Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29, 30 - Trường THCS Hoàng Diệu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mức độ cần đạt:

- Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.

- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một vấn đề của đời sống.

2.Kiến thức:

- Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.

3.Kĩ năng:

- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.

4.Thái độ:

- KNS : Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận. Ra quyết định : lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập đoạn/bài văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.

II. CHUẨN BỊ

 

docx26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29, 30 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập.
 2. Học sinh: Xem lại bài tiết trước; làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 96, 97.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu kiểm tra: Cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
? Thế nào là dùng cụm C -V để mở rộng câu ? Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Nêu ví dụ cụ thể?
- Dùng cụm C-V để mở rộng câu là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. (3đ) 
- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
+ Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ.
+ Các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. (3đ)
- Lấy ví dụ đúng. (4đ)
 2. Giới thiệu bài:
 Tiết học trước, các em đã nắm khái niệm thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức đó để làm các bài tập.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
HS nhắc lại các kiến thức về lí thuyết có liên quan đến phần luyện tập.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
- Có thể cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 ví dụ. Thảo luận trong 3 phút.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, GV ghi điểm cho HS.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 ?
Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
- 4 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm một ý.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV ghi điểm.
- Đọc bài tập 3.
- Nêu yêu cầu của bài tập?
Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
- 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm một ý.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV ghi điểm.
I. Bài học : Củng cố kiến thức
- Có thể dùng cụm chủ - vị để mở rộng các thành phần khác nhau như chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ.
II. Luyện tập
Bài tập 1/96: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ: 
a. Khí hậu nước ta/ ấm áp// cho phép ta/ quanh năm trồng 
trọt, thu hoạch bốn mùa.
à Cụm C-V làm chủ ngữ
à Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ (ĐT cho phép)
b. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ / ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay
à Có hai cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ khi và một cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ nói. 
c. Có hai cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ thấy. 
Thật đáng tiếc khi chúng ta //thấy những tục lệ tốt đẹp ấy /mất dần đi, và những thức quý của đất mình /thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài. 
 Bài tập 2/97: Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
a. Chúng em /học giỏi //làm cha mẹ và thầy cô /rất vui lòng. 
 ĐT 
à Cụm C-V làm thành phần CN và cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (làm).
b. Nhà văn Hoài Thanh //khẳng định cái đẹp /là cái có ích. 
 ĐT
à Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (khẳng định).
c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu //khiến lời nói của người 
 ĐT
Việt Nam ta /du dương, trầm bổng như một bản nhạc. 
à Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (khiến).
d. Cách mạng tháng Tám /thành công //đã khiến cho Tiếng 
 ĐT
Việt /có một bước phát triển mới, một số phận mới. " Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (khiến cho).
Bài tập 3/97: Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
a. Anh em /hòa thuận //làm hai thân /vui vầy. 
 ĐT
à Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (làm).
b. Đây là cảnh một rừng thông, ngày ngày biết bao nhiêu 
 DT
người /qua lại… " Cụm C-V làm phụ ngữ cho DT (ngày ngày).
c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…/ra đời //đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước. " Cụm C-V làm thành phần CN.
4. Củng cố: Nêu các thành phần để mở rộng cụm chủ vị.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Hoàn chỉnh các bài tập. 
 - Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 30 Ngày soạn:07/03/2014
Tiết 114 Ngày dạy:24/03/2014
 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
 (Nguyễn Ái Quốc)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Mức độ cần đạt:
- Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. 
- Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.
2.Kiến thức:
- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va – ren. Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhận vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.
3.Kĩ năng:
- Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự ( truyện ngắn châm biếm ) bằng giọng điệu phù hợp.
- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.
4.Thái độ: 
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: tinh thần yêu nước của Bác.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Bảng phụ 
 2. Học sinh: Đọc bài và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn sgk. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
 * Mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra nộidung, nghệ và tóm tắt văn bản: “ Sống chết mặc bay”
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
1. Tóm tắt truyện “Sống chết mặc bay” ?
2. Nêu những giá trị về mặt nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn. 
1. Tóm tắt nội dung truyện:
 Học sinh tóm tắt những ý chính. (10đ)
2. Giá trị của truyện:
a. Nghệ thuật: (5đ)
- Xây dựng tình huống tương phản – tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan; ngôn ngữ tả, kể, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
b. Nội dung: (5đ)
 Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
 2. Giới thiệu bài:
 Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã được học những tác phẩm văn học nào của Hồ Chí Minh? (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta). Với một bút danh khác của Người (Nguyễn Ái Quốc), hôm nay ta sẽ đến với tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc chú thích * sgk
? Qua các tác phẩm đã học, hãy nhắc lại một số nét chính về Bác? (Năm sinh? Năm mất ? Quê quán? Cuộc đời ?)
? Em hiểu gì về bút danh Nguyễn Ái Quốc? (Có từ khi nào?)
- Nguyến Aí Quốc (1890 – 1969) là tên gọi nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ năm 1919 - 1945. 
? Bút danh Nguyễn Aí Quốc đã gắn với những tác phẩm nổi tiếng nào ?
- Bút danh Nguyến Aí Quốc đã gắn bó với tờ báo “Người cùng khổ” và nhiều truyện kí khác trong đó có tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn ?
- Bài văn được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
- GV bổ sung: Phan Bội Châu (1867 -1940) quê ở làng Đan Nhiệm (nay là xã Nam Hòa), Nam Đàn, Nghệ An, nổi tiếng học giỏi, sau khi đỗ đầu kì thi hương năm 1900. Ông đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước. Năm 1913, bị thực dân Pháp ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt. Năm 1925, chúng bắt cóc cụ ở Trung Quốc giải về nước, lúc đầu chúng định tìm cách thủ tiêu kín, sau bị lộ, phải đem xử công khai, kết án tù chung thân. Nhưng trước phong trào đấu tranh của nhân dân, giặc Pháp phải ra lệnh ân xá, đem cụ về giam lỏng ở Bến Ngự, kinh đô Huế, cho đến ngày cụ qua đời (1940).
- Va-ren vốn là một đảng viên Đảng Xã hội Pháp nhưng rồi phản bội đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương từ cuối 1925 sau khi Toàn quyền cũ là Méc-lanh bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt ở Sa Diện (Trung Quốc) phải về nước. Ttrước khi đến Đông Dương nhậm chức, Va-ren hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu và ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” để phơi bày thực chất dối trá, lố bịch của Va-ren.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc.
- Gv hướng dẫn đọc: to, rõ ràng; giọng trịnh trọng pha ý mỉa mai.
- Gv đọc từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”.
- Hai hs đọc tiếp cho đến hết.- Học sinh trả lời một số chú giải.
? Theo em đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay tưởng tượng hư cấu ?
- Tác phẩm là một câu chuyện được hư cấu dựa trên cơ sở có thật.
? Theo dõi truyện, em hãy cho biết chi tiết nào có thật, chi tiết nào hư cấu ?
- Thật: Có Va-ren, Nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt, Va-ren nhậm chức toàn quyền Đông Dương, nhân dân đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
- Tưởng tượng: cuộc tiếp kiến giữa Phan Bội Châu và Va-ren.
? Truyện có những nhân vật chính nào?
- Hai nhân vật chính: Va-ren và Phan Bội Châu.
? Theo em, thế nào gọi là trò lố ? - Nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười.
? Ai là tác giả của những trò lố ? - Va- ren.
? Quan sát cho biết văn bản kể theo trình tự nào ? - Thời gian.
? Chia bố cục, nêu nội dung từng phần ? (3 đoạn).
- Phần 1: Từ đầu “vẫn bị giam trong tù”: Lời hứa của Va-ren.
- Phần 2: Tiếp đó đến “Va-ren không hiểu Phan Bội Châu”: Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
- Phần 3: Còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
 Đọc lại đoạn đầu của truyện và cho biết:
? Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? Do đâu mà hắn lại hứa như vậy? - Do sức ép của công luận Pháp và ở Đông Dương, Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

File đính kèm:

  • docxTuần 29 ,30.docx
Giáo án liên quan