Giáo án Ngữ văn 7- Tuần 35, 36 - Trường THCS Hoàng Diệu

Hoạt động1: Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n.

 * Phân biệt phụ âm đầu tr/ch:

? Theo quy tắc tiếng Việt đã học thì tr và ch có thể kết hợp và không thể kết hợp những vần nào?

- Tr: không kết hợp với các vần: oa, oăt, oc.

- Ch: có thể kết hợp với các vần trên.

* Khi gặp các tiếng có vần oa, oăt, oc thì phải viết ch.

Ví dụ: chích chòe, choàng khăn, mặt choắt .

* Quy tắc kết hợp trong từ Hán Việt:

- ch: không kết hợp với các yếu tố HV có dấu nặng và dấu huyền.

- Tr có thể kết hợp với các yếu tố Hán Việt ấy.

Ví dụ: Trạng nguyên, trịch thượng, triệt để, triệu phú, trầm tư, triều đại, trình độ, trừng phạt .

Theo quy tắc trong từ láy:

 

docx43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7- Tuần 35, 36 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g:
   Bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề.
   Gây nhiều bệnh cho con người nhất là các bệnh về hô hấp.
 + Nước thải trong công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, con người ăn uống nguồn nước đó sẽ bị các bệnh nguy hiểm như ung thư…
 + Rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan,…
3. Kết bài (Khẳng định luận điểm là đúng đắn)
- Mọi người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm phù hợp với bản thânmình vì bảo vệ trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
- Phải tuyên truyền để ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường.
Đề3/59: Dân gian có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
a. Mở bài:
- Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất to lớn đối với mỗi con người.
- Khuyên thanh thiếu niên, học sinh phải biết “ chọn bạn mà chơi” tục ngữ ta có câu:
 Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
b. Thân bài:
- Câu tục ngữ trên có nghĩa như thế nào?
+ Nghĩa đen: Người học trò thường xuyên tiếp xúc với mực thì sẽ có lúc mực dây ra quần áo, sách vở. Ngược lại khi ta đến gần ngọn đèn đang thắp thì nhất định ánh sáng của nó sẽ làm rạng rỡ khuôn mặt của chúng ta.
+ Nghĩa bóng: Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói xấu, ngược lại nếu gần gũi, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học tập được ở họ những phẩm chất tốt đẹp.
- Con người nói chung, đặc biệt là thiếu niên, học sinh, thường hay bắt chước lẫn nhau, một cá nhân thường bị tập thể lôi cuốn cảm hoá. ( d / c )
- Tuổi trẻ chưa có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện, thử thách nhiều, vì vậy cũng chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Khi tiếp xúc với cái đúng, cái sai... nhiều khi chưa phân biệt rạch ròi, chính xác. Ngay cả khi biết điều đó là xấu cũng có khi không đủ bản lĩnh và nghị lực để xa lánh, phê phán, thường dễ đua đòi... ( d /c )
- Nhưng có bạn lại cho rằng ... cũng đúng vì có những người tuy sống trong xã hội xấu nhưng tấm lòng vẫn ngát hương ( d / c : Các đồng chí hoạt động cách mạng trong lòng địch...) thậm chí còn có thể tác động lại hoàn cảnh.Vấn đề là ở chỗ biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu để có thái độ ủng hộ hay xa lánh ( xa lánh cái xấu chứ không xa lánh con người có khuyết điểm )
c. Kết bài:
- Phải: học tập các bạn tốt, giúp đỡ bạn chưa tốt để cùng nhau tiến bộ.
- Phải tự rèn luyện để có bản lĩnh trong cuộc sống.
Biết ơn những người đã mang lại thành quả cho chúng ta hưởng thụ vốn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: (dẫn câu tục ngữ). 
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 
* Nghĩa đen: - Được uống nước thì nhớ ơn những người khơi nguồn, đào giếng.
- Được ăn quả thì biết ơn những người trồng, chăm sóc cây.
* Nghĩa bóng: 
Khi được hưởng một quyền lợi do người khác mang đến thì cần biết ơn những người đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b- Vì sao lại phải biết ơn những người đã mang lại thành quả cho ta hưởng? 
* Để có được nước ta uống, quả ta ăn thì người khơi nguồn, người đào giếng, người trồng cây phải đổ mồ hôi, công sức, tiền của… mới có được. 
 Nói rộng ra, tất cả mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) được tạo ra đều phải đổi bằng công sức, tiền của. Và thậm chí có những thành quả phải đổi bằng xương máu, tính mạng mới có được. Vì vậy khi hưởng thành quả, ta phải biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. 
* Biết ơn những người mang lại thành quả cho ta hưởng là lẽ phải, là đạo lí làm người, là truyền thống của dân tộc Việt Nam. 
c- Làm gì để thể hiện lòng biết ơn đó? Thể hiện ở suy nghĩ, thái độ và việc làm: 
* Thái độ trân trọng biết ơn: 
- Trong gia đình: 
Ông bà, cha mẹ là những người khơi nguồn, trồng cây- người mang lại thành quả; con cháu là người uống nước, ăn quả- người được hưởng thành quả. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn, kính trọng, hiếu lễ, chăm sóc khi ốm đau, phụng dưỡng khi về già, nhớ ngày giỗ của tổ tiên, ông bà… 
- Ngoài xã hội: 
+ Biết ơn thầy cô là những người dạy bảo, mang lại kiến thức, … Phải biết ngoan ngoãn, học giỏi, thành tài; biết thăm hỏi, động viên; làm tốt truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc.
+ Người thầy thuốc là những ngưòi đã chăm lo sức khoẻ, cứu sống bệnh nhân, phải ghi nhớ công lao.
+ Biết ơn những người nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Biết quí trọng sản phẩm lao động.
+ Có được cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh tuổi xuân, hi sinh xương máu của biết bao thương bệnh binh, các anh hùng liệt sĩ , chúng ta phải biết ơn và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng,…) (…)
* Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã có và tạo ra những thành quả khác: 
d- Bàn bạc mở rộng vấn đề: Phê phán thái độ vô ơn bạc nghĩa “ăn cháo đá bát”; thái độ sống thực dụng “qua cầu rút ván” trái với đạo lí (…).
Khẳng định lại vấn đề: Câu tục ngữ là bài học quí giá của ông cha ta với con cháu ngàn đời. Mỗi chúng ta cần thấm nhuần lời dạy đó, biết phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó của dân tộc. 
- Liên hệ bản thân (cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt để góp phần tạo ra những thành quả cho đất nước,…).
* Kiểu bài: Nghị luận (phép lập luận giải thích).
* Yêu cầu: Trình bày những hiểu biết về truyền thống đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” 
HS biết cách vận dụng những kiến thức, kỹ năng làm văn nghị luận để làm bài. Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần. Biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. Lập luận chặt chẽ. Dùng từ, đặt câu hợp lí. 
Đáp án và biểu điểm cụ thể: 
Chú ý: - GV chỉ cho điểm tối đa từng phần và toàn bài khi bài làm của HS đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung kiến thức và hình thức.
	 - Nếu bài làm diễn đạt yếu, nặng về trình bày ý thì không cho tới điểm trung bình của thang điểm (Điểm của toàn bài không cho tới 3đ). 
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
1. Mở bài
 Giới thiệu nội dung nghị luận: Biết ơn những người đã mang lại thành quả cho chúng ta hưởng thụ vốn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: (dẫn câu tục ngữ). 
0,5đ.
2-Thân bài: 
a- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 
* Nghĩa đen: (0,5đ) 
- Được uống nước thì nhớ ơn những người khơi nguồn, đào giếng.
- Được ăn quả thì biết ơn những người trồng, chăm sóc cây.
* Nghĩa bóng: (0,5đ) 
Khi được hưởng một quyền lợi do người khác mang đến thì cần biết ơn những người đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b- Vì sao lại phải biết ơn những người đã mang lại thành quả cho ta hưởng? 
* Để có được nước ta uống, quả ta ăn thì người khơi nguồn, người đào giếng, người trồng cây phải đổ mồ hôi, công sức, tiền của… mới có được. 
 Nói rộng ra, tất cả mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) được tạo ra đều phải đổi bằng công sức, tiền của. Và thậm chí có những thành quả phải đổi bằng xương máu, tính mạng mới có được. Vì vậy khi hưởng thành quả, ta phải biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. 
* Biết ơn những người mang lại thành quả cho ta hưởng là lẽ phải, là đạo lí làm người, là truyền thống của dân tộc Việt Nam. 
c- Làm gì để thể hiện lòng biết ơn đó? Thể hiện ở suy nghĩ, thái độ và việc làm: 
* Thái độ trân trọng biết ơn: (1,5đ)
- Trong gia đình: 
Ông bà, cha mẹ là những người khơi nguồn, trồng cây- người mang lại thành quả; con cháu là người uống nước, ăn quả- người được hưởng thành quả. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn, kính trọng, hiếu lễ, chăm sóc khi ốm đau, phụng dưỡng khi về già, nhớ ngày giỗ của tổ tiên, ông bà… 
- Ngoài xã hội: 
+ Biết ơn thầy cô là những người dạy bảo, mang lại kiến thức, … Phải biết ngoan ngoãn, học giỏi, thành tài; biết thăm hỏi, động viên; làm tốt truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc.
+ Người thầy thuốc là những ngưòi đã chăm lo sức khoẻ, cứu sống bệnh nhân, phải ghi nhớ công lao.
+ Biết ơn những người nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Biết quí trọng sản phẩm lao động.
+ Có được cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh tuổi xuân, hi sinh xương máu của biết bao thương bệnh binh, các anh hùng liệt sĩ , chúng ta phải biết ơn và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng,…) (…)
* Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã có và tạo ra những thành quả khác: (0,5đ) 
d- Bàn bạc mở rộng vấn đề: Phê phán thái độ vô ơn bạc nghĩa “ăn cháo đá bát”; thái độ sống thực dụng “qua cầu rút ván” trái với đạo lí (…). 
1đ
1đ
2đ
0,5đ
3- Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề: Câu tục ngữ là bài học quí giá của ông cha ta với con cháu ngàn đời. Mỗi chúng ta cần thấm nhuần lời dạy đó, biết phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó của dân tộc. 
- Liên hệ bản thân (cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt để góp phần tạo ra những thành quả cho đất nước,…). 
0,5 đ.
0,5 đ. 
s
Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo môi trường.
Phần
Nội dung
Điểm
1. Mở bài
- Nêu vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
- Trích dẫn luận điểm.
1,5đ
2.Thân bài
(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để CM)
a. Giải thích: 
Môi trường là gì ? Là tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tồn tại xung quanh con người, có liên quan đến con người.
b. Chứng minh:
- Con người luôn tồn tại cùng với môi trường, môi trường quyết định sự sống của con người:
 + Con người sống không thể tách rời môi trường, không thể sống mà không có nước để uống, không khí để thở, hay đất để cư trú ….
 + Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đến sức khỏe của con người. Một môi trường tốt thì cuộc sống sẽ có những thuận lợi nhất định 

File đính kèm:

  • docxTuần 35,36.docx
Giáo án liên quan