Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 4, 5
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí; đặc điểm của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.
- Tóm tắt đoạn trích
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thương, kính trọng mẹ của mình.
* Kĩ năng sống :
- Nhận biết, cảm thông, chia xẻ .
B. Chuẩn bị
Ngày soạn: 8/8/2013 Ngày giảng: 8A: 17/8/2013 8B: 15/8/2013 Tiết 4 Văn bản TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí; đặc điểm của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí. - Tóm tắt đoạn trích 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thương, kính trọng mẹ của mình. * Kĩ năng sống : - Nhận biết, cảm thông, chia xẻ….. B. Chuẩn bị - Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu về tác giả. - Hs: Đọc kỹ văn bản, soạn theo hướng dẫn C.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cảm xúc tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có hoàn cảnh sống rất cơ cực nên ông rất thấm thía nỗi khổ của người nghèo. Ông được coi là nhà văn của những người cùng khổ. Viết về những nhân vật ấy, ông có niềm thương yêu sâu sắc, mãnh liệt. Nhân vật chính Trong lòng mẹ cũng chính là một trong những hình ảnh của tuổi thơ ông . *Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản: - Mục tiêu: Học sinh nắm được tác giả,tác phẩm và xuất xứ đoạn trích. - Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ. - Thời gian: 20 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Học sinh đọc chú thích dấu sao. ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng? ? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Những ngày thơ ấu? ? Xác định thể loại của văn bản? Gv giới thiệu cuốn sách Những ngày thơ ấu Gv hướng dẫn hs đọc tìm hiểu nhân vật chính, phụ và chia đoạn - Nhân vật: bà cô, bé Hồng, mẹ bé Hồng. - Bà cô, bé Hồng là nhân vật chính. - Vì được nói tới nhiều trong đoạn trích. - Chia 2 đoạn: Từ đầu đến “người ta hỏi đến chứ?” đoạn 2 phần còn lại I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: -Nguyễn Nguyên Hồng. Quê quán: Nam Định. -Là nhà văn của những người cùng khổ. 2.Tác phẩm: -Thuộc chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. Thể loại: Hồi kí *Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản - Mục tiêu: Học sinh hiểu được bản chất nham hiểm, độc ác của bà cô trong cuộc đối thoại với người cháu. - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, thuyết trình, giảng bình. - Thời gian: 15 phút ?N/v “ Cô tôi” có quan hệ ntn với bé Hồng? - là em ruột của bố Hồng, cô ruột – quan hệ gần gũi, ruột thịt ? Nhân vật bà cô trong cuộc trò chuyện với chú bé Hồng được kể, tả ở những phương diện nào? cử chỉ, lời nói điệu bộ ?Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà cô thay đổi ra sao? ? Những chi tiết nào thể hiện điều đó? ? Em hiểu “cười rất kịch” là cười như thế nào? - Cười giả dối đóng kịch. ? Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và ngân dài thật ngọt hai tiếng “em bé”? - Bằng những lời ngọt ngào, giả dối, bà cô cố ý gieo rắc vào đầu óc đứa cháu những hoài nghi và khinh miệt đối với người mẹ của cháu và khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu vốn rất nhạy cảm. Câu nói không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc,nhục mạ. ? Qua cuộc đối thoại em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào? ? Bà cô là đại diện cho những hạng người nào trong XH cũ? II. Tìm hiểu văn bản 1, Nhân vật bà cô: - Nét mặt: tươi cười - Giọng nói: ngọt ngào - Cử chỉ: thân mật giả dối - Là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. - Là hiện thân của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của XHVN trước CMT8. 4. Củng cố: GV khái quát nội dung tiết học - Tóm tắt văn bản 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại bài, soạn tiếp văn bản Trong lòng mẹ Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/8/2013 Ngày giảng: 8A: 19/8/2013 8B: 20/8/2013 Tiết 5 Văn bản TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng. Niềm khát khao tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng của bé Hồng. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thương, kính trọng mẹ của mình. * Kĩ năng sống : - Nhận biết, cảm thông, chia xẻ….. B. Chuẩn bị - Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu về tác giả. - Hs: Đọc kỹ văn bản, soạn theo hướng dẫn C.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt đoạn trích ? Hình ảnh người cô trong văn bản? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. *Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu văn bản: - Mục tiêu: Cảm xúc, tâm trạng khát khao của bé Hồng. - Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, giảng bình. - Thời gian: 30 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Hoàn cảnh sống của bé Hồng có gì đặc biệt? -Mồ côi cha -Phải sống xa mẹ -Chú phải sống giữa sự ghẻ lạnh,hắt hủi của những người họ hàng cay nghiệt. ? Em thấy đó là một hoàn cảnh sống như thế nào? ? Khi nghe những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm của người cô đối với mẹ mình, diễn biến tâm trạng chú bé Hồng ra sao? (tìm những từ ngữ, chi tiết diễn tả tâm trạng của chú bé). - Cúi đầu không đáp -lòng thắt lại,khoé mắt cay cay. - Nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà, đầm đìa ở cằm và ở cổ. -Cười dài trong tiếng khóc. -Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. ? Theo em ,đó là tâm trạng như thế nào? đau đớn , phẫn uất ? Vì sao những lời lẽ của bà ta khiến lòng chú thắt lại, nước mắt ròng ròng...? ? Khi nào thì tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé lên đến cực điểm? Khi người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. ? Bé Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng đó bằng những chi tiết nào? “Giá những cổ tục đã đày đoạ...........nát vụn mới thôi”. ? Qua diễn biến tâm trạng đó, em thấy tình cảm của chú bé Hồng với mẹ như thế nào? * Rất hiểu mẹ,luôn thương yêu và kính trọng mẹ. ? Với tình yêu thương mẹ sâu sắc, lại phải sống xa mẹ.vậy khi gặp mẹ,được ở trong lòng mẹ thì tâm trạng của chú bé như thế nào? - Gv gọi 1 em đọc đoạn văn 2. ? Chiều tan học về,thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú bé Hồng đã làm gì? - Đuổi theo, gọi bối rối ? Nếu người ngồi trên xe đó không phải là mẹ chú bé thì chuyện gì sẽ xảy ra? - Là trò cười cho lũ bạn -Thẹn, tủi cực ? Em cảm nhận được điều gì qua câu văn “Và cái lầm đó....ngã gục giữa sa mạc” Nỗi niềm khao khát được gặp mẹ đến cháy bỏng của bé Hồng.(khao khát tình mẹ).Cậu bé Hồng khao khát tình mẹ giống như người bộ hành khát khao nước đến kiệt sức giữa sa mạc ?Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? Liên tưởng, so sánh ? Khi được ngồi lên xe cùng mẹ thì chú bé “oà lên rồi cứ thế nức nở”.Em cảm nhận gì về tâm trạng chú bé Hồng lúc này? Gv: Biết bao đau khổ, tủi hờn, mong nhớ dồn nén lại trong lòng chú bé bấy lâu nay đã oà vỡ. Người đọc không ai là không ngậm ngùi , thương cảm và rơi nước mắt. ? Cảm giác của đứa con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn ta như thế nào? - Gv giảng bình: Đó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.Chú bé Hồng được gặp mẹ như mụ mị, như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử. Trong con mắt của chú bé, gương mặt của người mẹ “không còm cõi ,xơ xác” như người cô nói mà vẫn “tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn,làm nổi bật mầu hồng của hai gò má”. Chú bé cảm thấy ngây ngất, sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ “tôi thấy những cảm giác ấm áp....thơm tho lạ thường”. Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng,r ạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Có thể nói đoạn trích Trong lòng mẹ,đặc biệt là đoạn cuối này là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. ? Từ đoạn văn trên, em biết được những gì về quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng với phụ nữ và trẻ em? Thông cảm với những đau khổ và những khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ.Nhà văn bênh vực người phụ nữ ? Đoạn trích Trong lòng mẹ đã để lại trong em những ấn tượng và hình ảnh gì? ? Qua đoạn trích này ,em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng? - Chân thật, giản dị và giàu chất trữ tình. -Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc 2. Nhân vật chú bé Hồng * Hoàn cảnh sống: Đáng thương, tội nghiệp. * Tâm trạng bé Hồng trong cuộc trò chuyện với người cô. - Đau đớn, uất ức vì sự xúc phạm của bà cô đối với mẹ mình. *Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ. - Chú bé Hồng hạnh phúc, sung sướng khi gặp mẹ và được ngồi trong lòng mẹ. * Ghi nhớ/21 *Hoạt động 4: Luyện tập -Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, liên hệ thực tế -Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề. -Thời gian : 2phút Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nhận định“Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”. Tìm những câu TN, CD ca ngợi tình mẫu tử III. Luyện tập Ông đã viết rất chân thực và cảm động về trẻ em nghèo với những nỗi đau trong trái tim nhạy cảm dễ tổn thương của tuổi thơ và những nét đẹp trong sáng, thơ ngây trong những tâm hồn non trẻ. Hiểu và cảm thông với nỗi đạu cũng như khát khao của người phụ nữ 4. Củng cố: - GV khái quát nội dung tiết học 5. Hướng dẫn về nhà: - Ghi lại một trong những kỷ niệm của em với mẹ. - Chuẩn bị bài Trường từ vựng, Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 4,5.doc