Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 1, 2

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ:

- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.

* Kĩ năng sống:

- Cảm thụ văn học

- Giao tiếp, vận dụng

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/8/2013 
Ngày giảng: 8A:12 /8/2013
	 8B: 13 /8/2013
Tiết 1
TÔI ĐI HỌC
	- Thanh Tịnh - 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: 
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
* Kĩ năng sống:
- Cảm thụ văn học
- Giao tiếp, vận dụng…
B. Chuẩn bị
- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác.
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :……………………………..8B :……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên:
 Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khóc
 Mẹ dỗ dành bên em...
 Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu ấy.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Vài nét về tác giả, tác phẩm, đọc diễn cảm
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở
- Thời gian: 10p
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV gọi hs đọc phần chú thích.
? Khái quát những nét chính về tác giả ?
? Nêu xuất xứ văn bản Tôi đi học?
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh.
Giáo viên đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp. Giọng đọc: Chậm, dịu, hơi buồn; những câu nói của nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc đọc giọng phù hợp.
- GV yêu cầu hs giải thích một số từ khó: tựu trường, bất giác, ông đốc, lạm nhận.
? Xét về mặt thể loại văn bản, bài này thuộc thể loại văn bản nào?
? Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được không?
? Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” kể lại theo trình tự như thế nào?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh: Trần Văn Ninh. Quê: Huế.
- Dạy học, viết báo,làm văn.
- Sáng tác mang đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm:
- “Tôi đi học” in trong tập Quê mẹ - 1941.
a. Đọc
b. Thể loại: Tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
c. Chia đoạn: 3 đoạn
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
-Mục tiêu: Cảm xúc, tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường. Nghệ thuật miêu tả của tác giả.
-Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
- Thời gian: 25 phút
- Gọi học sinh đọc 4 câu đầu?
? Nỗi nhớ tựu trường của nhân vật được khơi nguồn từ thời điểm nào? Cảnh vật cuối thu được được tả ra sao?
+ Thời điểm: cuối thu
+ Thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+ Sinh hoạt: mấy em rụt rè cùng mẹ đến trường.
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đoạn văn trên?
-> Từ láy: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Các từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện xảy ra từ bao năm rồi mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia...
? Những hình ảnh, những chi tiết nào trong văn bản diễn tả tâm trạng chú bé khi cùng mẹ đi trên đường tới trường?
+ Thấy lạ.
 + Cảnh vật đều thay đổi.
 + Lòng tôi có sự thay đổi lớn.
 + Trang trọng, đứng đắn.
? Tác giả sử dụng loại từ gì? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc đó có trái ngược, khác nhau không? Vì sao?
- Không mâu thuẫn trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của nhân vật tôi
? Phân tích tác dụng của hình ảnh so sánh trong câu văn “Tôi quên............bầu trời quang đãng”?
? Những chi tiết nào trong hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật tôi khiến em chú ý? Vì sao?
+ Cử chỉ, hành động, lời nói: thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn,…
-> Động từ: Ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu -> háo hức, hăm hở.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật?
- T/g chú trọng miêu tả những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi và điều đó đã được diễn đạt bằng lời văn giàu chất thơ “Buổi mai hôm ấy...”
?Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp miêu tả cảnh vật và tâm trạng?
- Giúp người đọc hiểu và cảm nhận được tâm trạng nhân vật tôi
Liên hệ
? Cảm xúc của em về ngày đến trường đầu tiên ?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật “tôi”
* Trên đường đến trường:
- Tâm trạng đầy cảm xúc: náo nức, tưng bừng xen lẫn hồi hộp lo lắng.
4. Củng cố: 
GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc diễn cảm toàn văn bản
- Tìm học thuộc những đoạn văn hay
- Tập phát biểu cảm nhận về cảm xúc nhân vật “Tôi”
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 8/8/2013 
Ngày giảng: 8A : 14/8/2013
	 8B: 14/8/2013
Tiết 2
TÔI ĐI HỌC
	- Thanh Tịnh - 
	(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: 
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
* Kĩ năng sống:
- Cảm thụ văn học
- Giao tiếp, vận dụng…
B. Chuẩn bị
- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác.
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :……………………………..8B :……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Trình tự kể chuyện trong văn bản Tôi đi học?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu: Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trước sân trường; khi học trò xếp hàng vào lớp và khi nghe gọi đến tên mình. Hình ảnh những người lớn hiện lên trong kí ức của nhân vật “tôi”.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng bình .
- Thời gian: 30 phút
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Hướng dẫn phân tích theo các chặng nhỏ.
- GV gọi học sinh đọc đoạn 2.
? Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí, chú bé đã nhìn thấy cảnh tượng gì? 
? Lúc này tâm trạng chú bé ra sao?
Phát hiện- phân tích
? Nhận xét cách tả và kể ở đây?
Tả, kể rất tinh tế và hay: Chuyển biến hợp quy luật tâm lý trẻ.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 4?
? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách học sinh mới, “tôi” có tâm trạng như thế nào?
? Lúc ấy “tôi” đã làm gì? 
Vì sao?cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng; muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? 
( miêu tả tinh tế, so sánh hấp dẫn.)
? Có thể nói: chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối?
? Tâm trạng của “tôi” khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên như thế nào?
? Hình ảnh con chim con ấy có ý nghĩa ntn?
vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng
? Dòng chữ “tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
? Nhận xét cách kết thúc ấy?
- Vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới 
mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, tình cảm mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ
?Cho biết cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp.
 - Ông đốc: từ tốn, bao dung, giàu tình thương yêu.
? Truyện sử dụng nét nghệ thuật đặc sắc nào?
? Nội dung, chủ đề của tác phẩm là gì?
- GV khái quát- gọi hs đọc phần ghi nhớ.
II. Tìm hiểu văn bản
* Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng.
- Chơ vơ, vụng về, lúng túng, ngập ngừng, e sợ.
* Khi nghe gọi tên và đi vào lớp:
- Càng lúng túng hơn.
- Sợ hãi, nức nở khóc.
* Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên:
- Bình tĩnh tự tin hơn
2. Những người lớn:
 Có trách nhiệm, giàu tấm lòng đối với thế hệ tương lai. 
* Ghi nhớ/ 9
* Hoạt động 3: HD luyện tập
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học bài tốt hơn.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Thời gian: 5 phút
* Hướng dẫn luyện tập:
? Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được tác giả vận dụng trong truyện?
? Tác dụng của hình ảnh so sánh ấy đối với tâm trạng nhân vật “tôi”?
- GV cho hs phát biểu cảm nghĩ về dòng suy nghĩ của nhân vật “ Tôi”.
III. Luyện tập
 - Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi”.
4. Củng cố: 
GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em ngày khai trường
- Học bài , xem trước: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 1,2.doc
Giáo án liên quan