Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Tiết 46 đến tiết 48

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

 Rèn kĩ năng ôn tập kiến thức, vận dụng vào giải bài tập

 Trình bày rõ ràng, khoa học

b. Về kĩ năng:

 Đánh giá được kết quả học tập của HS về phần từ loại, nghĩa của từ đã học.

c. Về thái độ:

 Nắm được những yêu cầu về kiến thức, áp dụng vào bài tập

2. Chuẩn bị:

a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn phần kiến thức Tiếng Việt, giấy kiểm tra

b. Chuẩn bị của giáo viên:

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Tiết 46 đến tiết 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. (0.5 điểm)
- Ví dụ : + Khéo khéo léo.	(0.5 điểm)
 + Xinh xinh xắn.
* Tác dụng của từ láy : (1.0 điểm)
- Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Có từ láy làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa so với từ gốc. Từ láy tượng hình có giá trị gợi tả đường nét, hình dáng màu sắc của sự vật.Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. Lúc nói và viết biết sử dụng từ láy sẽ làm cho câu văn câu thơ giàu hình tượng , nhạc điệu.
- Ví dụ :
 “ Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà .”
Câu 2: (3 điểm)
* Khái niệm : (1.0 điểm)
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ , đoạn với đoạn , câu với câu , để góp phần làm cho câu chọn nghĩa , hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. )
- Ví dụ :
 + Cảnh đẹp như tranh .
* Cách sử dụng quan hệ từ (1.0 điểm)
- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ 
- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. Các cặp quan hệ từ :	(0.5 điểm)
 Vì – nên ; nếu – thì ; tuy – nhưng 
* Các lỗi thường gặp về quan hệ từ (1.0 điểm)
- Thiếu quan hệ từ	(0.25 điểm)
- Dùng từ quan hệ từ không thích hợp về nghĩa	(0.25 điểm)
- Thừa quan hệ từ	(0.25 điểm)
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết	(0.25 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Từ ghép chính phụ
Mưa phùn , mùa xuân , chân mạ , dây khoai, cây cà chua , xanh rợ , mầm cây , cây nhội. (1.0 điểm)
Từ ghép đẳng lập
Cây bàng , cây bằng lăng , mùa hạ , mưa bụi , uống thuốc . (1.0 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
	HS viết đoạn văn theo chủ đề, đảm bảo yêu cầu, hay, diễn đạt sâu sắc và gạch chân cặp quan hệ từ (2 điểm)
3. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
Ổn định lớp:
Tổ chức kiểm tra:	
Phát đề cho học sinh- thu bài KT
Dặn dò: (1 phút)
Xem lại bài theo đề.
Chuẩn bị bài (tt)
d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
Ngày soạn: 	31/10/2014
Ngày kiểm tra: 	71 : 08/11/2014	74 : 04/11/2014	75 : 06/11/2014
Tuần 12- Tiết PPCT: 47	
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
1. Mục tiêu:
Về kiến thức:
HS củng cố lại được những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản biểu cảm, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu.
Về kĩ năng :
Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề tài. Nhờ đó có những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn những tiết sau.
Về thái độ :
Có ý thức tự sửa chữa những lỗi sai trong bài viết
2. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của GV:
Bảng phụ, ĐDDH
Giáo án, tư liệu liên quan
Chuẩn bị của HS:
Bài soạn, ĐDHT
3. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là văn biểu cảm ? 
HS: Ghi nhớ-SGK/73.
Đặt vấn đề vào bài mới: Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần ? (Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác). Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra lại xem bài TLV số 2 về văn biểu cảm của chúng ta đã theo đúng bố cục đó chưa. 
c. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu đề
? Em hãy nhắc lại đề bài và cho biết đối tượng biểu cảm của đề này là gì ? Tình cảm cần thể hiện là gì ?
GV: Đưa ra yêu cầu cần thiết đối với đề đã ra, nội dung cần đảm bảo, xây dựng bố cục.
HS: Đề bài: Địa danh quê em
HS: Tình yêu, niềm tự hào
I. Đề bài:
Địa danh quê em
Tìm hiểu đề:
- Phương thức: Tự sự .
- Nội dung: Tình yêu niềm tự hào với 1 địa danh của quê hương
Hoạt động 2: HDHS lập dàn ý.
- Cùng HS lập dàn ý 
Hs lập dàn ý
II. Lập dàn bài:
A. Mở bài (2.0 đ):
Giới thiệu chung về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Giá trị văn hóa và ý nghĩa lịch sử. Cảm nhận chung của em về địa danh
B. Thân bài (6.0 đ):
Vị trí địa lí của di tích 
Miêu tả giới thiệu về cảnh trí của di tích, vẻ đẹp của di tích. 
Giá trị lịch sử của di tích. 
Giới thiệu về phương án bảo vệ và sử dụng di tích 	
Thái độ của mọi người đối với di tích 
Lời khuyên của em đối với mọi người 
C. Kết bài (2.0 đ): 
Nhấn mạnh, khái quát vẻ đẹp của di tích lịch sử 
Giá trị và ý nghĩa của di tích 
Lời mời chào du khách đến với quê hương. (0.5đ)
Hoạt động 2: GV Nhận xét, sửa bài;
GV: Chỉ ra những điểm mạnh của HS về nội dung và hình thức để các em phát huy trong các bài viết sau.
GV: Chỉ ra những điểm yếu của HS để các em sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết số 3.
GV: Chữa cho HS 1 số lỗi về cách dùng từ và lỗi về chính tả.
HS ghi nhận
HS ghi nhận
HS ghi nhận
II. Nhận xét và đánh giá chung:
*Ưu điểm:
Đa số bài làm thực hiện đúng yêu cầu của đề.
Đảm bảo nội dung.
Trình bày rõ ràng.
Lời văn trong sáng
Bố cục rõ ràng và giữa các phần đã có sự liên kết với nhau.
*Nhược điểm:
Có một số bài viết còn sơ sài.
Bài viết còn nặng về tả, kể chưa có yếu tố cảm động
Bài viết trình bày tẩy xóa nhiều, còn viết tắt, viết số.
* Kết quả:
7/1 : - Giỏi: 5 - Trung bình: 10
- Khá : 7 - yếu: 2
7/4 : Giỏi : 2 - Trung bình: 15
- Khá : 12 - yếu: 5
7/5 : Giỏi : 4 - Trung bình: 17
- Khá : 10 - yếu: 4
d. Củng cố, luyện tập
- GV thu bài khuyến khích động viên HS cố gắng ở các bài sau.
e. Dặn dò:
-Học bài cũ 
Về nhà ôn tập văn biểu cảm
- Soạn bài “ Thành ngữ”
	+ Thành ngữ là gì 
	+ Sử dụng thành ngữ.
	+ Bài tập
f. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
Ngày soạn: 	31/10/2014
Ngày kiểm tra: 	71 : 08/11/2014	74 : 04/11/2014	75 : 06/11/2014
Tuần 12- Tiết PPCT: 48	
THÀNH NGỮ
1. Mục tiêu:
Về kiến thức:
Khái niệm thành ngữ.
Nghĩa của thành ngữ.
Chức năng của thành ngữ trong câu.
Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
Về kĩ năng:
Nhận biết thành ngữ.
Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
Về thái độ:
Hiểu thế nào là thành ngữ.
Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
2. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị của GV: ĐDDH, giáo án, tranh ảnh minh họa,
Chuẩn bị của HS: ĐDHT, soạn bài, vở soạn, ghi,
3. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
Đặt câu có từ đồng âm ? Vì sao em biết đó là từ đồng âm ?
HS: Trả lời theo ghi nhớ.
Đặt vấn đề vào bài mới: Trong tiếng Việt có 1 khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử (điển tích) rất thú vị. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu về thành ngữ. 
c. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: GV HD HS tim hiểu thế nào là thành ngữ: 
Cho HS quan sát thành ngữ “lên thác . ghềnh” trong câu ca dao trên.
? Hãy nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao trên?
? Có thể thay thế 1 vài từ trong cụm từ này = những từ khác được không?
? Có thể chêm, xen 1 vài từ khác vào cụm từ được không?
? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
GV chốt ý 
? Từ VD trên em hiểu thế nào là thành ngữ? Cho VD?
? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có ý nghĩa gì?
GV: Giải thích: Từ thác, ghềnh
lên thác xuống ghềnh: là một công việc khó khăn, vất vả, nguy hiểm.
? Tại sao nói là “lên thác xuống ghềnh” 
GV: Gợi ý nghĩa về sự gian truân, vất vả, đó là cách nói ẩn dụ (so sánh ngầm
? “Nhanh như chớp” có ý nghĩa gì? Tại sao nói “Nhanh như chớp” ?
? Vậy ý nghĩa của 2 thành ngữ bắt nguồn từ đâu?
GV: Từ những hiện tượng tự nhiên, hoặc những sự kiện xảy ra trong cuộc sống
Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
GV: Yêu cầu HS cho VD và giải thích nghĩa của các VD.
GV đưa ra 1 số VD và phân tích: 
Nước đổ lá khoai: Trôi tuột đi hết không ghi nhận gì cả
Lòng lang dạ thú: Độc ác, tàn bạo
? Yêu cầu HS thêm từ hay thay đổi từ trong thành ngữ sau: “Đứng núi này trông núi nọ”.
? Qua đó em rút ra nhận xét gì?
GV: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
-HS quan sát thành ngữ “lên thác . ghềnh”
- Là một tổ hợp từ hay cụm từ cố định.
- Không thể thay thế được.
- Không thể chêm xen
- Không thể thay đổi.
- Cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh
 Dựa vào ghi nhớ trả lời.
*Vd: nước đổ lá khoai, đục nước béo cò, lòng lang dạ thú, lá lành đùm lá rách
- Sự khó khăn trắc trở 
- Gợi ý nghĩa về sự gian truân
- Rất nhanh (sự so sánh); có nghĩa đen (là cụ thể hoá cái nhanh).
HS trả lời.
HS cho VD và giải thích nghĩa
- Nghe.
HS: thay đổi và nhận xét: 
Thành ngữ có thể thay đổi.
I. Thế nào là thành ngữ:
1. Ví dụ: 
Thành ngữ: “Lên thác xuống ghềnh”:
Ú Cấu tạo chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
2. Nhận xét: 
 “Lên thác, xuống ghềnh”: Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm: Nghiã bóng.
“Nhanh như chớp”: Hoạt động diễn ra mau lẹ, rất nhanh: so sánh.
ÚMột số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
3. Ghi nhớ 1: (SGK/ 144 ). 
Hoạt động 2: GV HD HS sử dụng thành ngữ:
Đưa các câu có chứa thành ngữ lên bảng phụ, gọi HS đọc.
? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ: “bảy nổi ba chìm”; “tắt lửa tối đèn”.
GV:
Thân em / vừa trắng...tròn
CN	VN
Bảy nổi ba chìm với...non
VN (rút gọn CN: thân em)
Anh / đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...: Phụ ngữ của cụm DT (khi )
? Vậy thành ngữ có vai trò ngữ pháp gì trong câu?
? Em hãy phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ trong 2 câu trên?
GV: Thành ngữ trong hai ví dụ đã làm cho câu văn thêm hàm xúc, giàu hình tượng.
? Cho HS thay thế mỗi thành ngữ đã nêu bằng 1 cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh 2 cách diễn đạt đó xem cách nào hay hơn?
? Vậy thành ngữ có vai trò ngữ pháp gì trong câu? Giá trị của việc sử dụng thành ngữ?
GVchốt ý: Việc sử dụng thành ngữ trong văn chương hay trong cuộc sống hàng ngày đều góp phần làm cho câu văn mang đậm tính hình tượng
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 2.
HS đọc 

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 12.doc