Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5, 6 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Mức độ cần đạt:

- Bước đầu tìm hiểu thể thơ trung đại.

- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.

- Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải.

2. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

 

docx29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5, 6 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, cảm xúc trong bài văn biểu cảm thì chúng ta phải tìm hiểu được đặc điểm của nó.Vậy để hiểu rõ nhu cầu của văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm như thế nào chúng ta sẽ bước vào tiết học hôm nay để tìm hiểu.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
? Thế nào là biểu cảm?
- Những cảm xúc được thể hiện ra bên ngoài.
? Thế nào là nhu cầu biểu cảm?
- Là mong muốn được bày tỏ cảm xúc của mình thành lời văn lời thơ, hoặc nói ra bên ngoài, văn bản nói.
Gv: Trong cuộc sống hàng ngày khi tiếp xúc với cảnh vật, con người, vật dụng, sự vật mỗi con người chúng ta thường ở trong một trạng thái nào đó : vui sướng đau khổ, tự hào, hổ thẹn, và có nhu cầu giải bày cảm xúc, tình cảm đó với người khác.
? Khi đó em sẽ dùng phương tiện nào để thể hiện?
- Phương tiện ngôn ngữ để giải bày những cảm xúc và tình cảm đang dồn nén chất chứa trong lòng.
? Văn bản ấy có được gọi là văn biểu cảm không? Tại sao?
- Gọi là văn biểu cảm vì nó bày tỏ cảm xúc.
* Gv gọi hs đọc những câu ca dao trong sgk.
? Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- 1. Tiếng kêu thương vô vọng của người nhân dân.
 2. Cô giáo bày tỏ nỗi lòng mình, niềm vui hồn nhiên trong trẻo.
? Trước cảm xúc đó em nghĩ gì về xã hội lúc bấy giờ?
- Viết về người người dân cực khổ đó chính là thể hiện sự đánh giá đối với thời gian không gian của xã hội lúc bấy giờ.
? Ngoài biểu lộ tình cảm cảm xúc hai bài ca dao còn biểu hiện gì?
- Khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân, tâm trạng cô gái. 
? Qua đó em hiểu gì về văn biểu cảm?
Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng.
? Văn biểu cảm còn được gọi là gì nữa, nó bao gồm những thể loại nào?
- Văn trữ tình bộc lộ cảm xúc tâm trạng, nó gồm các thể loại: Ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút, thư từ.
? Trong thư gửi cho người thân hay bạn bè em có bộc lộ tình cảm không? 
Hs trả lời.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm.
Gv gọi hs đọc hai đoạn văn sgk trang 72.
? Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì?
- Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại kỉ niệm với bạn. 
 Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. 
? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ?
- Cả 2 đoạn đều không kể chuyện gì hòan chỉnh mặc dù có gợi lại kỉ niệm. Đặc biệt là đoạn 2, tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc.
* Gv cho hs đọc bài ca dao: Chú tôi, thầy bói.
? Nội dung biểu đạt của hai bài ca dao là gì?
- Phê phán kẻ lười biếng nghiện ngập
- Phê phán hiện tượng bói toán.
? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm trong văn bản?
- Là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng tình cảm nhân văn, yêu con người, quê hương, thiên nhiên, ghét những thói tầm thường độc ác.
Gv: Không phải tình cảm nào cũng viết thành văn bản. Những tình cảm tầm thường nhỏ nhen, đố kị, tham lam ích kỉ, thì dù có viết ra cũng làm cho con người ta chê cười, sẽ không có ai đồng cảm. Cho nên muốn viết văn bản hay học sinh chúng ta cần phải tu dưỡng tình cảm, đạo đức cho cao đẹp, trong sáng.
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
- Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp, người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình
Đoạn 2: Bắt đầu từ miêu tả bằng tiếng hát đêm khuya trên đài rồi im lặng , tiếng hát trong tâm hồn trong tư tưởng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn đất nước . Tác giả không nói trực tiếp mà nói gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Đây là cách biểu hiện thường gặp trong tác phẩm văn học như bài “Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà”.
? Qua các ví trên ta thấy văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gv gọi học sinh đọc bài tập 
? Yêu cầu của bài tập là gì?
- Đọc đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm, vì sao?
HS : lên bảng làm bài tập. 
Gv sửa chữa chốt lại cho hs ghi vào vở bài tập.
 * Tương tự như vậy giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 2
Lần lượt từng học sinh lên làm bài tập.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Học sinh ghi bài vào vở bài tập.
* Gv hd b/tập 3,4 cho hs về nhà làm.
Kể tên một số bài văn biểu trữ tình hay mà em biết. 
Nội dung
I/ Bài học.
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
- Văn biểu cảm biểu lộ tình cảm, cảm xúc, thấm nhuần tư tưởng nhân văn của con người .
- Có 2 cách biểu cảm :
+ Biểu cảm trực tiếp khơi gợi tình cảm qua những tiếng kêu, lời than…
+ Biểu cảm gián tiếp khơi gợi tình cảm qua việc sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả…
II/ Luyện tập:
Bài 1: 
Đoạn a. Không phải là văn biểu cảm vì chỉ nêu đặc điểm hình dạng và công dụng của cây hải đường, chưa bộc lộ cảm xúc.
Đoạn b. là văn biểu cảm vì đầy đủ đặc điểm của văn biểu cảm.
Bài 2: Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp, vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả. 
4. Củng cố: 
 - Gv gọi hs xem lại nội dung bài học.
 - Hs làm bài tập 1,2 sgk trang 74.
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học sinh học bài, làm bài tập còn lại.
 - Đọc và soạn bài “Bài ca Côn Sơn” 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
@?@?@?@?&@?@?@?@
Tuần 6 Ngày soạn:12/09/2013
Tiết 21 Ngày dạy:23/09/201
 (Hướng dẫn đọc thêm)
 Văn bản :	BÀI CA CÔN SƠN 
 ( Côn Sơn ca)
	 (Nguyễn Trãi)	 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt:
 Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.
2. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
4. Thái độ: Giáo dục hs: lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và ý thức bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch.
- Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Môi trường Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Thầy : - TLTK: SGV, sách CKTKN, Sách hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.
 - ĐDDH: chân dung Nguyễn Trãi, bảng phụ.
2. Trò: Soạn bài và đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : 1. Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “ Sông núi nước Nam” và nêu nội dung hai câu đầu của bài thơ.
 2. Đọc thuộc phiên âm và dịch thơ bài thơ “Phò giá về kinh” nêu nội dung hai câu sau của bài thơ.
Đáp án: 1. Học sinh đọc thuộc lòng to, rõ ràng, không lặp.
 Nội dung: Khẳng định chủ quyền độc lập, chủ quyền dân tộc về lãnh thổ của đất nước.
 2. Học sinh đọc thuộc lòng to, rõ ràng, mạch lạc thể hiện được cảm xúc.(5đ)
 Nội dung: Với lời nói súc tích cô đọng, hai câu sau là lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá sự bền vững muôn đời.(5đ) 
2. Giới thiệu bài mới :
Nguyễn Trãi - Vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hóa. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm văn học xuất sắc. Văn bản “Bài ca Côn Sơn” là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn, tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lí thú, bổ ích. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhé.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 79. 
Hs đọc chú thích.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả?
- Nguyễn Trãi ( 1380- 1442) hiệu Ức Trai, con trai Nguyễn Phi Khanh.
- Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, một anh hùng cứu quốc của dân tộc , ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò lớn bên Lê Lợi. Ông đã bị giết hại một cách thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên năm 1442. Mãi tới sau khi chết 22 năm ông mới được minh oan 
- Là người Việt Nam đầu tiên được UNECO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
? Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian nào?
- Trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn sống ở Côn Sơn.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đó?
- Thể thơ lục bát.
- Đặc điểm: Tiếng cuối của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu 8
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu văn bản.
Thể hiện thơ lục bát ( 6-8) nhịp 2/2 hoặc 4/4 vần bằng
Đọc giọng êm ái, ung dung, chậm rãi.
Gv đọc mẫu một lần. Gọi 2 hs đọc lại.
Gv nhận xét cách đọc của hs, sửa sai.
* Gv h/dẫn hs giải thích một số từ khó ở sgk.
GV : Với bài thơ này chúng ta cần làm rõ cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi. Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
Gv gọi học sinh đọc đoạn thơ.
? Côn Sơn thuộc vùng nào ở nước ta?
- Là vùng đồi núi.
? Cảnh trí Côn Sơn được gợi lên bằng những chi tiết nào?
- Suối chảy - đàn cầm
 Rêu phơi - chiếu êm
 Thông - nêm
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Sử dụng nghệ thuật so sánh, liên tưởng.
? Trong cách tả đó có gì độc đáo ? Thiên nhiên hiện ra như thế nào ?
- Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu gợi tả cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy.
? Tác giả đã gợi tả cảnh thiên nhiên như thế nào ?
- Tả thực với những hình ảnh thiên nhiên ở Côn Sơn gợi lên sự thanh cao, mát mẻ, trong lành.
? Em hãy hình dung ra cảnh trí ở Côn Sơn?
- Thiên nhiên được gợi lên khoáng đãng và thanh tĩnh.
Gv: Nguyễn Trãi như đang ở trong bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh “tiếng suối trong như tiếng hát xa - Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
? Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Trãi có gì độc đáo?
- Quan sát trực tiếp bằng cảm nhận riêng của mình, sử dụng triệt để biện pháp so sánh để miêu tả.
- Cảnh trí trở nên sinh động sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. 
GV: Côn Sơn với vẻ đẹp chốn đại ngàn, thanh cao và yên tĩnh. Tác giả là người yêu thiên nhiên,

File đính kèm:

  • docxTuần 5 -6.docx
Giáo án liên quan