Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ hán Nam quốc sơn hà
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨCKĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại
- Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn đường luật
- Đọc, hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt
3. Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình, tự do
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp– Giảng bình
là quận, huyện (đến tận đời Lí Anh Tông vẫn bị coi là An Nam quận vương) - Đế: không chỉ quan trọng nhất trong câu mà còn trong cả bài thơ, thể hiện ý thức độc lập, ngang hàng bình đẳng với các hoàng đế Trung Hoa (từ bao đời nay, hoàng đế Trung Hoa đều tự cho mình quyền tối thượng thống trị thiên hạ à có quyền phong vương cho các chúa địa phương. Nếu vua chư hầu tự xưng vương đã là nghịch tặc, phản bội nhưng với dân tộc ta, việc đó lại chứng tỏ ý thức tự cường, không chịu phụ thuộc vào nước lớn). (?) Qua phân tích, em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ này như thế nào? GV: Tạo hoá – tự nhiên vĩnh hằng đã công nhận như vậy à tính chất chính nghĩa của đất nước Đại Việt. - Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối (?) Hai câu cuối nêu những ý nghĩa cơ bản gì? (?) Theo em, vì sao có thể nói bài thơ này như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? (?) Qua những từ ngữ ở hai câu cuối, em hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ? TIẾT 2 B. Văn bản: Phò giá về kinh (?) Nêu những hiểu biết của em về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. (?) Nội dung thể hiện trong hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau khác nhau ở chỗ nào? (?) Em có nhận xét gì về trật tự các địa danh chiến thắng mà tác giả đã nhắc lại? Có thể giải thích dụng ý ra sao? - GV diễn giảng… (?) Từ đó, em hãy nêu nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ để thấy sự giống nhau của hai bài thơ. (HSTL trong 3 phút) - GV diễn giảng, chốt ý, cho HS rút ra ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 1. Nhắc lại đề - Cho HS nhắc lại đề 2. Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý - GV hướng dẫn HS tìm ý 3. Dàn ý - Dàn ý trong tiết 12 giáo án 4. Nhận xét ưu khuyết điểm - GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài viết của học sinh. 5. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể. - GV chỉ ra lỗi sai cụ thể trong bài làm của học sinh và cho các em sửa lỗi. 6. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài. - GV phát bài cho HS và tiếp tục sửa lỗi. 7. Đọc bài mẫu - GV cho đọc vài bài có điểm khá và vài bài làm yếu để làm mẫu. 8. Ghi điểm, thống kê chất lượng. - GV ghi điểm và thống kê. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc 2 bài thơ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản - Chuẩn bị: Từ hán Việt A. SÔNG NÚI NƯỚC NAM I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: 2. Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc 2. Tìm hiểu văn bản * Hai câu đầu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ® Khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc ta đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. * Hai câu sau: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ® Lời cảnh cáo đanh thép, cương quyết , nếu kẻ thù xâm lược sẽ phải chịu thất bại Þ Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: *Ý nghĩa văn bản: - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. + Ghi nhớ: SGK trang 65 B. PHÒ GIÁ VỀ KINH I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: 2. Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc 2. Tìm hiểu văn bản * Hai câu đầu: Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan à Tổng kết chiến thắng hào hùng của dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. * Hai câu sau: Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san à Lời động viên và niềm tin mãnh liệt vào sự vững bền muôn đời của đất nước 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: *Ý nghĩa văn bản: Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của đất nước ta thời nhà Trần. + Ghi nhớ: SGK trang 68 C. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 I. Đề bài : Hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em vể thầy hoặc cô giáo cũ? II. Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý: - Ngôi kể: thứ nhất - Nội dung : Kể lại kỉ niệm về thầy cô giáo cũ. - Thể loại: Tự sự kết hợp biểu cảm III. Dàn ý Mở bài: Giới thiệu chung về thầy hoặc cô giáo cũ đó. Thân bài: Kể lại lần lượt các ý: - Về hình dáng: nước da, khuôn mặt, phong cách. - Tính cách: sống thân thiện gần gũi với tất cả các em học sinh. Giúp đỡ rất nhiều bạn học sinh đến trường….. - Tình cảm của thầy cô giáo đó đã dành cho em như thế nào? Trong thời gian và hoàn cảnh như thế nào? - Những cảm nhận của em về thầy cô giáo đó. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về thầy cô giáo cũ đó. IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm: - Ưu điểm: đa số học sinh đã nắm được nội dung và hình thức của bài kiểm tra nên làm bài tường đối tốt. - Nhược điểm: Còn thiên về kể nhiều hơn mà chưa biểu lộ được cảm xúc chân thật của bản thân. V.Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể. Phần sai Nguyên nhân sai Sửa lại - Cô giáo dạy em lớp 7 - Chưa đúng yêu cầu đề - Cô giáo dạy em lớp trước VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài. VII. Đọc bài mẫu; - Băng Ân 7 điểm VIII.Ghi điểm, thống kê chất lượng. Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 0-4 7a1 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài cũ: - Học thuộc 2 bài thơ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản -Viết lại bài tập làm văn đã làm chưa tốt. Bài mới: - Soạn bài: Từ Hán Việt E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………...................................... Tuần 5 Ngày soạn: 16/9/2014 Tiết 19 Ngày dạy: 18/9/2014 TIẾNG VIỆT: TỪ HÁN VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt - Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ -Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt - Các loại từ ghép Hán Việt 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt - Mở rộng vốn từ Hán Việt 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng có chọn lọc từ Hán Việt C. PHƯƠNG PHP: Vấn đáp – Tích hợp – Quy nạp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh Lớp 7A6 Vắng:………… Phép…………………Không …………… 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Thế nào là đại từ? Cho ví dụ. b/ Đại từ có mấy loại? Cho ví dụ mỗi loại 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Trong khi nói và viết chúng ta phải sử dụng một số từ ngữ được mượn từ tiếng Hán để làm phong phú vốn ngôn ngữ của đất nước. Những từ ngữ mượn từ tiếng Hán được gọi là từ Hán Việt. Vậy từ Hán Việt có những loại nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG - GV diễn giảng sơ lược về tên gọi từ Hán Việt - Gọi HS đọc lại bài thơ “Nam quốc sơn hà” (?) Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là gì? tiếng nào có thể dùng như một từ đơn (dùng độc lập) để đặt câu, tiếng nào không? (?) Vậy tiếng dùng để tạo từ Hán Việt gọi là gì? - GV có thể diễn giảng vì sao gọi là yếu tố mà không gọi là tiếng nếu HS thắc mắc - Gọi HS đọc mục I.2 (?) Yếu tố thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. (?) Yếu tố thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì? - thiên niên kỉ, thiên lí mã - thiên đô về Thăng Long (?) Các em có nhận xét gì về nghĩa của các yếu tố Hán Việt ở trên? Việc hiểu nghĩa của yếu tố HV sẽ giúp ta điều gì? (?) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc loại từ ghép nào? (?) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép nào? (?) Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt không? (?) Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm, mục đồng, ngư ông, cô thôn thuộc loại từ ghép nào? Em có nhận xét gì về trật tự giữa các yếu tố so với từ ghép thuần Việt cùng loại? (?) Qua 2 ví dụ trên, em có nhận xét gì về từ ghép Hán Việt và trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt? HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP - GV chốt ý chính – chuyển sang phần LT - GV hướng dẫn HS làm phần LT HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm từ Hán Việt có trong những văn bản đã học - Chuân bị: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt Ví dụ 1: - Nam: phương Nam, hướng Nam, miền Nam ® Có thể dùng độc lập quốc: nước sơn: núi hà: sông ® Không thể dùng độc lập Þ Yếu tố Hán Việt Ví dụ 2: thiên thư: trời thiên lí mã, thiên niên kỉ: nghìn thiên đô về Thăng Long: dời thiên tiểu thuyết: chương, hồi ® Yếu tố Hán Việt đồng âm 2. Phân loại từ ghép Hán Việt Ví dụ: a. sơn hà, xâm phạm, giang sơn à từ ghép đẳng lập b. ái quốc, thủ môn, chiến thắng ® Yếu tố chính trước, yếu tố phụ sau - thiên thư, thạch mã, tái phạm, mục đồng… ® Yếu tố phụ trước, yếu tố chính sau Þ Từ ghép chính phụ + Ghi nhớ: SGK trang 69, 70 II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : - Hoa 1: Hoa quả, hương hoa, bông - Hoa 2: Hoa mỹ, hoa lệ (Cái để trang sức bề ngoài) - Phi 1 : Phi công, phi đội à Bay - Phi 2 : Phi pháp, phi nghĩa à sai trái, - Phi 3 : Cung phi, vương phi àVợ lẽ của vua hay các bậc thái tử, vương hầu Bài tập 2 : Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt - Quốc : Quốc gia, quốc kỳ, quốc sự, quốc văn … - Cư : Cư dân, cư ngụ, cư trú … - Bại : Đại bại, bại binh, bại vong, bại hoại III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài cũ: - Tìm từ Hán Việt có trong những văn bản đã học Bài mới: - Chuân bị: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 5 Ngày soạn: 16/9/2014 Tiết 20 Ngày dạy: 18/9/2014 TẬP LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Khái niệm văn biểu cảm - Vai trò, đặc điểm văn biểu cảm - Hai cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp trong văn bản 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và 2 cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp trong văn bản biểu cảm cụ thể. - Tạo lập văn bản có yếu tố biểu cảm 3. Thái độ - Bộc lộ thái độ, tình cảm trước các vấn đề trong cuộc sống. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Quy nạp – Tích hợp D. TIẾN TRÌNH DẠY
File đính kèm:
- VAN 7TUAN 5.doc