Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 5, 6

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu Văn bản truyện ,đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng các nhân vật.

- Kể và tóm tắt truyện

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người, biết sẻ chia, thông cảm nỗi bất hạnh của người khác

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể cho HS tham khảo phần tóm tắt sau:
Truyện kể về cuộc chia tay của anh em Thành - Thuỷ do gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn. Trước khi chia tay hai anh em chia đồ chơi. Thành đã muốn nhường hết cho em nhưng nghe mẹ thúc giục, Thành vội lấy hai con búp bê đặt hai bên, thấy thế Thuỷ giận dữ không muốn chia sẻ hai con búp bê. Sau đó hai anh em dắt nhau đến trường để Thuỷ chia tay cô giáo và các bạn. Cuộc chia tay thật xúc động, Thuỷ và Thành trở về nhà thì xe đã đến, mẹ cùng mấy người hàng xóm khuân đồ lên xe Thuỷ để lại con vệ sĩ cho anh. Đến khi xe gần chạy, Thuỷ lại chạy lại để nốt con em nhỏ cạnh con vệ sĩ rồi em nức nở chạy lên xe. 
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH, CẮT NGHĨA. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
Giáo viên dẫn dắt vấn đề để vào phần phân tích.
II. Tìm hiểu văn bản
H: Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê ”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
- Hs thảo luận trả lời.
(Chia búp bê, chia tay anh em)
* GV gợi ý, HS thảo luận
 - Những con búp bê gợi cho em những suy nghĩ gì? Trong truyện, chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay? Rút ra nhận xét của tên truyện với nội dung, chủ đề truyện?.
- HS quan sát tranh trả lời.
- 1 HS thuyết trình, cả lớp lắng nghe, nhập vào bài học
+ Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng lại là chuyện về con người, của con người.
+ Chúng ko chia tay, mà con người phải chia tay…)
Giáo viên bình thêm cho HS hiểu:
- Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu.
- Đằng sau đó ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thuỷ, cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai anh em đâu có tội tình gì, vậy mà phải chia tay.
- Tiêu đề gợi lên tình huống truyện, một tình huống tâm lý, đó là cuộc chia tay không đáng có của Thành, Thuỷ làm đau lòng người đọc.
H: Hai bức tranh trong sgk minh hoạ cho các sự việc nào của truyện?
- HS quan sát tranh và nêu ý kiến cá nhân của mình
GV cho học sinh đọc lướt nhanh đoạn 1 của văn bản.
GV có thể chiếu một số đoạn văn tiêu biểu lên màn hình.
- HS quan sát kênh chữ trên màn hình, kết hợp với sách giáo khoa
1. Cuộc chia búp bê
a. Trước khi chia đồ chơi.
H: Cảnh trước khi chia đồ chơi được tác giả miêu tả như thế nào? Những chi tiết cụ thể?
GV cho học sinh tìm các chi tiết trong văn bản.
- Nêu được các chi tiết đó
HS tìm chi tiết:
- Cảnh vật bên ngoài: trời hửng dần, những bông hoa thược dược đang khoe cánh rực rỡ , lũ chim sâu nhảy nhót trên cành… tiếng xe máy, ô tô, tiếng cười nói ríu ran.
H: Em có nhận xét gì về cảnh vật bên ngoài qua sự miêu tả của tác giả?
HS trả lời theo ý hiểu:
- Cảnh vật sống động, vui tươi, tràn ngập niềm hạnh phúc
H: Đối lập với cảnh vật đó em thấy tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai anh em?
HS nêu các chi tiết 
+ Em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng tuyệt vọng. Em buồn thăm thẳm hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
+ Tôi: môi cắn chặt, nước mắt tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo...
H: Vậy qua các chi tiết trên em hãy rút ra nhận xét về tâm trạng của hai anh em?
+ Thuỷ: Buồn đau, tuyệt vọng, khóc nức nở.
 + Thành: Thương em, nhớ về chuyện em vá áo,… buồn không muốn chia tay. 
- Tâm trạng của hai anh em đau đớn, tuyệt vọng, không muốn chia tay.
Tâm trạng kinh hoàng , sợ hãi, đau xót, bất lực
H: Tại sao Thành lại nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình?
- Để nhớ một kỷ niệm đẹp về tình anh em và càng thương em hơn .
H: Em có nhận xét gì về cảnh vật và tâm trạng của Thành và Thuỷ trước khi chia đồ chơi? Gợi điều gì?
GV bình thêm dẫn đến tiểu kết: Đối lập cảnh vui thường nhật của đời với nỗi đau của hai anh em làm tăng nỗi đau trong lòng Thành, làm người đọc có cảm giác xót xa hơn .
- Đối lập cảnh vật và tâm trạng
® Đối lập cảnh vật và tâm trạng, gợi sự tội nghiệp, thương tâm.
H: Hai anh em Thành và Thuỷ chịu chia đồ chơi khi nào?
H: Tại sao hai anh em lại để mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia đồ chơi?
- Khi mẹ giục đến lần thứ ba - gay gắt nhất .
- Vì mỗi anh em đều muốn dành lại toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em, không muốn chia đồ chơi có nghĩa là không muốn xa nhau .
b. Khi chia đồ chơi.
- Mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia.
H: Cuộc chia đồ chơi được diễn ra như thế nào? Em hãy tìm các chi tiết trong truyện để nói về cuộc chia đồ chơi đó?
Thành lấy hai con búp bê đặt sang hai phía – Thuỷ tru tréo giận giữ “sao anh ác thế”.
Thành đặt con Vệ sĩ vào cạnh con Em nhỏ – Thuỷ bỗng vui vẻ: Anh xem chúng đang cười kìa.
H: Khi Thành chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã có những lời nói và hành động ntn?
H: Thành có hành động, thái độ như thế nào?
H: Nhận xét thái độ, hành động của 2 anh em?
- Giận dữ, không muốn chia rẽ hai con búp bê , nhưng thương anh, rất bối rối .
- Chia búp bê, nhưng thương em lại đặt chúng lại gần nhau, nhường em cả
- Hành động, thái độ của Thành, Thuỷ đầy mâu thuẫn. 
H: Vì sao Thuỷ giận giữ rồi lại vui vẻ?
- Giận giữ vì ko chấp nhân chia búp bê, vui vẻ vì búp bê được ở bên nhau
H: Em cảm nhận như thế nào về câu nói của Thuỷ: Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế ?
- Hs trả lời theo sự hiểu biết.
- HS cảm nhận trả lời.
Giáo viên bình: 
Câu nói của đứa trẻ hồn nhiên, vô tư như một nhát dao cứa vào lòng người đọc và người làm cha mẹ. Có lẽ nó đã cảm nhận , dù chưa đầy đủ, những mất mát, đau khổ mà nó sẽ phải chịu trước sự li hôn của bố mẹ.
H: Theo em làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn này?
- Để giải quyết mâu thuẫn này chỉ có cách gia đình Thủy – Thành phải đoàn tụ, hai anh em không phải chi tay.
H: Đoạn Thành hồi tưởng về chuyện Thuỷ bắt con búp bê Vệ sĩ canh gác giấc ngủ cho anh có ý nghĩa như thế nào?
- Thành – Thuỷ không phải xa nhau ® Bố, mẹ hai em không li dị nữa .
H: Qua những chi tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì về cảnh chia đồ chơi của hai anh em?
- Tình cảm anh em rất cảm động.
® Tình anh em rất keo sơn, gắn bó, đầy cảm động.
GV tiểu kết: Hai anh em Thành - Thuỷ biết yêu thương nhau, chia sẻ và luôn gần gũi nhau là thế vậy mà sắp phải chia tay. Cảnh ấy thật đáng thương, đầy xúc động.
GV bình rồi chuyển đoạn:
Ở cuối chuyện Thủy chọn cách là để lại con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau. Cách lựa chọn này ở Thủy gợi lên trong lòng người đọc một lòng thương cảm đối với Thủy, một bé gái giàu lòng vị tha, thương anh thương cả những con búp bê thà mình chịu thiệt thòi chứ không muốn người khác phải chịu hoàn cảnh như mình. Qua đó chúng ta thấy chịu sự chia tay của hai em nhỏ là vô lí và nỗi đau này do chính bậc cha mẹ gây lên
(Chuyển Tiết 6)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 Chú
Giáo viên cho HS đọc lại đoạn 2. GV chiếu nội dung văn bản đoạn 2 lên màn hình HS quan sát tìm hiểu chi tiết.
- HS quan sát phần kênh chữ 
2. Thuỷ chia tay cô giáo và lớp học.
GV: theo dõi đoạn hai của văn bản, tìm những chi tiết diễn tả những cử chỉ hành động của thuỷ?
H: Tại sao khi đến trường học, Thuỷ lại bật lên khóc thút thít?
HS: Em cắn chặt môi im lặng……bật lên khóc thút thít.
HS: Vì đây là nơi khắc ghi hững niềm vui của thuỷ, em sắp phải xa nơi này mãi mãi và không còn được di học
H: Thái độ của cô giáo và các bạn như thế nào khi biết hoàn cảnh của Thuỷ? Tìm các chi tiết nói lên điều đó?
- HS tìm chi tiết trong VB.
H: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng nhất và chi tiết nào khiến em cảm động nhất?
- Giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông au phần phân tích.
Sử dụng kĩ thuật động não.
Cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn tìm ra ý thống nhất với nhau
- Chi tiết làm cả lớp sững sờ: “Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau, Thủy phải xa lớp, theo mẹ về quê ngoại.
- Chi tiết làm cô giáo bàng hoàng sửng sốt: Thủy không đi học nữa vì nhà bà ngoại ở xa trường học và mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một thúng hoa quả để ra chợ bán
- Chi tiết làm em cảm động nhất: 
+ Cô Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
+ Cô Tâm thốt lên: Trời ơi”. Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
- Thái độ của cô giáo, bạn bè: ngạc nhiên, đau xót, cảm thông với nỗi bất hạnh của Thuỷ.
Giáo viên bình thêm.
 Nỗi đau mà Thuỷ phải chịu đựng quả là quá lớn. Nó không chỉ làm đau xót đến các thầy cô giáo, bè bạn của Thuỷ. Nó cũng làm chúng ta cảm thấy xót đau vô hạn. Chẳng biết bố mẹ Thuỷ, và những bậc làm bố, làm mẹ rơi vào hoàn cảnh giống như vậy suy nghĩ những gì?
H: Cô và các bạn trong lớp có thái độ như thế nào khi chia tay bạn Thủy?
- Cô giáo: sửng sốt, ôm chặt lấy Thuỷ, cô tái mặt, nước mắt giàn giụa
- Các bạn: Khóc thút thít, sững sờ, nắm chặt tay Thuỷ
GV cho HS thảo luận theo nhóm. 
- Cử một bạn làm nhóm trưởng.
Thời gian 3 phút, hết thời gian các nhóm báo cáo kết quả
Yêu cầu thảo luận:
Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” 
HS thảo luận sau đó báo cáo kết qủa:
- Thành kinh ngạc vì:
+ Trong lòng Thành rất buồn và đau khổ, khi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ của mình. Em cảm thấy trời đất như sụp đổ, trong tâm hồn em thế nhưng bên ngoài mọi người và cảnh vật lại không có gì thay đổi.
+ Thành và Thủy phải chịu một sự mất mát quá lớn so với nứa tuổi của các em trong khi đó mọi việc vẫn diễn ra bình thường.
- Cảnh vật khi hai anh em rời khỏi lớp: Tươi đẹp.
® Miêu tả đối lập tâm trạng và cảnh vật => bơ vơ, lạc lõng, cô đơn, đau xót, thương tâm cực độ
Giáo viên bình thêm.
Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người, ngoại cảnh vẫn bình thường,mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn, cảnh vật thậm chí còn đẹp, nhưng nội tâm 2 anh em

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 56.doc
Giáo án liên quan