Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 31, 32 - Trường THCS Hoàng Diệu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này

2. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại bút kí. Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

3. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyết minh ). Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài thuyết minh.

4. Thái độ:

- Yêu con người, yêu đất Huế.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Tranh minh họa

 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

docx30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 31, 32 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu thương, đoàn kết tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn, chiến thắng kẻ thù như Bác Hồ đã nói : Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. 
Dẫn chứng chứng minh :
- Trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nhờ có tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng mà dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù, kể cả những đế quốc mạnh như Pháp, Mỹ. 
- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhờ có tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đã xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Đặc biệt mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn nhờ có tinh thần đoàn kết mà dân tộc ta đã chiến thắng khó khăn, vượt qua những hoạn nạn : ủng hộ đồng bào bị bão lụt, các phong trào quyên góp ủng hộ,…
* Ngược lại, nếu chúng ta không biết yêu thương, đoàn kết mà lục đục, chia rẽ thì sẽ thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
b3. Chúng ta phải làm gì để xây dựng tinh thần đoàn kết ? 
- Mỗi người tự thấm nhuần lời dạy, luôn có ý thức xây dựng tình yêu thương, đoàn kết.
- Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể thiết thực, giúp đỡ về vật chất ( tiền bạc, đồ dùng,…), tinh thần (lời động viên, an ủi,…), luôn thể hiện tinh thần « một miếng khi đói bằng một gói khi no ».
- Tích cực giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nghèo khó.
- Không sống xa hoa, lãng phí. Không phân biệt giàu nghèo tạo mặc cảm cho người nghèo.
- Phê phán những kẻ chia rẽ, mất đoàn kết, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đó là sống ích kỉ, hẹp hòi
- Bên cạnh việc tạo tình đoàn kết giữa những người trong một nước, chúng ta cần xây dựng tình đoàn kết quốc tế.
 c. Kết bài:
- Nhấn mạnh, khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình đoàn kết.
+ Câu ca dao là bài học về lòng nhân ái cho mỗi người chúng ta.
+ Cũng là hồi chuông thức tỉnh lương tâm những kẻ thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác.
- Liên hệ bản thân : Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng em cũng vô cùng thấm thía lời dạy của cha ông ta để lại qua câu ca dao. Em nguyện sẽ học tập thật tốt, sống đoàn kết, nhân ái, thực hiện tốt năm điều Bác dạy, thực hiện tốt lời nhắn nhủ về tinh thần đoàn kết.yêu thương nhau, để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau vững bước vào một tương lai tươi sáng.
II. Nhận xét
1. Ưu điểm:
 Cơ bản đáp ứng được các nội dung giải thích; có nhiều bài trình bày sạch đẹp, văn phong lưu loát. Tuy nhiên ưu điểm này chỉ tập trung ở một số bài khá giỏi.
2. Khuyết điểm:
- Một số HS xác định chưa đúng yêu cầu của bài, viết lan man.
- Các nội dung giải thích còn sơ sài
- Lí lẽ chưa đầy đủ, chưa có sức thuyết phục
- Bố cục chưa mạch lạc, một số còn thiếu phần mở bài hoặc lẫn lộn giữa mở bài trong thân bài.
- Lời văn chưa rõ ý, câu chưa đúng ngữ pháp.
- Một số bài trình bày cẩu thả.
III. Sửa lỗi (Sửa 3 đến 5 lỗi)
IV. Đọc bài văn hay
(GV chọn một vài bài viết hay để đọc trước lớp)
4. Củng cố:
 - Thế nào là văn lập luận giải thích ?
 - Các phương pháp lập luận giải thích ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Sửa lại các lỗi trong bài 
 - Làm lại các bài dưới điểm 5
 - Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
* Bảng thống kê điểm:
Lớp
Sĩ số
Số bài
Điểm
Tổng
1-3,4
3,5- 4,9
<5
5- 6,4
6,5-7,9
8 -10
5>
7/1
7/5
7/7
Tổng
Tỉ lệ
Tuần 32 Ngày soạn:21/03/2014
Tiết 121 Ngày dạy:07/04/2014
 VĂN BẢN: QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống.
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
2. Kiến thức:
- Sơ giản về chèo cổ. Gía trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính. 
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
3. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai. 
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
4. Thái độ: 
- Yêu mến loại hình nghệ thuật dân gian này.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Tranh ảnh cần thiết, băng hình một vài đoạn trích về chèo. ( nếu có )
 2. Học sinh: Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo, xem chú thích; đọc đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
 * Mục tiêu kiểm tra: Nội dung bài ca Huế trên Sông Hương
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
Qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương”giúp em hiểu biết thêm điều gì về xứ Huế ?
 Huế không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như : chùa chiền, lăng tẩm cổ kính linh thiêng; không chỉ nổi tiếng về văn hóa ẩm thực; về con người thanh lịch, duyên dáng mà Huế còn nổi tiếng bởi những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng tận đáy lòng người, với nghệ thuật biểu diễn và thưởng thức cực kì độc đáo, lịch lãm, thanh cao. Ca Huế trong đó có nhã nhạc cung đình xứng đáng là một di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của Huế, của nhân dân Việt Nam. (10đ)
2 .Giới thiệu bài:
 Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian, được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ. Sân khấu chèo cũng được người dân các vùng khác yêu thích. Bạn bè các nước trên thế giới cũng đã nhiều lần khẳng định và ca ngợi sự độc đáo của sân khấu chèo Việt Nam. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- Gọi HS đọc chú thích * trong sgk trang 118.
? Chèo là gì ? - Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
? Tại sao chèo còn được gọi là chèo sân đình ?
- Trước kia thường được diễn ở sân đình.
? Chèo được nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở đâu ?
- Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
? Chèo có những đặc trưng cơ bản nào ?
- HS dựa vào chú thích để phát hiện một số đặc trưng.
- Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui).
- Cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ; châm biếm, đã kích những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
- Chèo thuộc sân khấu ước lệ và cách điệu cao: mỗi nhân vật có cách hóa trang, hát và múa riêng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa cái bi và cái hài.
? Bi là gì ? Buồn thương
? Hài là gì ? Cái cười
? Vở chèo “Quan Âm Thị Kính ”gồm mấy phần ? Là những phần nào ?
- Gồm 3 phần: Án giết chồng, Án hoang thai, Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen.
? Các nhân vật chính trong vở chèo ?
- Thị Kính, Thị Mầu, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
- Ngoài ra còn có các vai hề, mẹ đốp, các lí trưởng, thầy đồ,…
? Nội dung chính của vở chèo là gì ?
- Nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ (cụ thể là những nỗi oan trái của Thị Kính) trong xã hội phong kiến.
HS tự đọc phần tóm tắt trong sách giáo khoa trang 111, 112.
? Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nằm ở phần nào của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”? - Nằm ở phần 1
Trước đoạn trích này là lớp vu quy (Thiện Sĩ kết duyên cùng Thị Kính) lớp vu quy này không chứa đựng mâu thuẫn kịch tính, chỉ đóng vai trò dẫn chuyện.
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
- GV hướng dẫn đọc: đọc phân vai:
+ Lời của Thiện Sĩ: nhẹ nhàng
+ Sùng ông, Mãng ông: giọng to
+ Lời Sùng bà: chua ngoa, đanh đá, riết róng.
+ Thị Kính: giọng nhỏ nhẹ, hiền từ, đôi lúc van xin.
? Giải thích một số chú thích khó ? 
? Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng ” có mấy nhân vật ?
- 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào và đại diện cho ai ?
- Tất cả các nhân vật đó đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Sùng bà và Thị Kính.
- Sùng bà - Thị Kính
 Mẹ chồng Nàng dâu
 Mụ ác Nữ chính
 Địa chủ phong kiến Người phụ nữ- người dân lao động (kẻ thống trị) (kẻ bị trị) 
? Theo em, tại sao trích đoạn lại có tựa là “Nỗi oan hại chồng”?
- Người con dâu (Thị Kính) không định hại chồng (Thiện Sĩ) nhưng bị mẹ chồng (Sùng bà) buộc cho tội hại chồng, đành chịu nỗi oan này.
 ? Sự việc Thị Kính cắt chiếc râu mọc ngược của chồng đã bị Sùng bà khép vào tội gì ? - Tội giết chồng.
? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
- “Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ?”
? Sau lời khép tội đó, Sùng bà còn có rất nhiều lời nói cử chỉ khác nữa đối với Thị Kính. Hãy tìm những lời nói, cử chỉ đó? 
(Hai nhóm HS thảo luận, một nhóm tìm lời nói, một nhóm tìm cử chỉ. GV có thể ghi bảng phụ sau khi hai nhóm, sau khi 2 nhóm trình bày, GV đưa đáp án.)
Lời nói
- Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
- Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.
- Nhà bà đây cao môn lệch tộc
Mày là con nhà cua ốc.
- Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
- Mày có trót say hoa đắm nguyệt 
Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…
- Con gái nỏ mồm thì về ở với cha
- Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh.
Cử chỉ
- Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.
- Bắt Thị Kính ngửa mặt lên để xem.
- Không cho Thị Kính phân bua
- Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay đẩy Thị Kính ngã khụyu xuống…
GV cho HS giải thích nghĩa các từ ngữ gạch chân.
? Em có nhận xét gì về những lời nói, cử chỉ của Sùng bà ?
- Lời nói của Sùng bà toàn là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả, tàn nhẫn, phũ phàng.
- Trong lời nói của bà có sự phân biệt giàu – nghèo, sang – hèn. Như vậy, quan hệ giữa bà và Thị Kính không còn là quan hệ mẹ chồng – nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp (Kẻ thống trị và kẻ bị trị). Mâu thuẫn giai cấp đã bám rễ trong vấn đề hôn nhân phong kiến thật sâu sắc.
- Bà buộc cho Thị Kính đủ các tội: nào là gái giết chồng, nào là lẳng lơ không đoan chính (mặc dù Thị Kính có đủ đức hạnh như như lễ giáo phong kiến quy định: công, dung, ngôn, hạnh). Mỗi lần bà cất lời thì Thị Kính lại thêm một tội. Bà luận tội Thị Kính thật đanh thép, thật hùng hồn, thật ráo riết như quan tòa đang đọc bản luận tội. Bà có quyền luận tội và khép tội cho Thị Kính. Tội của T

File đính kèm:

  • docxTuần 31,32.docx
Giáo án liên quan