Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 29, 30
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại của Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Tóm tắt đoạn trích
3. Thái độ: Biết yêu thương con người.chia sẻ, cảm thông với những người nghèo trong xã hội.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, phân biệt, đánh giá.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu về O Hen-ri
2. Học sinh: Soạn bài, tập tóm tắt văn bản
C. Tiến trình lên lớp
iện đại của Mĩ. 2. Kĩ năng: - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. - Tóm tắt đoạn trích 3. Thái độ: Biết yêu thương con người.chia sẻ, cảm thông với những người nghèo trong xã hội. * Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, phân biệt, đánh giá.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu về O Hen-ri 2. Học sinh: Soạn bài, tập tóm tắt văn bản C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cặp nhân vật tương phản: Đôn Ki-hô-tê và Xan –chô Pan-xa. Em thấy nhân vật Đôn...có điểm gì đáng khen và điểm gì đáng chê trách? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Gv giới thiệu vài nét về nước Mỹ *Hoạt động 2: Tìm hiểu chung -Mục tiêu: Những nét chính về tác giả và tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm. -Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp -Thời gian: 20 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gv giới thiệu những nét chính về nhà văn O Hen-ri. ? Các sáng tác của O Hen-ri có điều gì đáng chú ý? GV tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: Câu chuyện được đặt vào bối cảnh một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sin-tơn. Thời điểm sự việc xảy ra được xác định là tháng 11, khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ hoạ sĩ trẻ và nghèo là Xiu và Giôn-xi đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Cụ Bơ-men cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Ngoài ba nhân vật ấy trong truyện còn có một nhân vật phụ là bác sĩ, không được nhà văn đặt tên. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Phần vì bệnh nặng, phần vì nghèo không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa, mặc cho Xiu chăm sóc, động viên. Giôn-xi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá rụng dần từng chiếc một trên cây thường xuân leo bám vào tường gạch phía trước mặt. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại đếm số lá còn lại và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm thấy còn lại bốn chiếc lá. Cụ Bơ-men nghe Xiu kể, rất bực mình vì trên đời lại có những người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá. Rồi cụ Bơ-men và Xiu lên trên gác....tiếp theo là đoạn trích. - Gv đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp. - Hs tóm tắt đoạn trích - Tìm bố cục đoạn trích I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Là nhà văn Mĩ sống ở cuối TK XIX đầu TK XX. - Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. 2. Tác phẩm. - Truyện ngắn của O Hen-ri phần lớn hướng về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ cuối TK XIX. - Thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu thương người nghèo khổ. Bố cục: 2 phần * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. - Mục tiêu: Tìm hiểu về nhân Đôn ki-hô-tê trước khi tham gia vào trận đấu với những chiếc cối xay gió. - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm - Thời gian: 15 phút ? Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang ở tình trạng như thế nào ? ? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ có suy nghĩ gì? - Không còn tin vào sự sống, chỉ có ý nghĩ chờ đợi phút chia tay với cuộc đời. ? Vì sao Giôn xi nghĩ “ Khi chiếc lá cuối cùng rụng .... sẽ chết” ? - Chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi giống như sinh mạng đang yếu ớt của cô ? Tại sao Giôn xi “ Mở to cặp mắt thẩn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên? Để nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ? Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi hửng sáng, tấm mành mành đc kéo lên thì Giôn Xi phát hiện điều gì? - Chiếc lá vẫn còn ? Giôn Xi có suy nghĩ gì khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó? Chiếc lá thật bền bỉ, nhưng không tin tưởng về sự tồn tại lâu dài của nó, cô tin rằng nó sẽ rụng khi gió đến và lúc ấy cô sẽ ra đi ? Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không rụng xuống mang thông điệp gì ? - Chiếc lá gan góc, kiên cường chống chọi với gió tuyết - Để tồn tại thì sự vật cũng phải chống chọi với hoàn cảnh huống chi là con người -> Để tồn tại cần phải biết vượt lên hoàn cảnh, không được buông xuôi phó mặc ? Có thể đánh giá ntn về suy nghĩ của Giôn xi? ? Sự yếu đuối của cô khiến em có suy nghì gì? Hs liên hệ : Nếu bạn của em(bản thân em) rơi vào tình trạng của Giôn- xi thì em sẽ có suy nghì và hành động gì ? II. Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh ngộ và tâm trạng Giôn-xi : Lâm bệnh trầm trọng, nghèo túng. Chán nản, không thiết sống, tuyệt vọng. -> Yếu đuối vừa đáng trách vừa đáng thương. 4. Củng cố: Gv khái quát bài học: Cảnh ngộ của Giôn- xi và suy nghĩ của cô về hiện tại. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm đọc một số truyện của O- Hen-ri. - Đọc kỹ lại văn bản, tìm hiểu nghệ thuật ở phần còn lại * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/9/2013 Ngày giảng: 8A: /10/2013 8B: /10/2013 Tiết 30 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG O- Hen-ri (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả. - Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc -hiểu văn bản. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 3. Thái độ: Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những người nghèo trong xã hội. * Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp,vận dụng, đánh giá.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng 2. Học sinh: Soạn bài, tóm tắt văn bản C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Tiếp tục tìm hiểu tâm trạng của Giôn-xi. Học sinh hiểu được tấm lòng của Xiu và sự hi sinh cao cả của hoạ sĩ già Bơ-men đã cứu Giôn-xi thoát khỏi cái chết. Qua đó thấy được nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần của nhà văn.Thấy được tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. - Phương pháp: Vấn đáp, giảng bình. - Thời gian: 35 phút - Trong truyện kể có mấy lần Giôn-xi đòi kéo chiếc mành lên để nhìn lá thường xuân? - Có gì giống và khác nhau trong hai lần Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá ? ? Chi tiết Giôn xi xin cháo và sữa, đòi gương đã cho thấy điều đổi thay nào ở cô? Tâm hồn, nhu cầu sống, hồi sinh, nhiệt tình tuổi trẻ lại trỗi dậy. ? Nguyên nhân nào giúp cho cho Giôn Xi thoát khỏi sự nguy hiểm của bệnh tật? - Chiếc lá gan góc, kiên cường chống chọi với gió tuyết để tồn tại tác động vào suy nghĩ của cô khiến cô lại có hi vọng ?Việc Giôn xi khỏi bệnh nói lên điều gì? - Cách chữa bệnh hữu hiệu nhất không phải là thuốc tốt mà bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật. Từ chỗ tuyệt vọng muốn chết, cô đã tìm thấy được niềm tin yêu cuộc sống và cô đã sống. ? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ Men sợ sệt ngó ra ngoài của sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau, chẳng nói năng gì? -Lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn Xi. ? Xiu đã có những cử chỉ, hành động và lời nói gì với Giôn xi? ? Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả ko? ? Vậy Xiu biết rõ cái chết của cụ Bơ-men vào lúc nào? Vì sao em biết? ? Qua tất cả những chi tiết trên, em thấy Xiu là 1 người bạn như thế nào? ? Sự thật về chiếc lá cuối cùng vẫn còn liên quan đến nhân vật nào? ? Bơ-men là một hoạ sĩ nghèo, mong muốn vẽ đựơc một kiệt tác nghệ thuật. Ở đây cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá với mục đích gì? -Cứu sống Giôn xi. ? Ông đã vẽ bức tranh này như thế nào? - Âm thầm bí mật trong đêm gió rét. ? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? -Để thấy được sự hi sinh thầm lặng,cao cả của cụ Bơ-men. ? Người hoạ sĩ này đã trả giá cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng ra sao? - Chết vì sưng phổi. ? Qua đó em có nhận xét gì về hoạ sĩ Bơmen? ? Tại sao Xiu lại gọi đó là 1 kiệt tác? -Vì: Nó giống chiếc lá thật, vẽ trong điều kiện đặc biệt khó khăn, cứu sống một mạng người, được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng. *Giảng: Chiếc lá cuối cùng là một bức tranh vô cùng sống động. Nó giống thật đến mức cả hai hoạ sĩ trẻ cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả. Điều đó thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Tài năng đó được tạo bởi cái tâm ,từ tình thương yêu con người. Chính tài năng quý giá ấy đó thổi một luồng gió mạnh khơi dậy sức sống trong tâm hồn cô gái yếu đuối. Bức tranh được vẽ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng lại chứa chan tình người. Sự hi sinh thầm lặng, tình người nồng ấm,lung linh dẫn đường cho đôi tay người nghệ sĩ tạo nên một kiệt tác. ? Hãy chỉ ra hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau dựa trên những diễn biến câu chuyện của Giôn-xi và cụ Bơ-men tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần? ? Tác dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần? ? Qua truyện, em hiểu gì về cuộc sống của những hoạ sĩ nghèo nói riêng và của tầng lớp nhân dân lao động nói chung trong xã hội Mĩ? II. Tìm hiểu văn bản ->Con người cần phải có nghị lực sống, phải biết vươn lên đấu tranh và chiến thắng với bệnh tật 2. Nhân vật Xiu -> Hết lòng vì bạn, lo lắng, quan tâm yêu thương, chăm sóc bạn chân thành. 3. Hoạ sĩ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuối cùng -Cụ Bơ-men: Tốt bụng, giàu tình thương yêu cao cả và sự hi sinh. -Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác. 4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống - Giôn- xi: Tuyệt vọng vì bệnh tật, nghĩ đến cái chết -> Lấy lại nghị lực, bệnh giảm người khoẻ dần. - Bơ-men đang khỏe mạnh lại chết vì bệnh viêm phổi. *Ghi nhớ(SGK-90) * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng để thực hành vào bài tập - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 5p ? Đọc truyện, em hiểu như thế nào về giá trị của nghệ thuật ? Từ hình ảnh Xiu, cụ Bơ –men, em nghĩ gì về tình người,tình bạn ? Hs tự bộc lộ III. Luyện tập - Nghệ thuật là để phục vụ cho cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật thực sự phải là tác phẩm mang giá trị nhân sinh. 4. Củng cố: Gv khái quát bài học: Tác
File đính kèm:
- tiet 29,30.doc