Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 9, 10 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Mức độ cần đạt:

- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ.

- Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

2. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Lí Bạch.

- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.

3. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.

- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.

4. Thái độ: Cho học sinh hiểu biết thêm cảnh thiên nhiên.

 

docx24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 9, 10 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
- Đi và trở lại là trái nghĩa về sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát.
? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết từ trái nghĩa là từ như thế nào? Cho ví dụ?
Hs trả lời.Gv chốt ý ghi bảng.
* Gv đưa ra các hình trong đó có cặp từ trái nghĩa cho hs tự tìm.
* KTDH: - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ trái nghĩa.
Ví dụ : Cao - thấp; to - nhỏ; trẻ - già.
Tương tự như vậy đặt câu có dùng từ trái nghĩa:
- Lá lành đùm lá rách
- Lên thác xuống ghềnh
- Ba chìm bảy nổi.
- Gần nhà xa ngõ.
* Gv đưa ra ví du: Chín
? Tìm từ trái nghĩa “ chín” trong trường hợp “ cơm chín” và “ quả chín”?
- Sống - cơm sống
- Xanh- quả xanh
? Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp “cau già” và “ rau già”?
- Non: rau non; cau non
? Hãy tìm từ trái nghĩa với từ “lành” trong trường hợp thuốc lành, áo lành, tính lành, bát lành?
- Lành: độc (thuốc lành, thuốc độc)
 dữ (tính lành, tính dữ)
 rách (áo lành, áo rách)
 mẻ, vở (bát lành, bát mẻ, bát vỡ)
? Từ ví dụ đó em cho biết một từ có mấy nghĩa? 
- Nhiều nghĩa.
Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng
Ví dụ: Lên bổng xuống trầm.
 Thiếu tất cả ta giàu dũng khí.
 Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung.
 Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng.
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
? Em hãy tìm từ trái nghĩa trong ví dụ trên?
? Các cặp từ trái nghĩa đó có tác dụng như thế nào?
- Sử dụng thể đối tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
? Từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào?
Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
KTDH: - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
Gv gọi hs đọc bài tập1sgk. Hs đọc bài tập.
? Yêu cầu bài tập 1 là gì?
- Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ.
Hs lên bảng làm bài tập. Gv nhận xét.
Tương tự như vậy hs đọc bài tập 2 sgk.
? Yêu cầu bài tập 2 là gì?
- Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm đã cho sẵn.
Hs làm. Gv nhận xét.
* Bài tập 3 yêu cầu ta làm gì?
- Các nhóm làm và lên bảng trình bày ai nhanh hơn 
* Gv đưa ra câu hỏi thảo luận.
Viết đoạn văn ngắn về tình cảm của em với mái trường, có sử dụng từ trái nghĩa.
Các nhóm trao đổi thảo luận.
Hs báo cáo kết quả - nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét, bổ sung.
I/ Bài học.
 1. Khái niệm.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ có nhiều nghĩa thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Tác dụng:
 Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 
II/ Luyện tập.
Bài tập 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ.
 Lành - rách
 Giàu - nghèo
 Ngắn - dài
 Đêm - ngày; sáng - tối.
Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm đã cho sẵn.
Tươi: cá tươi – cá ươn
 hoa tươi – hoa héo
Yếu: ăn yếu – ăn khỏe
 học lực yếu – học lực giỏi
Xấu: chữ xấu – chữ đẹp
 đất xấu – đất tốt
Bài tập 3: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
- Chân cứng đá mềm
- Có đi có lại 
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm mắt mở
- Chạy sấp chạy ngửa
- Vô thưởng vô phạt 
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Bước thấp bước cao
- Chân ướt chân ráo.
4. Củng cố:
- Hs xem lại nôi dung bài học.
- Hs làm bài tập còn lại.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị bài mới “Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật con người” 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 9 Ngày soạn:02/10/2013
Tiết 36 Ngày dạy: 19/10/2013 
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt:
- Rèn luyện kĩ năng nghe.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
2. Kiến thức:
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
3. Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
4. Thái độ: Biết cảm nhận về sự vật, con người qua tiết luyện nói.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN, STKBG.
 - ĐDDH: bảng phụ.
 2. Trò: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: 1. Thế nào là cách lập ý trong bài văn biểu cảm?
 2. Nêu các dạng lập ý trong văn biểu cảm? 
 Đáp án: 1. Lập ý là suy nghĩ để ra ý và ra cách nào đó để có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc ý nghĩ của mình một cách chân thật và tế nhị.(5đ)
 2. Các dạng lập.(5đ)
 - Liên hệ hiện tại với tương lai
 - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
 - Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước
 - Quan sát, suy ngẫm.
 2. Giới thiệu bài mới: 
Một bài văn thường có bố cục ba phần. Bố cục một bài văn biểu cảm cũng vậy, tuy nhiên để làm được một bài văn biểu cảm thì chúng ta phải biết cách lập ý và lập dàn ý sao cho phù hợp phải đòi hỏi ở người viết phải biết các dạng lập ý và chọn các dạng ấy sao cho hợp lí. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
Gv gọi hs đọc đề bài sgk trang 129.
Gv ghi đề bài lên bảng.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. 
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
Đề 3:Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày.
Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận từ thời thơ ấu. 
? Đề bài này yêu cầu các em phải làm gì?
- Cảm nghĩ về người thầy người cô giáo về những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. 
 Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
 Hs làm theo yêu cầu của giáo viên trình bày bài mà mình đã chọn trước lớp. 
Gv hướng dẫn học sinh trình bày một bài mẫu.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh lập dàn bài văn biểu cảm.
1. Mở bài: Giới thiệu về thầy cô giáo mà em yêu mến. 
(thầy cô nào? lớp mấy? trường nào ?)
 2.Thân bài :
- Nêu những tình cảm kỷ niệm đối với thầy cô 
- Vì sao em yêu mến thầy cô. 
- Hình ảnh thầy cô trong lớp học. 
- Giọng nói khi thầy cô giảng bài. 
- Sự vui buồn của thầy cô. 
- Thầy cô an ủi chia sẻ với học sinh. 
- Sự quan tâm lo lắng cho lớp của thầy cô. 
3. Kết bài :
Nêu tình cảm đối với thầy cô từ tấm lòng của bản thân em, những hứa hẹn mong ước.
? Các em hãy dựa vào những kiến thức đã học tự lập dàn ý cho bài văn biểu cảm mà mình đã chọn và dựa vào dàn ý đó trình bày trước lớp? 
- Yêu cầu học sinh trình bày bằng miệng đề văn mà mình đã chọn một trong bốn đề trong sgk?
- Lần lượt học sinh được phân công trình bày kết quả. 
Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét rồi gv tổng hợp đánh giá. 
- Về ngôn ngữ diễn đạt 
- Nhận xét về nội dung trình bày bài. 
- Gv cho điểm về cách trình bày bài của hs.
Gv tổng hợp các ý kiến và cho học sinh ghi dàn bài vào vở học của học sinh
* Gv gọi hs đọc bài văn mẫu sgk trang 130.
1 . Đề văn: 
 Cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. 
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
Giới thiệu về thầy cô mà em yêu mến.
b. Thân bài:
- Những tình cảm, kỉ niệm sâu sắc của em dành cho thầy, cô.
- Giọng nói ấm áp, sự quan tâm lo lắng với lớp.
- Cách truyền đạt kiến thức cho các em.
- Hình ảnh thầy, cô vui mừng khi lớp đạt thành tích cao trong học tập.
c. Kết bài:
- Tình cảm chung về thầy, cô.
- Mong ước của em.
4. Củng cố :
- Gv nhận xét đánh giá giờ học luyện nói của học sinh.
- Cách thức trình bày miệng.
- Tác phong đứng trước tập thể lớp. 
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm hoàn chỉnh đề văn mà em chọn. 
- Chuẩn bị bài mới “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
IV/ RÚT KINH NGHIỆM: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@
Tuần 10 Ngày soạn:05/10/2013
Tiết 37, 38 Ngày dạy: 24/10/2013
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN BIỂU CẢM
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm để hoàn thành một bài văn.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng để hoàn thành bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, con người theo truyền thống của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Thầy : Đề, đáp án, biểu điểm.
2. Trò: ôn bài trước, chuẩn bị giấy bút thước.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Tiến hành kiểm tra:
* Đề bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về cây bàng ở sân trường.
 II. Đáp án và biểu điểm:
Định hướng dàn bài:
Ý
Nội dung
Điểm
Mở bài
- Giới thiệu loài cây em yêu, trong đó nêu được lí do yêu cây Bàng.
1,5đ
Thân bài
a.Tả bao quát về cây bàng.
- Tả hình giáng: Thân to, cành tỏa bốn phía tạo ra bóng mát rộng.
- Nêu cảm xúc chung về hình ảnh cây Bàng.
b. Nêu những đặc điểm chi tiết của cây.
- Thân hình xù xì, vỏ màu nâu bị chai sạn bởi thời gian.
- Rễ to cắm sâu vào trong lòng đất để tìm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho cây đứng vững trước giông bão.
- Cành bàng rất nhiều nhánh vươn dài ra xa như những cánh tay khổng lồ làm cho dáng vẻ cây càng thêm bệ vệ.
- Lá bàng to màu xanh sậm trên lá có nhiều gân trồi lên, dù lá to nhưng trông cũng rất mảnh mai.
- Hoa và quả bàng không nổi bật như loài cây khác nhưng nó cũng mang vẻ đẹp riêng, nhất là đối với những ai yêu bàng.
c. Cây trong cuộc sống hàng ngày.
- Là chiếc ô lớn tỏa bóng mát khắp sân trường thật lí tưởng trong những ngày nắng nóng oi bức.
- Trong những giờ thể dục, hay sinh hoạt dưới cờ cây góp phần không nhỏ vào sự thành công.
- Giờ ra chơi dưới gốc bàng là nơi nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng, hay là nơi tổ chức những trò chơi dân gian thật lí tưởng.
d. Cây gợi đến những kỉ niệm.
- Cây gắn liền với chúng tôi trong những ngày tháng sống dưới mái trường về tình bạn bè, thầy cô.
- Những lúc gặp khó khăn tôi thường ra gốc ngồi thì thấy 

File đính kèm:

  • docxTuần 9-10.docx