Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 đến tuần 23 - Trường THCS Hoàng Diệu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Mức độ cần đạt:

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

 2. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ. Nội dung, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

3. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 

docx56 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 đến tuần 23 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 như trên có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết.
? Căn cứ vào đâu để nhận biết các đề trên là đề văn nghị luận?
? Mỗi đề đều nêu ra một khái niệm, một vấn đề nghị luận. (Vấn đề về đề tài nghị luận, vấn đề bàn luận).
? Vấn đề đem ra nghị luận trong đề 1 là gì? 
- Lối sống giản dị của Bác Hồ à Nhận định
? Đề có tính chất, thái độ ứng xử như thế nào?
- Giải thích, ca ngợi. (đòi hỏi phải phân tích, giải thích, chứng minh).
? Vấn đề đem ra nghị luận trong đề 3 và đề 9 là gì? Thái độ của em đối với vấn đề như thế nào?
- Đề 3: Thuốc đắng dã tật à có tính chất khuyên răn, nhắc nhủ: đồng tình.
- Đề 9: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng à có thể đúng, có thể sai; suy nghĩ, bàn luận.
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
- Tính chất của đề như là lời khuyên, tranh luận, giải thích, … có định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho HS một thái độ (đồng tình hay phản đối, giọng điệu (ca ngợi hay phê phán, …)
? Từ đó cho biết nội dung và tính chất của đề văn nghị luận? 
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. 
- Tính chất của đề có thể ca ngợi, phân tích hay khuyên nhủ, phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
Gv đưa đề văn: Chớ nên tự phụ.
? Đề yêu cầu bàn về vấn đề gì?
- Vấn đề chớ nên tự phụ.
? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
 - Tự phụ.
? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? 
- Khẳng định (chớ nên tự phụ)
? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
- Phân tích, giải thích, chứng minh.
? Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết trước một đề văn muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề?
- Tìm hiểu đề văn nghị luận để xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận tránh làm bài sai lệch.
* Hoạt động 3: Lập ý
Đề bài: Chớ nên tự phụ.
? Ý kiến trên thể hiện tư tưởng, thái độ gì?
- Tư tưởng, thái độ đối với thái độ tự phụ.
? Em có tán thành với ý kiến đó không? 
-Tán thành.
? Tìm luận cứ để làm rõ luận điểm đó?
? Tự phụ là gì?
- Luôn cho mình là hơn người, tỏ ra coi thường người khác.
? Vì sao ông cha ta lại chớ nên tự phụ?
- Vì con người không có ai là hoàn hảo, có cái giỏi hơn nhưng không phải không có điểm yếu.
- Người khác cũng vậy, có điểm mạnh, có điểm yếu; có điểm mạnh, có điểm yếu.
? Tự phụ có hại như thế nào?
- Vì tự cho mình là giỏi nên không phấn đấu.
- Sinh tính tự kiêu, ích kỉ, mất đoàn kết.
? Tự phụ có hại cho ai?
- Có hại cho bản thân và người khác.
? Có thể nên bắt đầu lời khuyên “Chớ nên tự phụ” từ đâu?
 (Hs thảo luận)
- Có thể bắt đầu từ việc rèn luyện những đức tính khiêm tốn, giản dị, tránh thói kiêu căng tự phụ.
- Cũng có thể bắt đầu bằng một trong 5 điều Bác Hồ dạy.
? Tiếp theo cần phải làm rõ ý gì?
- Giải thích tự phụ là gì.
- Vì sao không nên tự phụ.
- Tự phụ có hại như thế nào.
- Nêu dẫn chứng về tác hại của thói tự phụ.
? Từ đó cho biết thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận?
* Hoạt động 4: Luyện tập
? HS đọc bài tập ? Nêu yêu cầu của bài tập?
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
Gv hướng dẫn học sinh lập dàn bài:
? Những luận cứ nào chứng tỏ sách có tác dụng phát triển trí tuệ?
? Tìm các luận xứ chứng tỏ sách giúp con người phát triển tâm hồn?
? Em có nhận xét gì về câu kết?
- Khuyên nhủ thái độ của mọi người đối với sách.
? Qua việc trình bày các luận cứ trong phần thân bài, cách mở bài và kết bài, em có nhận xét gì về cách lập luận của bài văn? 
I. Bài học
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. 
- Tính chất của đề có thể ca ngợi, phân tích hay khuyên nhủ, phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
- Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận tránh làm bài sai lệch.
3. Lập ý cho bài văn nghị luận
- Lập ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt mục đích nghị luận (xác định luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận). 
 Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề, dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích lũy được. Có thể đặt câu hỏi để tìm ý.
II. Luyện tập :
Bài tập/23:
Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
* Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: Sách là người bạn lớn của con người.
- Phạm vi nghị luận: Người bạn lớn.
- Tính chất: Phân tích, giải thích.
* Lập ý:
- Luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người (Tác dụng to lớn của sách đối với con người).
- Luận cứ:
+ Sách giúp con người phát triển trí tuệ:
à Sách giúp ta hiểu các bí ẩn của thế giới xung quanh, từ cái cực lớn đến cái cực nhỏ.
à Sách giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
+ Sách giúp con người phát triển tâm hồn:
à Sách giúp ta hiểu tâm hồn con người của các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.
à Sách giúp ta thưởng thức vẻ đẹp của thế giới và con người, tạo ra những phút giây thư giãn.
à Sách giúp ta hưởng thụ vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Lập luận:
+ Mở bài: Nêu luận điểm
+ Thân bài: Tác dụng to lớn của sách với con người.
+ Kết bài: Ý nghĩa thực tiễn của sách và nhiệm vụ của mọi người.
4. Củng cố:
 - Cách tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài, hoàn chỉnh bài tập. Đọc văn bản và xác định luận điểm chính của một văn bản nghị luận.
 - Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 22 Ngày soạn: 03/01/2014
Tiết 81 Ngày dạy:15/01/2014
 Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
2. Kiến thức:
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 
3. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
4. Thái độ: 
- Liên hệ lòng yêu nước tư tưởng độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác luôn quan tâm đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Giáo án và bảng phụ.
 2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
? Đọc thuộc bài tục ngữ: Con người và xã hội?
- Phân tích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
- HS đọc thuộc 9 câu tục ngữ về con người, xã hội. (5 đ)
- Phân tích, làm sáng tỏ được nghệ thuật, nội dung của câu tục ngữ. (5 đ)
 2. Giới thiệu bài mới:
 Từ các thời vua Hùng dựng nước đến nay, dân tộc ta đã phải chống lại bao thế lực xâm lược, chiến công nối tiếp chiến công để đưa dân tộc ta đi lên xây dung một đất nước giàu mạnh văn minh. Đó là nhờ truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Chân lí ấy, truyền thống ấy đã dược Bác hồ làm sáng tỏ trong văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” mà bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
? Em đã học những bài thơ nào của Bác?
? Nêu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh?
? Nêu xuất xứ của bài văn?
- Chú thích sách giáo khoa trang 25.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét – Học sinh ghi bài.
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- Đọc to, rõ ràng thể hiện được tình cảm, giọng ca ngợi.
- GV đọc một số đoạn, HS đọc tiếp.
? Văn bản này bàn về vấn đề gì? Hãy tìm ở đoạn đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài?
- Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - đó là truyền thống quí báu.
- Câu chốt: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta.”
? Tìm bố cục của bài văn?
- Mở bài: Từ “Dân ta …lũ cướp nước”: Nêu vấn đề nghị luận (Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.)
- Thân bài: Từ “Lịch sử ta …lòng nồng nàn yêu nước.”: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài: Còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
* Hoạt động 3: Phân tích
? Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.”tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Những trang sử vẻ vang: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, … à Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và được sắp xếp theo thứ tự trước - sau.
- Những việc làm biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại của mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. à Đi từ nhận xét bao quát đến dẫn chứng cụ thể.
? Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
- Tinh thần yêu nước – làn sóng mạnh mẽ: Làm cho người đọc hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Tinh thần yêu nước - thứ của quí: Người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo, và biểu lộ rõ ràng đầy đủ.
? Việc sử dụng các động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm trong bài có tác dụng gì? 
- Thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước với những sắc thái khác nhau.
? Ngoài biện pháp so sánh, còn có các hình ảnh liệt kê. Hãy tìm và nêu tác dụng?
- Từ …đến…: thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương

File đính kèm:

  • docxTuần 20, 21,22,23.docx
Giáo án liên quan