Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 23
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm trợ từ, thán từ.
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
2. Kĩ năng:
- Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng Việt, sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp.
* Kĩ năng sống:
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Ngày soạn: 10/9/2013 Ngày giảng: 8A: /9/2013 8B: /9/2013 Tiết 23 TRỢ TỪ, THÁN TỪ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm trợ từ, thán từ. - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ. 2. Kĩ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng Việt, sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp. * Kĩ năng sống: - Nhận biết, vận dụng, sáng tạo... B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu Học sinh: Đọc trước bài C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cách sử dụng. Cho ví dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2. Tìm hiểu về trợ từ. - Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm, đặc điểm của trợ từ. - Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, gợi mở. - Thời gian: 10’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Ghi ví dụ lên bảng SGK - 69 H. So sánh nghĩa của 3 câu tìm ra sự khác nhau giữa chúng? ® giống nhau: Đều có thông tin sự kiện làm hạt nhân. H.Tác dụng của 2 từ “những”, “có” đối với sự việc được nói đến trong câu? + Tác dụng: Bày tỏ thái độ, sự đánh giá đối với sự việc được nói đến. “những”: Đi kèm với những từ ngữ sau nó có hàm ý hơi nhiều. “có”: Đi kèm với những từ ngữ sau nó có hàm ý hơi ít. H. Nếu gọi những từ “những”, “có” là trợ từ thì em hiểu trợ từ là gì? GV. bảng phụ (BT) H. Đặt 3 câu có dùng trợ từ: Chính, đích, ngay, nêu tác dụng của 3 trợ từ đó? + Nói dối là tự hại chính mình + Tôi đã gọi đích danh nó ra + Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? T/dụng: Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: Mình, nó, tôi I.Trợ từ 1.Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét Câu 1: Thông báo K/quan Câu 2, 3: Thông báo chủ quan Ghi nhớ/ T.69 * Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu thán từ - Mục tiêu: HS hiểu khái niêm, đặc điểm thán từ. - Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. - Thời gian: 10’ - VD 1 SGK – 69: Đọc H. Từ “này” có tác dụng gì? + Gây ra sự chú ý của người đối thoại (hô ngữ) H.Từ “a” biểu thị thái độ gì? + Thường biểu thị thái độ tức giận hoặc vui mừng. H. Từ “vâng” biểu thị thái độ gì? + Thái độ lễ phép ? Tìm câu trả lời đúng (VD 2 SGK - 69) + Đúng (ý a, d) + Sai (ý b, c) H. Những từ trên là thán từ? Vậy thán từ là gì? + Ôi! buổi chiều thật tuyệt! + Ừ! Cái cặp này được đấy . + Ơ! Em cứ tưởng ai hoá ra anh! II. Thán từ 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Này->Gây sự chú ý - A->Biểu thị thái độ - Vâng-> lễ phép Ghi nhớ SGK - 70 *Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS nhận biết trợ từ, thán từ, cách sử dụng, đặt câu sử dụng trợ từ, thán từ. - Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. - Thời gian: 14’. - HS đọc bài tập. - GV HD học sinh làm các bài tập. Bài tập 1 gọi hs làm trên bảng Bài tập 2 gọi hs giải thích ( tại chỗ) - GV nhận xét, đánh giá III. Luyện tập * Bài tập1 SGK - 70 Các câu có trợ từ: a, c, g, i. * Bài tập 2 SGK 70 + 71 a. Lấy - không có 1 lá thư, không một lời nhắn gửi, không có 1 đồng quà. b. Nguyên - Chỉ kể riêng tiền thách cưới quá cao. đến - quá vô lý. c. Cả - Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường. d. Cứ - Nhấn mạnh sự lặp lại . * Bài tập 3 SGK - 71 Các thán từ là: Này, à, ấy, vâng, chao ôi, hơi ôi * Bài tập 4 SGK – 72 a. Kìa - đắc chí ha ha - khoái chí ái ái - tỏ ý van xin b. Than ôi - tỏ ý nuối tiếc . 4. Củng cố: HS hiểu thế nào là trợ từ, thán từ, cách sử dụng. 5. Hướng dẫn về nhà: - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ từ, thán từ trong một văn bản tự chọn. - Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIET 23.doc