Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 37

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm nói quá. Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2. Kĩ năng:

 - Vận dụng hiểu biết về nói quá trong đọc -hiểu văn bản.

3. Thái độ:

 - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

 * Kĩ năng sống:

- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2013 
Ngày giảng: 8A: /10/2013
	 8B: /9102013
Tiết 37
NÓI QUÁ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm nói quá. Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng hiểu biết về nói quá trong đọc -hiểu văn bản.
3. Thái độ:
 - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
 * Kĩ năng sống:
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các loại tình thái từ.
Lấy ví dụ về tình thái từ cầu khiến và tình thái từ cảm thán.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 1:Tìm hiểu về nói quá và tác dụng của nói quá.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm nói quá và tác dụng của nói quá.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu
- Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Cách nói của các câu tục ngữ ca dao có đúng sự thật không.
- Không đúng sự thật.
? Thực chất cách nói ấy nói điều gì.
Nói có tác dụng nhấn mạnh: ''Chưa nằm đã sáng'' - rất ngắn; ''chưa cười đã tối'' - rất ngắn; ''thánh thót... cày'' - ướt đẫm.
? So với thực tế cách nói này có gì đáng chú ý.
- So với thực tế, các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu.
? Đặt câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.
- Đêm tháng năm rất ngắn.
- Ngày tháng mười rất ngắn.
- Mồ hôi ướt đẫm.
Hãy so sánh xem cách nói nào hay hơn?
- Cách nói của tục ngữ, ca dao hay hơn vì nó nhấn mạnh và làm tăng sức biểu cảm
= > Nói như vậy gọi là nói quá.
- GV: nêu bài tập nhanh
? Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu ca dao sau:
 + Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo
 + Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
 + Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
*) Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo bài"Cô gái Sơn Tây".
- Giáo viên đánh giá.
? Vậy thế nào là nói quá, tác dụng
I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu.
 cách nói này sinh động, gây ấn tượng hơn.
*) Ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài tập. 
- Phương pháp: Thực hành. làm theo mẫu. 
 - Thời gian: 20 phút.
?Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng?
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống? 
* BT2: Học sinh tự làm
? Đặt câu với các thành ngữ cho trước.
? Tìm thành ngữ so sánh chỉ phép nói quá?
Gv kể câu chuyện Quả bí khổng lồ
HS thảo luận câu hỏi: Có phải hai nhân vật trong truyện đã dùng phép nói quá? Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác?
II. Luyện tập
* Bài tập 1
- Sỏi đá cũng thành cơm: Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con ngưòi. Dù có khó khăn đến đâu nhưng quyết tâm, gắng chí cũng sẽ vượt qua và đạt kết quả mĩ mãn. 
- Lên đến tận trời được: Thể hiện ý chí nghị lực cũng như lòng lạc quan tin tưởng của con người. Mặt khác còn để trấn an mọi người rằng vết thương nhỏ , chẳng có nghĩa lí gì. 
- Thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
*Bài tập 3 
- Cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển.
- Công việc vá biển lấp trời là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
* Bài tập 4
- Đẹp như tiên.
- Trắng như tuyết.
- Nhanh như sóc.
- Phi như bay.
- Nói như vẹt.
- Khoẻ như voi.
- Chậm như rùa.
- Tươi như hoa.
* Bài tập 6 
- Giống: Đều phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự việc được miêu tả.
- Khác: + Nói quá nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 + Nói khoác: Nhằm mục đích làm cho người nghe tin vào nhũng điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
4. Củng cố: HS hiểu thế nào là nói quá, cách sử dụng nói quá trong văn cảnh.
5. Hướng dẫn về nhà:- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và sử dụng biện pháp nói quá phù hợp với văn cảnh.
- Tìm thêm các ví dụ có sử dụng nói quá và phân tích tác dụng.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện kí VN.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc