Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức : - Liên hệ môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em.

 - Giáo dục kĩ năng sống

 - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết , sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

-Phân tích để thấy rõ đặc sắc nghệ thuật tác giả.

 2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.

 - Đọc , hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

 - Kể và tóm tắt truyện.

 3.Thái độ :

 Giáo dục lòng nhân hậu, vị tha, tình cảm gắn bó chia sẻ cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh trong sáng cho HS.

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thòi mất mát lớn nhất của Thủy vì tất cả trẻ em được sinh ra ngoài sự chăm sóc của gia đình thì trẻ còn được đến trường được học hành và được vui chơi cùng bạn bè
G. Còn Thành khi dắt em ra khỏi cổng trường vì sao lại cảm thấy “kinh ngạc khi mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ? suy nghĩ gì?
G. Tìm những chi tiết cho biết tâm trạng và tình cảm của Thủy khi chia tay anh?
G. Qua cử chỉ, hành động của Thủy em cảm nhận được gì?
G. Trong phút chia tay Thành có những hành động, biểu hiện gì?
G. Cảm nhận của Thành lúc này như thế nào?
G. Tình cảm của hai anh em Thành Thủy như thế nào?
G. Em hình dung thử xem cuộc sống sau này của Thành và Thủy sẽ như thế nào
G. Vậy theo em con cái có góp phần vào việc làm giảm thiểu li hôn không? Bằng cách nào?
Giáo dục kĩ năng sống: ý thức học tập tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng mái ấm gia đình
G. Kết thúc truyện Thủy chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? 
G. Nêu nghệ thuật nổi bật của văn bản?
G. Văn bản viết về vấn đề gì? Qua văn bản này tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Tích hợp: Trẻ em được sinh ra phải được sống trong sự đùm bọc nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương của cả cha và mẹ, được đến trường vui cùng bạn bè, được học hành đầy đủ. Nếu như gia đình sống không hạnh phúc phải chia li thì trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lí trẻ sẽ phải sống trong sự thiếu thốn về mặt tình cảm, sẽ không được hưởng đầy đủ những gì mà đáng lẽ trẻ phải được hưởng.Vì vậy mỗi người hãy biết trân trọng gìn giữ mái ấm gia đình
Hoạt động 3:
G. Nội dung của văn bản mà em vừa học đã để lại cho em những suy nghĩ gì?
G.Trong truyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
G. Cho hs đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
H. *Cô và các bạn sửng sốt,ôm chặt, tặng quà, tái mặt...sững sờ, khóc, nắm chặt...
* Thủy: Cắn chặt môi, đăm đăm nhìn, bật khóc
H. Thảo luận.
H. Gắn bó yêu quí mái trường, yêu cô yêu bạn bè...
H. Vì Thành đang phải chịu nổi đau mất mát đổ vỡ, tâm trạng của em giờ đây đau đớn đến tuyệt vọng, tưởng như tất cả đang đổ sụp đi trước mắt nên em ngạc nhiên khi thấy mọi việc diễn ra trên đường vẫn bình thường.
HS tìm
HS trả lời
H. Khóc nấc, mếu máo, đứng như chôn chân.
H: Thành cũng vô cùng đau khổ, rất thương em.
H. Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành, Thủy.
H.Thiếu tình cảm, sự chăm sóc,dạy dỗ của bố mẹ; anh em xa cách ...
H.Có
 Ngoan ngoãn ,chăm chỉ ...
H.- Cuối truyện Thủy để con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau.
-Cách lựa chọn của Thủy gợi lên cho người đọc lòng thương cảm đối với Thủy. Em vừa giàu lòng vị tha vừa thương anh,thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con vệ sĩ gác cho ngủ đêm đêm.
H. -Xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể
- Khắc họa hình tượng nhân vật
- Khắc họa hình tượng nhân vật.
H. Nổi đau của sự đổ vỡ trong hôn nhân.
Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.
H. Trả lời
H. Đọc ghi nhớ
II.Đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b. Cảnh chia tay lớp học 
 + Buồn bã, cay đắng, xót xa.
® Chia tay lớp học.
Thủy không được đến trường.
=>Tình bạn bè ,tình thầy trò ,tình yêu trường lớp sâu đậm, ấm áp giờ đây Thủy phải rời xa, mất đi tất cả. 
c. Cảnh chia tay hai anh em:
Thủy : Như mất hồn, mặt tái xanh, ôm chặt con búp bê, thì thào dặn…, khóc, nắm tay anh dặn dò…, Thủy phải lên xe….để con em Nhỏ…
->Thủy đang trong tột cùng đau khổ, rất thương anh, giàu lòng vị tha, nhân hậu, tình nghĩa.
Thành: khóc nấc, mếu máo, đứng như chôn chân.
-> Thành cũng vô cùng đau khổ, rất thương em.
=> Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành, Thủy.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể : nhân vật “ tôi” trong truyện kể lại câu chuyện của mình nên những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực.
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử của những người làm cha mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
 3. Ý nghĩa:
- Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố : Gv sử dụng kĩ thuật trả lời 1 phút trong bài giảng để hướng dẫn hs trả lời câu hỏi: 
 GV: Chi tiết nào trong bài làm em xúc động nhất , vì sao ?	
 GV: Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?
 HS: Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng như anh em Thành – Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì… thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muốn thể hiện.
 5 Thông điệp nào được gửi gắm thông qua câu chuyện?
	A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ thơ.
	(B). Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.
	C. Hãy hành động vì trẻ thơ.
	D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.
5.Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ:
 - Đặt nhân vật thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện.
 - Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành, Thủy.
* Bài mới:	Bố cục trong văn bản
 Đọc nội dung bài để:
 +Nêu bố cục là gì? Tác dụng của bố cục? Các phần của bố cục.
 + Xây dựng bố cục hoàn chỉnh. 
 IV.Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 02
Ngày soạn: 18/08/2014
 Tiết 07
Ngày dạy:
	 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS.
1. Kiến thức :
	Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 Nhận biết và phân tích bố cục trong văn bản.
 2. Kỹ năng :
	 -Xây dựng một bố cục hoàn chỉnh
 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc, hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói ( viết) cụ thể.
3.Thái độ :
	- Giáo dục tính cẩn thận khi tạo lập văn bản.
 - Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị: 
	 GV: SGK , SGV , giáo án , bảng phụ.
	 HS: SGK , chuẩn bị bài.
III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức GV kiểm tra sĩ số, nề nếp lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV treo bảng phụ
	GV treo bảng phụ
	5Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh? 
	Ngày xuân con én đưa thoi
	Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
	Long lanh đáy nước in trời
	Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
	Sè sè nấm đất bên đàng
	Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
	A. Vì chúng không vần với nhau.
	B. Vì chúng có vần nhưng vần gieo không đúng luật.
	C. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau.
	D. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn.
	 HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
	3.Giảng bài mới:
	 Trong những năm học trước, các em đã sớm được làm quen với công việc xây dựng dàn bài mà dàn bài lại chính là kết quả , là hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế , bố cục trong văn bản không phải là 1 vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên, trên thực tế , vẫn có rất nhiều HS không quan tâm đến bố cục và rất ngại phải xây dựng bố cục trong lúc làm bài . Vì thế bài học hôm nay sẽ cho ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp ta xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
	HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập đội TNTPHCM, những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được không?
=>Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí gọi là bố cục.
GV:Vì sao khi xây dựng VB cần phải quan tâm tới bố cục?
G. nhận xét, chốt ý.
G:Vậy thế nào là bố cục trong văn bản?
G.chốt lại nội dung.	
Gọi HS đọc 2 câu chuyện SGK
G:Hai câu chuyện đã có bố cục chưa?
G:Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
G:Nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào?
 Gv sửa chữa.
 Nên sắp xếp như SGK NV6.
G. diễn giảng.
G:Nêu những yêu cầu về bố cục trong VB?	
G. nhận xét, chốt ý.
GV:Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB trong VB tự sự và VB miêu tả? 
GV nhận xét, chốt ý	
G. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
G:MB là sự tóm tắt, rút gọn của TB, KB là sự lặp lại một lần nữa của MB, nói như vậy đúng không? Vì sao?
GV:MB và KB là những phần không cần thiết đúng không? Vì sao?
KNS: Khi tạo lập văn bản các em cần phải xây dụng cho mình bố cục nếu khi các em xây dựng được bố cục là lúc các em thiết lập cho văn bản của mình các nội dung quan trọng mà mình cần trình bày.
GV:Bố cục là gì? Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí?
 GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2
G. Treo bảng phụ	
Gọi HS đọc BT1 GV hướng dẫn HS làm.( dành cho hs khá giỏi)
 HS làm bài tập, trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
G.Có thể kể theo bố cục khác miễn là đảm bảo rành mạch hợp lý.
G.Xây dựng bố cục cho đề văn sau: “ trong mấy tháng nghỉ hè, em được đi rất nhiều nơi . hãy miêu tả một cảnh đẹp mà em thích nhất”
HS: Nội dung trong đơn phải được sắp xếp theo trật tự trước sau rành mạch và hợp lí, không thể tuỳ tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
HS trả lời,
H. Giúp các ý được trình bày rõ ràng, giúp người đọc dễ tiếp nhận.
H. Đọc ghi nhớ
H: Chưa có bố cục.
H: Rất lộn xộn, khó tiếp nhận, nội dung không thống nhất.
HS sắp xếp 
H: Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất chặt chẽ, đồng thời lại phải phân biệt rành mạch.	
-

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 2.doc