn nghèo nàn,lạc hậu. Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục.Giáo dục không phát triển l

File đính kèm:

  • docTIET 49.doc
Giáo án liên quan