Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Hiện thực về đời sống của người lao động qua các bài hát than thân

- Một số nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu những câu hát than thân

- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học

3. Thái độ

- Biết đồng cảm trước những số phận bất hạnh

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Thảo luận – Giảng bình

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc, cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai?
(?) Người lao động đã bày tỏ nỗi khổ ấy ntn? 
à HSTL trong 3 phút
(?) Ở bài ca dao này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
 c/ Bài 3
(?) Theo dõi bài 3, em hãy cho biết, trái bần là loại trái ntn?
(?) Từ trái bần này, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?
(?) Em hãy tìm thêm một số bài ca dao bắt đầu bằng từ Thân em…
- GV bình chốt…
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người lao động trong xã hội xưa. 
- Thi tìm các bài ca dao cùng chủ đề
- Học thuộc các bài ca dao + Ghi nhớ
- Soạn bài: Những câu hát châm biếm
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thể loại: ca dao, dân ca
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc – hiểu chú thích
Tìm hiểu văn bản
Bài 2:
Thương thay…
+ Con tằm … nhả tơ
+ Con kiến … tìm mồi
+ Hạc … bay mỏi cánh
+ Cuốc … kêu ra máu
® Điệp từ, ẩn dụ 
Þ Nỗi khổ nhiều bề của người lao động: bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái
Bài 3:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi…tấp vào đâu
® So sánh
Þ Thân phận nghèo khó, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
3. Tổng kết: ghi nhớ 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: 
- Nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người lao động trong xã hội xưa. 
- Thi tìm các bài ca dao cùng chủ đề
- Học thuộc các bài ca dao + Ghi nhớ
Bài mới: 
- Soạn bài: Những câu hát châm biếm
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 4 Ngày soạn: 8/9/2014
Tiết 14 Ngày dạy: 16/9/2014
VĂN BẢN:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những cu ht châm biếm
	- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Ưng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu những câu hát châm biếm
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học
3. Thái độ
- Căm ghét, lên án những thói hư, tật xấu trong cuộc sống
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Thảo luận – Giảng bình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 7A5
Vắng:…………
Phép…………………Không ……………
2. Kiểm tra bài cũ
a/ Đọc những bài ca dao than thân và nêu ý nghĩa.
	b/ Qua những bài ca dao ấy, em có cảm nhận ntn về cuộc sống của người nông dân thời xưa?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Những thói hư, tật xấu trong cuộc sống của con người đã được tác giả dân gian lên án và phê phán một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc qua các bài ca dao châm biếm. Những nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
- GV hướng dẫn đọc: giọng mỉa mai, châm biếm, nhấn mạnh những từ ngữ cần thiết
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Bài 1
(?) Ở bài 1, lí lịch chú tôi được tóm tắt qua những chi tiết nào về: thói quen, tính nết?
 (?) Trong cuộc sống, người ta thường ước những điều tốt đẹp nhưng người chú trong bài này ước gì? Vì sao lại ước như thế? Qua đó, em có nhận xét gì về bức chân dung của người chú?
(?) Vậy ý nghĩa châm biếm của bài này là gì? à HSTL trong 3 phút
Bài 2
(?) Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
(?) Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao này? Tác dụng?
(?) Ý nghĩa phê phán của bài ca dao là gì? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
- GV tổng kết tiết học 
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm
- Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm trong bài học
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thể loại: ca dao, dân ca
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc – hiểu chú thích
Tìm hiểu văn bản
Bài 1:
Chú tôi hay :
 + tửu, tăm
 + nước chè đặc, ngủ trưa
Ngày: ước mưa; đêm: ước thừa trống canh
® Điệp từ, liệt kê, nói ngược 
Þ Phê phán, châm biếm hạng người nghiện ngập, lười lao động 
Bài 2:
Số cô:
+ chẳng giàu thì nghèo
+ có mẹ có cha…
+ mẹ: đàn bà, cha: đàn ông
+ có vợ có chồng
+ con: không gái thì trai
® Nói dựa, nói nước đôi, phóng đại
Þ Phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan
3. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK trang 58)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm
- Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm trong bài học
Bài mới:
- Soạn bài: Đại từ
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 4 Ngày soạn: 9/9/2014
Tiết 15 Ngày dạy:17/9/2014
TIẾNG VIỆT:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ
	- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Khái niệm đại từ
- Các loại đại từ
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp
3. Thái độ:
- Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Thảo luận – Giảng bình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 7A5
Vắng:…………
Phép…………………Không ……………
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Trong khi nói, viết chúng ta thường sử dụng một số đại từ để làm cho câu văn hay hơn. Vậy đại từ là gì, cách sử dụng chúng ra sao, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua tiết học này
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG
- Gọi HS đọc các ví dụ trong SGK/54,55 và trả lời câu hỏi
(?) Từ nó ở ví dụ a, b để chỉ đối tượng nào?
(?) Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai ví dụ này?
(?) Ở ví dụ c, thế để trỏ sự việc gì? vì sao em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này?
(?) Quan sát bài ca dao và cho biết từ ai dùng để làm gì?
(?) Từ các ví dụ trên, em hãy nêu thế nào là đại từ?
(?) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, em hãy cho biết các từ nó, thế, ai trong các ví dụ trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu.
(?) Từ nó trong câu sau giữ chức vụ gì trong câu:
 Người học giỏi nhất lớp là nó.
(?) Vậy đại từ có thể giữ những chức vụ gì trong câu?
- Gọi HS đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi
(?) Các đại từ ở mục a, b, c trỏ gì? Đặt câu với các đại từ này. 
- Gọi HS đọc tiếp ví dụ II.2
(?) Em hãy đặt câu hỏi với các đại từ ở mục a, b, c. Từ đó cho biết các đại từ ấy dùng để hỏi về điều gì?
(?) Tóm lại, đại từ có mấy loại? Mỗi loại dùng để làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
- GV chốt lại kiến thức cần nhớ – chuyển sang Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xác định đại từ trong những văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước.
 - Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Thế nào là đại từ?
 Ví dụ:SGK/54,55
a/…Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại còn khéo tay nữa. 
® Trỏ “em tôi”, làm chủ ngữ
b/ Tôi biết…con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc…
® Trỏ “con gà”, làm phụ ngữ
c/ Mẹ tôi… “Thôi hai đứa …đi”. Vừa nghe thấy thế, em tôi… nhìn tôi.
® Trỏ sự việc mẹ ra lệnh chia đồ chơi, làm phụ ngữ
d/ Ai làm cho … gầy cò con?
® Để hỏi, làm chủ ngữ
e/ Người học giỏi nhất lớp tôi là nó.
® Để trỏ, làm vị ngữ
àĐại từ : trỏ người, sự vật, tính chất 
2. Các loại đại từ
 Ví dụ:
a/ Tôi, tớ, mình, cậu, chúng ta, họ…
à Trỏ người, sự vật
b/ bấy, bấy nhiêu…
à Trỏ số lượng
c/ vậy, thế
à Trỏ hoạt động, tính chất
è Đại từ để trỏ
d/ Ai? Gì? à Hỏi người
e/ Bao nhiêu? Mấy? à Hỏi số lượng
g/ Sao? Thế nào? à Hỏi về hoạt động, tính chất
è Đại từ để hỏi
+ Ghi nhớ: (SGK trang 61)
II. LUYỆN TẬP
Btập 1: 
a) HS tìm và sắp xếp các đại từ xưng hô vào bảng
Từ bài tập này, GV hướng dẫn HS nhận xét, so sánh theo yêu cầu ở bài tập 5
b) Mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình…” à ngôi thứ nhất
 Mình trong câu thơ à ngôi thứ 2 
Btập 2, 3:
- HS tự tìm đặt câu theo yêu cầu
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Xác định đại từ trong những văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước.
Bài mới:
 - Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản
ĐỀ BÀI
a. Tìm 5 từ láy toàn bộ, 5 từ láy bộ phận
b. Đặt 1 câu có sử dụng từ láy
ĐÁP ÁN:
a. 5 từ láy toàn bộ: xa xa, xinh xinh, nghênh nghênh, đo đỏ, thăm thẳm
 5 từ láy bộ phận: mênh mông, miên man, liêu xiêu, mơ màng, lung linh
b. Đặt câu: Cánh đồng lúa rộng mênh mông
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
7A5
E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................
Tuần 4 Ngày soạn: 10/9/2014
Tiết 16 Ngày dạy: 17/9/2014
TẬP LÀM VĂN:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
	- Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học sinh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Văn bản và quy trình tạo lập văn bản
2. Kĩ năng: 
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản
3. Thái độ: 
- Tích cực hơn trong việc tạo lập kiểu văn bản đã học
C. PHƯƠNG PHÁP: Ôn tập – Tích hợp – Rèn kĩ năng tạo lập theo mẫu
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 7A5
Vắng:…………
Phép…………………Không ……………
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các bước để tạo lập một văn bản. Trong tiết học này chúng ta sẽ đi vận dụng những kiến thức đã học vào việc luyện tập tạo lập một văn bản cụ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG 
- Gọi HS nhắc lại các bước tạo lập văn bản
(?) Em hãy cho biết đề bài “Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình” thuộc kiểu văn bản nào? Do đâu mà em biết?
(?) Với đề bài ấy, em sẽ định hướng ntn cho bức em viết? (Viết về nội dung gì? có thể viết về mọi điều trong 1000 chữ không? Em sẽ tập trung viết về mặt nào?...)
(?) Đối tượng em gửi thư là ai? 
HOẠT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docVAN 7TUAN 4.doc
Giáo án liên quan