Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Trường THCS Hoàng Diệu

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt: Giúp HS

 Thấy được ưu điểm và những tồn tại trong bài làm. Từ đó có hướng khắc phục những sai sót.

2. Kiến thức:

 Kiểm tra lại những kiến thức về văn bản v tiếng Việt.

3. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng làm bi kiểm tra ở dạng trắc nghiệm và trả lời câu hỏi tự luận, viết đoạn văn ngắn.

4. Thái độ:

 Có ý thức học bài tốt hơn để chuẩn bị ôn tập và thi HKI.

B/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chấm bài, thống kê điểm.

2. Học sinh: Sửa bài

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ HỌC

 

docx20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nào?
- Bài thơ có 8 khổ
- Số câu trong mỗi khổ không đều nhau
- Số tiếng trong mỗi câu: 5 tiếng (trừ một số câu có 3, 4 tiếng)
- Vần: phong phú: Vần bằng, vần trắc, vần liền, vần cách.
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Ba phần
- Phần 1: Khổ thơ đầu: Tiếng gà trưa trên đường hành quân.
- Phần 2: 5 khổ thơ giữa: Những kỉ niệm tuổi thơ.
- Phần 3: 2 khổ cuối: Ước mơ của cháu- người chiến sĩ.
GV: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, âm thanh đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ, những mơ ước tuổi thơ và hiện tại của cháu - người chiến sĩ.
? Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến như thế nào?
- Mạch cảm xúc và bố cục tự nhiên, hợp lí.
? Đọc lại khổ thơ đầu của bài?
? Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc gì?
- Âm thanh tiếng gà trưa mà người chiến sĩ trẻ cảm nhận được khi trên đường hành quân:
 Tiếng gà ai nhảy ổ
 Cục…cục tác cục ta
? Từ âm thanh tiếng gà cục tác đã gợi lên điều gì?
- Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ.
? Từ nào trong khổ thơ được nhắc lại nhiều lần? Có tác dụng gì?
- Nghe được nhắc lại 3 lần 
- Nhấn mạnh, khắc sâu những cảm nhận của người chiến sĩ trước âm thanh của tiếng gà.
? Em hiểu như thế nào về những hình ảnh thơ trên?
- Tiếng gà vang lên trong buổi trưa nắng, âm thanh lan truyền vào không gian như làm xao động nắng trưa à Cảm nhận bằng thính giác, thị giác.
- Âm thanh tiếng gà vang lên, người chiến sĩ nghe được mà cảm giác như chân đỡ mỏi (thứ âm thanh gần gũi, thân quen xua đi mỏi mệt)-> Cảm nhận bằng cảm giác.
- Và chính âm thanh tiếng gà đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ -> người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ cũng đã từng nghe tiếng gà như thế.
à Cảm nhận tinh tế.
GV: Như vậy “nghe” không chỉ bằng thính giác mà chính là nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức mà tiếng gà trưa như là nút khởi động được bất ngờ chạm vào. Điệp từ nge trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. "
- HS đọc lại bài thơ .
- HS đọc lại năm khổ thơ giữa
? Những hình ảnh và kỉ niệm gì đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.
- Kỉ niệm đẹp về tuổi thơ: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà với những việc làm của bà: soi trứng, lo đàn gà toi.
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.
? Qua những kỉ niệm trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?
- Biểu hiện một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của trẻ nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quý đối với bà.
? Hình ảnh người bà hiện lên qua những chi tiết nào ? Hãy phân tích những chi tiết đó ?
- Lời trách mắng thân yêu của bà khi cháu tò mò xem gà đẻ:
“Gà đẻ mà mày nhìn 
Rồi sau này lang mặt.”
à Bà muốn điều tốt cho cháu dù đó là quan niệm dân gian.
- Hình ảnh bàn tay già nua, nhăn nheo của bà đang chăm chú, chắt chiu soi từng quả trứng hồng để tìm những quả tốt nhất, đầy đặn nhất để cho gà ấp.
- Nỗi lo lắng của bà : đàn gà chết khi mùa đông đến, sương muối xuống. Đó cũng là nỗi lo của những người dân quê.
? Việc bà lo gà chết vì sương muối. Gà chết không có tiền sắm quần áo mới cho cháu khi tết đến. Nỗi lo đó thể hiện tình cảm gì của bà đối với cháu ?
- Sự quan tâm, thương yêu, lo lắng cho cháu, muốn cháu vui.
? Khổ thơ thứ 6 nói lên điều gì?
- Niềm vui đơn sơ, giản dị mà cảm động biết bao của những đứa trẻ ở nông thôn khi tết đến được mẹ mua cho những cái “quần chéo go”, “cái áo trúc bâu”. Trong niềm vui đó có công sức và nỗi lo của bà. Ôi: niềm vui, sự xúc động.
? Hình ảnh người bà hiện lên trong bài là người như thế nào ? 
- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh đạm bạc của thôn quê.
- Dành trọn sự thương yêu, quan tâm, chăm lo cho cháu.
(Bảo ban cháu từng li, từng tí, chăm lo cái ăn cái mặc cho cháu, tạo cho cháu những niềm vui nho nhỏ...)
à Tình bà cháu chân thật, trong sáng, tự nhiên.
­ Đọc thầm lại khổ thơ cuối 
? Em hiểu câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” như thế nào ?
- “Ổ trứng hồng tuổi thơ” là những hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa khái quát sâu sắc:
 Mơ ước tuổi thơ đi vào trong giấc ngủ. Đó là hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong sáng của trẻ em nông thôn Việt Nam một thời gian khổ chiến tranh. Đó là lí do, mục đích chúng ta chiến đấu, hi sinh suốt cả cuộc đời. Hình ảnh trứng hồng đã đi vào giấc mơ, đã trở thành kỉ niệm đẹp tuổi thơ.
? Khổ thơ cuối đã cho chúng ta thấy điều gì trong tâm hồn người cháu ? (Người cháu chiến đấu là vì ai ? vì điều gì ?)
- Cháu chiến đấu (là) vì Yêu Tổ quốc
 Yêu xóm làng
 Bà
 Tiếng gà cục tác
? Nghệ thuật của khổ thơ ? Tác dụng của nó ?
- Điệp ngữ “vì” nhấn mạnh lí do cháu cầm súng chiến đấu à Thể hiện tình yêu bà, yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống hòa bình. Tình bà cháu càng đẹp hơn khi đặt trong mối quan hệ đó.
* Hoạt động 4: Tổng kết
? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ? - Điệp ngữ
? Cụm từ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại mấy lần ? Nó đứng ở vị trí nào trong bài ?
- Tiếng gà trưa được nhắc lại 5 lần, nhan đề bài thơ và đầu các khổ thơ.
? Nó có tác dụng gì trong bài ?
- Gợi ra những hình ảnh, những kỉ niệm tuổi thơ.
- Như một sợi dây liên kết các hình ảnh đó.
- Điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
? Nhận xét về những hình ảnh thơ trong bài?
- Bình dị, chân thực
? Bài thơ đã thể hiện những nội dung gì ?
- Kỉ niệm đẹp tuổi thơ
- Tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước.
* Hoạt động 5: Luyện tập
Đọc bài tập 2
? Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ?
? Tình bà cháu như thế nào ?
? Bà đối với cháu như thế nào ?
? Cháu đối với bà như thế nào ?
? Viết một đoạn văn ngắn bộc lộ cảm xúc sâu sắc đó ?
 Hs trình bày – Gv nhận xét
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Xuân Quỳnh (1942- 1988) là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ.
- Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp
2. Tác phẩm:
Tiếng gà trưa trích từ tập Hoa dọc chiến hào (1968) – tập thơ đầu tay của tác giả.
II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Thể thơ: 5 tiếng	
2. Bố cục: 3 phần.
3. Phân tích:
a. Khổ thơ đầu:
- Nghệ thuật điệp ngữ
- Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ.
b. Năm khổ thơ giữa:
- Lời thơ chân thật, tự nhiên, cảm xúc.
- Những kỉ niệm về người bà được tái hiện lại qua nhiều sự việc :
+ Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu, dành trọn vẹn sự thương yêu, chăm lo cho cháu.
+ Tình cảm trân trọng yêu quí, biết ơn của người cháu đối với bà.
à Tình bà cháu tự nhiên, chân thành, trong sáng.
c. Hai khổ thơ cuối:
- Nhệ thuật điệp ngữ.
- Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả.
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Thể thơ năm tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
2. Nội dung:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
IV. LUYỆN TẬP:
* Cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ này:
 Tình cảm bà cháu thân thương gắn liền với những sinh hoạt đời thường ở thôn quê. Cháu trân trọng, kính yêu bà vì những gì bà đã dạy bảo, chăm lo cho cháu.
 Tình cảm bà cháu càng đẹp hơn khi nó là điểm xuất phát của tình yêu quê hương, đất nước.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà ( bà nội hoặc bà ngoại )
- Chuẩn bị bài: “Điệp ngữ”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 14 Ngày soạn: 28/10/2013
Tiết 53 Ngày dạy: 15/11/2013
ĐIỆP NGỮ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.
2. Kiến thức:
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ. 
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngử.
- Phân tích tác dụng của điêp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
4. Thái độ: Giáo dục học sinh biết sử dụng điệp ngữ trong nói, viết để tăng khả năng diễn đạt.
KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tư từ điệp ngữ phù hợp thực tiễn giao tiếp của cá nhân.
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tư từ điệp ngữ
II. CHUẨN BỊ:
 1.Thầy: Giáo án, sách, bảng phụ
 2. Trò : vở, sách, bảng thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1. Thế nào là thành ngữ? Cách sử dụng thành ngữ?
 2. Tìm 5 thành ngữ chưa có trong SGK?
Đáp án: 1. HS nêu được khái niệm thành ngữ, cách sử dụng thành ngữ (5đ)
 2. HS lấy đúng 5 thành ngữ (5đ) 
2. Giới thiệu bài mới: 
 Trong thơ văn, ca dao, ta thường bắt gặp hiện tượng lặp đi lặp lại một số từ ngữ hoặc cả một câu văn. Cách lặp đó được gọi là biện pháp nghệ thuật gì, nó có tác dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm
KTDH: -Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra phép tư từ điệp ngữ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng chúng.
Gv: Trước hết ta đi vào phần thứ nhất 
? Đọc thuộc khổ cuối cùng bài thơ Tiếng gà trưa ?
Giáo viên lần lượt chiếu các ví dụ lên bảng 
Ví dụ 1: Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu tổ quốc 
 Vì xóm làng thân thuộc 
 Bà ơi, cũng vì bà 
 Vì tiếng gà cục tác 
 Ổ trứng hồng tuổi thơ. 
Ví dụ 2: Đoàn kết, đoàn kết , đại đoàn kết 
 Thành công , thành công , đại thành công 
Ví dụ 3: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở ví dụ 1 ? Biện pháp nào là nổi bật hơn hết Có tác dụng gì ?
- Từ vì được lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh nguyên nhân động lực thúc đẩy người 

File đính kèm:

  • docxTuần 13.docx
Giáo án liên quan