Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24, 25, 26 - Trường THCS Hoàng Diệu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.

- Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.

2. Kiến thức:

- Công dụng của trạng ngữ. Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

3. Kĩ năng:

- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu. Tách trạng ngữ thành câu riêng.

4. Thái độ:

- KNS :Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụngthành phần trạng ngữ.

Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.

II. CHUẨN BỊ

 

docx44 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24, 25, 26 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình luận này ?
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân.
- Từ đó khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác Hồ.
? Nhận xét về các nghệ thuật nghị luận ở phần 2 ?
? Để bài viết có sức thuyết phục, tác giả đã xen vào những lời bình luận để làm gì?
* Hoạt động 4: Tổng kết
- KNS :Tự nhận thức được những đức tính giản dị của bản thân cần học tập ở Bác. Làm chủ bản thân : xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bước vào thế kỉ mới.
? Qua bài văn, em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả? (Dẫn chứng, lập luận ?)
- Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng.
- Kết hợp giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
? Văn bản cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?
- Là một con người có tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong cách nói cách viết.
* Qua văn bản , em có thể học tập được điều gì từ Bác ? 
 - Em có thể học tập được từ Bác đức tính giản dị : giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người,…
* Để noi gương theo Bác em phải làm gì ?
- Rèn luyện đạo đức, tác phong, chăm chỉ học tập,…
? Bài viết thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với Bác ?
- Lòng kính yêu, ngưỡng mộ, ca ngợi (của nhân dân) đối với Bác – một vị chủ tịch nước.
? Ngoài văn bản này, em còn biết thêm những bài thơ, mẫu chuyện nào về tính giản dị của Bác ?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000) một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm, là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
- Những tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
2. Tác phẩm: 
- Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Thể loại: Nghị luận chứng minh.
2. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích:
a. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác.
- Luận cứ toàn diện; dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực; xen kẽ lời bình luận
- Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của Người.
b. Thái độ của tác giả đối với Bác:
- Cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo một trình tự hợp lí.
2. Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi gương theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Củng cố:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở những mặt nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 25 Ngày soạn: 25/01/2014
Tiết 94 Ngày dạy: 20/02/2014
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. 
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
2. Kiến thức:
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
4. Thái độ: 
- KNS :Ra quyết định: lựa chọn cách chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ
 2. Học sinh: Xem và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu kiểm tra: Nêu khái niệm câu rút gọn và câu đặc biệt.
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
Thế nào câu rút gọn? Câu đặc biệt? Cho ví dụ. 
- Câu đặc biệt là lọai câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu tạo thành câu rút gọn. (5đ)
- Học sinh lấy ví dụ đúng (5đ)
 2. Giới thiệu bài:
 Câu chủ động và câu bị động là hai kiểu câu có những khác biệt về hình thức và nội dung. Từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành một hoặc hai câu bị động tương ứng. Vậy thế nào là câu chủ động, câu bị động? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chủ động và câu bị động
KNS: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách chuyển đổi câu tiếng Việt. Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học.
­ GV đưa ví dụ, mục I SGK – Tr 57, gọi học sinh đọc:
? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ?
a. Mọi người //yêu mến em.
 CN VN
b. Em// được mọi người yêu mến.
 CN VN
? Trong câu a, CN Mọi người có hoạt động gì?
 - Yêu mến.
? Như vậy chủ thể của hoạt động yêu mến là ai? 
- Mọi người.
? Yêu mến ai? 
- Em.
- GV: CN trong câu a là chủ thể của hoạt động yêu mến được nói ở VN. CN là chủ thể của hoạt động (hay nói cách khác CN của câu a thực hiện hoạt động hướng vào người khác).
Mọi người// yêu mến em.
 CTHĐ HĐ ĐT(của hoạt động)
? CN của câu b được hoạt động nào hướng vào? - Yêu mến
? Yêu mến ai ? - Em 
? Em giữ chức vụ ngữ pháp gì? - CN
- GV: Em (CN) đựợc hoạt động yêu mến hướng vào. Hay nói cách khác: CN của câu b chỉ đối tượng của hoạt động (được nêu ở VN hướng vào).
Em// được mọi người yêu mến.
ĐT CTHĐ HĐ
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
? Trong 2 câu sau, câu nào có CN là chủ thể của hoạt động nêu ở VN ? Câu nào có CN là đối tượng của hoạt động nêu ở VN ?
c. Con mèo //cắn con chuột.
 CTHĐ HĐ ĐT
 CN VN
d. Con chuột //bị con mèo cắn.
 ĐTcủa HĐ CTHĐ HĐ
 CN VN
- Câu c có CN là chủ thể của hoạt động cắn được nêu ở VN. (Con gì cắn? Mèo)
- Câu d có CN là đối tượng của HĐ cắn nêu ở VN (Cắn con gì? Chuột)
GV: Câu a và c được gọi là câu chủ động.
 Câu b và d được gọi là câu bị động.
? Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? 
Ví dụ: - Nam tặng cho tôi quyển vở. à Câu chủ động
 - Quyển vở này được Nam tặng cho tôi. à Câu bị động.
GV: Những động từ thường dùng trong câu chủ động và bị động là: yêu mến - ghét bỏ; tặng, cho, biếu; khen - chê, nâng - hạ, cất, giấu, bày, …thưởng - phạt - phê bình - cảnh cáo - kỉ luật…
KNS : Thực hành có hướng dẫn : chuyển đổi câu theo tình huống giao tiếp
? Câu sau là câu chủ động hay bị động ? Tại sao ?
 Cô giáo phê bình bạn Nam.
 - Câu chủ động vì CN cô giáo thực hiện hoạt động phê bình hướng vào đối tượng bạn Nam. 
? Em thử chuyển đổi câu trên thành câu bị động ?
- Bạn Nam bị cô giáo phê bình.
­ GV đưa ví dụ/57sgk, gọi HS đọc:
- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này làm cho bạn bè xao xuyến.( Theo Khánh Hoài )
? Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích trên ?
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
- Chọn câu b (câu bị động).
? Vì sao em chọn cách viết đó ?
- Vì câu trước đó có CN là Em tôi, việc lựa chọn đó làm cho câu văn liên kết chặt chẽ hơn.
? Vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì ?
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Học theo nhóm : trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu.
? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập1?
- Tìm câu bị động.
- Giải thích vì sao chọn cách viết đó.
HS đọc các đoạn văn.
GV chia nhóm thảo luận: mỗi đoạn giao cho hai nhóm.
Sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày.
HS khác nhận xét, bổ sung, ghi điểm.
? Đặt 2 câu chủ động, sau đó chuyển thành câu bị động?
- HS làm trong 2 phút.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 câu.
? Câu sau đây có thể biến đổi thành câu bị động được không? Vì sao?
- Tôi vào nhà.
- Câu trên không thể biến đổi thành câu bị động được vì không ai nói: Nhà bị (được) tôi vào.
? Qua đó em rút ra nhận xét gì?
- Không phải câu chủ động nào cũng biến đổi thành câu bị động, mà tùy từng trường hợp cụ thể.
- Câu chủ động chỉ được xác định trong thế đối lập với câu bị động tương ứng.
? Những câu sau có phải là câu chủ động không?
- Nó định về quê.
- Nó chủ tâm đánh thằng bé.
à Không phải là câu chủ động mà là câu bình thường biểu thị những hoạt động có chủ ý, chủ tâm.
I. Bài học
1. Câu chủ động và câu bị động
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. (chỉ đối tượng của hoạt động)
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
II. Luyện tập: 
BT /58sgk
 Tìm câu bị động. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy:
- Đoạn đầu: 
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
à Những câu này vắng mặt chủ ngữ, hoạt động trưng bày ở đây hướng tới đối tượng: Tinh thần yêu nước, các thứ của quí.
- Đoạn sau:
+ Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934.
+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. 
4. Củng cố:
 - Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 -

File đính kèm:

  • docxTuần 24 ,25,26.docx