Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, 8 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Mức độ cần đạt:

Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật bằng chữ Nôm.

2. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

3. Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

4. Thái độ: Giáo dục hs thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

II/ CHUẨN BỊ:

 

docx29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, 8 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết áp dụng vào các bài tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN.
 - ĐDDH: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Trò: Soạn bài và đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của học sinh
2. Giới thiệu bài mới: 
 Ở tiết học trước về phần tập làm văn chúng ta đã tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn bài văn biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập lại cách làm bài văn biểu cảm, đó chính là nội dung bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
*Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs luyện tập tìm hiểu đề.
? Em hãy nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm?
- Có bốn bước:
 + Tìm hiểu đề, tìm ý.
 + Lập dàn ý.
 + Viết bài.
 + Đọc sửa bài.
Gv gọi hs đọc đề bài sgk trang 99.
? Đề bài thuộc kiểu văn bản nào?
- Thuộc văn biểu cảm.
? Đối tượng biểu cảm là gì?
- Lồi cây em yêu.
? Em sẽ xác định loài cây nào mà em yêu thích?
- Loài cây phượng.
? Lí do nào khiến em yêu thích?
- Các đặc tính của cây, tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò, đem lại lợi ích về tinh thần cho chúng em.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập lập dàn ý.
? Mở bài chúng ta cần nêu vấn đề gì?
- Loài cây phượng.
? Thân bài cần nêu ý gì?
- Nêu phẩm chất của cây
- Lợi ích của cây.
+ Trong đời sống: Tỏa bóng mát cho không khí trong lành.
+ Trong cuộc sống của em: Gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè. Màu hoa đỏ âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn tươi vui rộn ràng.
? Còn phần kết bài cần nêu gì?
- Cảm nghĩ của em về cây phượng.
Gv: Em rất yêu quí cây phượng, xao xuyến bâng khuâng, khi chia tay với cây phương thân yêu để bước vào kì nghỉ hè.
* Gv hướng dẫn học sinh làm bài thực hành trên lớp. 
Hs đọc bài cây sấu Hà Nội.
Gv gợi dẫn cho hs nhận xét bố cục bài văn mẫu.
Gv đưa ra câu hỏi thảo luận.
Các nhóm thảo luận lập dàn ý bài Cây sấu Hà Nội.
Các nhóm trao đổi thảo luận- báo cáo kết quả.
* Gv nhận xét sửa sai đưa ra dàn ý lập sẵn để cho hs dựa vào đó và lập dàn ý của các bài văn tương tự.
Mở bài: Ấn tượng về những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.
Thân bài: Hương vị, màu sắc của cây sấu, hương lá dịu dàng, hoa hình sao màu trắng sữa, quả sấu xanh.
Tình cảm: gợi nhớ thương, đậm đà chất Hà Nội.
Kỉ niệm: Thời thơ ấu, nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm.
Lớn lên đi xa nỗi khát khao.
Kết bài: 
Cây sấu đã trở thành một phần máu thịt của Hà Nội để mà nhớ mà thương.
* Tương tự như vậy giáo viên cho học sinh đọc bài văn Cây Hà Nội, Sấu Hà Nội.
Nội dung
Đề bài: Loài cây em yêu.
1.Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Kiểu bài: Biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: loài cây phượng.
- Các đặc tính của cây:Ý nghĩa, lợi ích.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu lòai cây cụ thể mà em yêu thích.
- Lí do mà em yêu thích
b. Thân bài: 
- Các đặc điểm của cây:
 + Thân to rễ lớn, tán xòe rộng che mát.
 + Hoa màu đỏ thẳm: đẹp bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Lợi ích của cây:
 + Trong đời sống: Tỏa bóng mát, tạo vẻ đẹp thơ mộng, cho không khí trong lành.
 + Trong cuộc sống của em: Gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè. Màu hoa đỏ âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn tươi vui rộn ràng.
à Cây phượng là loài cây em yêu.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây phượng.
3. Viết đoạn văn
4. Kiểm tra lại văn bản.
4. Củng cố : 
- Gv cho học sinh nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
- Hs đọc bài văn mẫu trang 100.
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về nhà học bài và tìm một số đề văn biểu cảm và lập dàn ý.
- Đọc và soạn bài “Qua Đèo Ngang” 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
@?@?@?@?&@?@?@?@
Tuần 8 Ngày soạn:25/09/2013
Tiết 29 Ngày dạy:07/10/2013
Văn bản:	 QUA ĐÈO NGANG
 (Bà Huyện Thanh Quan)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Mức độ cần đạt:
 Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
2. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 - Không xâm phạm cảnh quan thiên nhiên
 - Trồng cây phủ xanh đồi trọc
3. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật đôc đáo trong bài thơ.
 - Liên hệ :môi trường hoang sơ của Đèo Ngang
4. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước
- Học sinh biết bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên ở xung quanh mình.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - TLTK: SGV, SáchCKTKN.
 - ĐDDH: Bảng phụ.
2. Trò: Soạn bài và đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi : 1. Đọc thuộc lòng bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? Hãy nêu và giải thích thể loại thơ thể loại bài thơ?
 2. Nêu giá trị nội dung của bài thơ Bánh trôi nước?
 Đáp án: 1. - Hs đọc đúng nội dung, to, rõ ràng và thể hiện được cảm xúc.(2,5đ)
 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtà Một bài thơ gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ làm sử dụng niêm luật chặt chẽ. (2,5đ)
 2. Bài thơ mang tính đa nghĩa, thông qua chiếc bánh trôi nước tác giả ca ngợi phẩm chất tâm hồn trong sáng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc cho số phận lênh đênh chìm nổi của họ.(5đ)
2. Giới thiệu bài mới: 
Qua Đèo Ngang là một bài thơ hay mang nhiều tầng ý nghĩa thể hiện tài năng của Bà Huyện Thanh Quan về cách tả cảnh ngụ tình xuất sắc, đồng thời thể hiện khát tấm lòng lòng yêu nước thương nhà của bà trước cảnh nước mất nhà tan. Đó chính là nội dung tiết học này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 102.
? Nêu vài nét về tác giả?
- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ 19 chưa rõ năm sinh và năm mất. Quê làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm quan tri huyện Thanh Quan tỉnh Thái Bình. Nên bà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan.
Gv:Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là ba nhà thơ nữ nổi tiếng nhất ở thế kỉ 18,19. Sau bài Đèo Ngang bà còn có một số bài thơ Nôm nổi tiếng như Thăng Long thành Hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà...
? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Khi được nhà vua mời vào kinh giữ chức “ Cung trung giáo tập” à Từ Hà Nội vào Huế.
Gv: hướng dẫn
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
- Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lí đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảnh Bình.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn đọc - văn bản.
Gv: Hướng dẫn cách đọc to rõ ràng nhưng giọng phải chậm và ấm áp thể hiện được tâm trạng buồn sâu thẳm.
Gv đọc mẫu và yêu cầu hai học sinh đọc lại.
Gv nhận xét cách đọc.
? Bài thơ thuộc thể loại gì?
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
? Căn cứ vào dâu mà ta giám khẳng định điều này?
- Số câu số chữ ( tám câu, mỗi câu bảy chữ)
- Gieo vần ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 cùng vần
Gv giới thiệu thêm:
- Phép đối giữa câu 3 và 4
- Phép đối giữa câu 5 và 6
Gv yêu cầu hs nhắc lại thể loại bài thơ này và giải thích.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.
? Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
- Có bốn phần: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.
? Nhưng có thể chia bố cục của văn bản này gồm mấy phần?
- Hai phần:
+ Bức tranh cảnh vật. (2 câu đề và 2 câu thực)
+Tâm trạng của con người. ( 2 câu luận và 2câu kết)
Gv: Bố cục thông thường, mỗi văn bản có những bố cục đặc trưng tương ứng: Thơ đường luật thừng có bốn phần như: thơ tứ tuyệt ( khai, thừa, chuyển, hợp): Thơ thất ngôn bát cú ( đề, thực, luận, kết)
Hs đọc bài.
* GV hướng dẫn phân tích 2 câu đề
? Chủ thể trữ tình đây là ai?
- Bà Huyện Thanh Quan.
? Hãy nêu thời gian và không gian trong bài thơ? 
- Thời gian đã về chiềuà nắng xế tà.
- Không gian: Khung cảnh Đèo Ngang.
? Trước không gian và thời gian đó, cảnh vật hiện ra trước mặt tác giả bằng những hình ảnh nào?
- Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
? Từ nào được lặp lại? 
- Từ chen.
? Em hiểu nghĩa từ “chen” ở đây như thế nào?
- Xen lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không theo hàng lối.
? Qua điệp từ chen gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên ở đây ra sao?
- Cảnh vật ở đây thật hoang sơ, rậm rạp vắng bóng con người. 
Gv: Dù cảnh hoang vu song nơi đây vẫn mang vẻ đẹp hài hoà của chốn thiên nhiên dường như không phải hoàn toàn xa cách với cuộc sống của con người
* Gv hướng dẫn học sinh phân tích hai câu thực.
? Cảnh Đèo Ngang được thể hiện trong 2 câu thực bằng những hình ảnh nào ?
- Có chú tiều hái củi à Tiều vài chú.
- Có chợ bên sôngà Chợ mấy nhà.
H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ này?
- Từ láy: Lom khom, lác đác à Gợi hình ảnh.
- Phép đối: Lom khom - Lác đác
 Dưới núi - Bên sông 
 Tiều vài chú - Chợ mấy nhà. 
- Đảo ngữ: Tiều vài chú; Chợ mấy nhà. 
? Hai từ láy lom khom và lác đác có sức gợi tả ntn?
- Gợi hình dáng nhỏ nhoi, vất vả của người tiều phu giữa núi rừng?
- Gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
à Tuy có bóng giáng và hoạt động của con người nhưng còn rất hoang sơ, heo hút ít dân cư.
? Đứng trước cảnh vật nơi đây nhà thơ đã có tâm trạng ra sao?
- Thể hiện nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ nơi đất khách quê người.
* GV: Từ những hình ảnh miêu tả trên ta thấy cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, hiện lên vào lúc chiều tà, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, lại với một tâm trạng cô đơn cho nên không gợi lên cảm giác vui, đẹp mà buồn, vắng lặng.
? Như vậy các em thấy cảnh đèo Ngang được hiện lên như thế nào?
Hs trả lời gv chốt ý ghi bảng.
* Gv hướng dẫn học sinh phân tích hai câu luận.
? Từ cảnh tượng đó em thấy hé mở trạng thái tâm hồn nào của nhà thơ?
- Buồn man mác trước cảnh tượng xa lạ, thưa thớt, hoang sơ.
? Trong cảnh tượng ấy van

File đính kèm:

  • docxTuần 7 -8.docx