Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời Trung đại.

II. Các bước lên lớp:

1. Ổn định:

2. KT bài cũ:

- Thế nào là truyện Trung đại VIệt Nam?

- Nêu đặc điểm của TT? Vẽ sơ đồ phân loại TT?

- Đặt 1 câu xác định cụm TT rồi đưa vào mô hình cụm TT?

3. Bài mới

· Giới thiệu bài: trong xã hội có nghiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có 2 nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó cũng được tôn vinh nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện “thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng" của Hồ Nguyên Trừng (con trai trưởng của Hồ Quý Ly, viết vào khoảng nửa đầu thế kỷ XV, trên đất Trung Quốc) nói về 1 bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức. Cô cùng các em vào tìm hiểu bài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái y lệnh.
+ Đem hết của cải ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.
+ Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.
+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.
+ Vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS phân tích VB.
- Em hãy nêu lên chủ đề của truyện “thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” ?
+ Nêu cao gương sáng của 1 bậc lương y chân chính.
- Em hãy cho biết bố cục của truyện?
Truyện chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: “từ đầu . trọng vọng”: giới thiệu tung tích, chức vụ, công đức đã có của bậc lương y.
+ Đoạn 2: “tiếp theo .mong mỏi”: 1 tình huống gây can mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất.
+ Đoạn 3: “đoạn còn lại”: hạnh phúc của bậc lương y.
* Câu 1: Hãy chỉ ra những chi tiết nói về nhân vât Thái y lênh họ Phạm?
- Giới thiệu:
+ Là quan thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương.
+ Dùng tiền mua thuốc và tích trữ gạo thóc.
+ Chữa bệnh cho người nghèo khổ chu đáo không lấy tiền.
+ Năm đói: dựng nhà cửa cho kẻ đói khát bệnh tật.
 Rất được người đời trọng vọng.
- Câu chuyện:
+ Có người mời đi chữa bệnh cho người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối: ngài đi theo ngay.
+ Ngay lúc đó được lệnh vào cung thăm quý nhân bị sốt: Thái y lệnh đã từ chối.
+ Quan Trung sứ tức giận, đe doạ mạng sống của ông.
+ Ông chấp nhận chịu tội để đi cứu người đàn bà.
+ Bị vua quở trách, ông bày rõ tấm lòng thành.
+ Nhà vua khen ông là lương y.
- Kết truyện: con cháu người đều làm quan, lương y được mọi người khen.
Vị Thái y lệnh là người ntn?
Từ những chi tiết trên ta thấy vị Thái y lệnh là 1 người lương y nhân đức, đặc biệt ôn ggiành tình thương cho những người cơ khổ, bệnh tật.
- Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
+ Đó là vịêc lựa chọn dứt khoát việc chữa bệnh cho người đàn bà nghèo nguy kịch chứ chưa chữa bệnh cho vị quý nhân ở trong cung. Ông sẵn sàng chấp nhận chịu tội, chịu chết chứ không để con bệnh chết. Ngoài tấm lòng vị lương y ta còn thấy ông có dũng khí.
Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y lệnh với quan Trung sứ: “ngài đáp: Tôi có mắc tội . Tôi xin chịu tội” ?
- Câu nói của vị Thái y đã đặt tính mạng của người dân thường lâm bệnh nguy cấp trên cả tính mạng của ông.
- Bộc lộ bản lĩnh cuả ông,nhân cách của ông, quyền uy không thắng nổi y đức.
- Câu nói của ông còn ần ý: nếu vua là người có lương tâm và lương tri, chắc chắn sẽ không trị tội Thái y lệnh.
* Câu 2: Trước cách xử sự của vịThái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến ntn? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
- Thái độ của vua:
+ Lúc đầu có tức giận (quở trách Thái y lệnh không làm tròn nhiệm vụ) nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tạ tội và trình bày sự việc thì vua không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y.
+ Qua đây ta thấy Trần Anh Vương là 1 ông vua có tấm lòng nhân đức, biết thong dân, biết ưu ái người có tài đức.
* Câu 3: Qua câu chuyện “thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” ta có thể rút ra bài học gì về nghề y?
- Không chỉ tu luyện thành tài năng.
- Mà hành nghề y phải bằng tấm lòng nhân hậu.
- Phải biết thương và hết lòng vì người nghèo khổ.
* Câu 4: Hãy ss nội dung y đức được thể hiện ở VB “thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” với VB kể về Tuệ Tĩnh (trang 44)?
- Giống:
+ Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh đều là 2 người có y đức, có tôn chỉ “chữa bệnh cứu người” dựa trên tấm lòng rất nhân hậu.
+ Cả 2 đều gặp tình huống truyện như nhau.
+ Cả 2 đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng.
- Khác: về tình tiết.
+ Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta cho khiêng thằng bé gãy chân con nhà nôn gdân đến.
+ Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà máu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quí nhân bị sốt.
+ Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
+ Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội.
- Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là 2 tấm gương lớn về y đức, về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nội dung trong phần ghi nhớ.
- HS nhắc lại định nghĩa về truyện Trun gđại VN.
- GV nhấn mạnh về thể loại và nghệ thuật của truyện.
- Truyện “thầy thuốc tấm lòng” là loại truyện có cách viết gần với cách viết kí (ghi chép sv) với cách viết sử (ghi chép chuyện thật lịch sử) và thường mang tính giáo huấn.
- Cách sắp xếp, dẫn dắt câu chuyện gây đươc hứng thú cho người đọc (dù là từ chuyện thật).
- Cách dàn cựng các chi tiết, cách diễn đạt lời nói của nhân vật gây sự hứng thú, rung động trong tâm hồn người đọc.
* Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Ca ngợi phẩm chất cao quí của vị Thái y lệnh họ Phạm.
Ông không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
- Hs đọc ghi nhớ SGK/165.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập, đọc bài đọc thêm.
- HS đọc BT1/165: trả lời theo y/c đề bài.
- GV hướng dẫn HS trả lời BT 2.
Tìm hiểu VB:
Đọc – kể:
phân tích:
Thầy Thái y lệnh họ Phạm.
Ông là người lương y nhân đức, luôn giành tình thương cho những người cơ khổ, bệnh tật.
Ông còn là người có dũng khí, bản lĩnh, săõn sàng chịu tội để cứu chữa cho bệnh nhân nghèo. 
3. Ghi nhớ:
Học SGK/165
II. Luyện tập:
- Đọc phần đọc thêm SGK/165-166.
1. BT1/165: 
- Mong mỏi của Trần Anh Vương đối với lương y chân chính:
+ Giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thươn gxót nhân dân nghèo khổ.
- So sánh lời thề của Hi-pô-cờ-rát
 ta thấy: câu nói của TRần Anh Vương bao hàm nhiều ý nghĩa hơn: ông không đặt vấn đề vật chất, chỉ nói đến lòng nhân đức thương người. 
+ Cả 2 câu đều nói lên tấm lòng của người làm nghề thầy thuốc.
2. BT2/165: So sánh
- “Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng”. (1)
- “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”. (2)
 2 nhan đề trên có sự khác nhau:
+ Nhan đề (1): chỉ đề cập đến tấm lòng.
+ Nhan đề(2): khẳng định tấm lòng là gốc rễ, nhưng tấm lòng thôi chưa đủ mà phải có tay nghề cao. 2 phẩm chất đó phải lấy tấm lòng làm gốc rễ.
Củng cố:
Dặn dò: 
Kể tóm tắt truyện.
Nắm phần phân tích và ghi nhớ.
Làm BT 1,2,3,4 (SBT/70).
* Soạn bài: Ôn tập TV
- Ôn lại kiến thức TV từ đầu năm đến nay.
- Xem lại các sơ đồ (SGK/169) rồi cho biết nội dung mỗi sơ đồ.
Tiết 66: B – ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ đầu năm đến nay về Tiếng Việt.
- Vận dụng kiến thức đã được học vào phần luyện tập: chữa lỗi, đặt câu, viết đoạn văn ngắn.
II. Các bước lên lớp:
Ổn định:
Kt bài cũ:
Kể tóm tắt truyện: “thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”.
Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện.
Bài mới: Ôn tập phần TV HK1.
Hoạt động 1: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học ở HK1.
Từ là gì? Có mấy loại từ? Kể tên, nêu khái niệm mỗi loại?
- Vẽ sơ đồ cấu tạo từ TV?
Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn? Kể tên các nguồn vay mượn trong từ mượn? Nguồn vay mượn nào là chủ yếu?
 - Vẽ sơ đồ phân loại từ theo nguồn gốc?
Thế nào là nghĩa của từ? Nêu cách giải thích nghĩa của từ?
Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Kể tên và nêu khái niệm các nghĩa trong từ nhiều nghĩa? 
nêu các lỗi thường gặp trong cách dùng từ?
nêu đặc điểm của DT, ĐT, TT?
Nêu khái niệm: số từ, lượng từ, chỉ từ?
Vẽ sơ đồ phân loại: DT, ĐT, TT?
Khái niệm cụm DT, cụm ĐT, cụm TT?
Vẽ mô hình, cho biết ND từng phần trong mỗi cụm?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố kiến thức.
- Gv chọn 1 đoạn trong các VB đã học: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- Hs xác định:
+ Từ, từ đơn, từ phức, từ ghép, rừ láy?
+ Từ mượn.
+ “lềnh bềnh”: giải thích nghĩa bằng cách nào?
+ Tìm DT chỉ vật, người, hiện tượng, chung, riêng?
+ Tìm ĐT, DT, TT, số từ, lượng từ, cụm ĐT, DT, TT?
I. Nội dung ôn tập:
1. Cấu tạo từ TV:
Từ đơn.
Từ phức (từ ghép, từ láy).
2. Từ mượn:
* Phân loại từ theo nguồn gốc:
Từ thuần Việt.
Từ mượn:+ mượn T. Hán (từ gốc Hán, từ HV).
 + mượn ngôn ngữ khác.
3. Nghĩa của từ:
Khái niệm.
Cách giải thích nghĩa của từ.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Từ nhiều nghĩa: + nghĩa gốc
 + nghĩa chuyển.
5. Chữa lỗi dùng từ:
Lặp từ.
Lẫn lộn các từ đồng âm. 
Dùng từ không đúng nghĩa.
6. Từ loại và cụm từ:
Danh từ. – cụm DT
Động từ - cụm ĐT
Tính từ - cụm TT 
Số từ
Lượng từ
Chỉ từ.
II. Luyện tập:
* Đoạn văn:
“Thuỷ Tinh/đến sau/không/lấy/được/vợ/,đùng đùng/nổi giận/đem/quân/đuổi theo/đòi cướp/Mị Nương/.Thần/hô mưa/,gọi gió/làm/thành/giông bão/rung chuyển/cả/đất trời/dâng/nước sông/lên/cuồn cuộn/đánh/Sơn Tinh/.Nước ngập/ruộng đồng/, nước ngập/nhà cửa/,nước dâng/lên/lưng đồi/, sườn núi/, thành/Pho

File đính kèm:

  • docGIAO AN _ NHUNG t17.doc