Giáo án Ngữ văn 7 năm học: 2014 – 2015
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Edmondo De Amicis, sinh ngày 21 tháng 10,1846 mất ngày 11 tháng 3,1908, là một nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Ông được biết điến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng toàn thế giới với Những tấm lòng cao cả.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời : trích trong “Những tấm lòng cao cả” . Văn bản là bức thư của người bố viết gửi cho con trai khi con hỗn với mẹ .
b. Nhan đề : Mẹ tôi → Dường như giữa nội dung và nhan đề không phù hợp ?
Thứ nhất , nhan đề do chính tác giả đặt cho đoạn trích . Mỗi truyện nhỏ trong Những tấm lòng cao cả đều có một nhan đề do tác giả đặt .
Thứ hai , mới xem qua rất dễ nhận xét như vậy . Nhưng đọc kĩ sẽ thấy , tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới làm rõ . Qua bức thư của người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao . Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp , tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ tình cảm và thái độ quí trọng của bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khô hi sinh mà mẹ đã âm thầm , lặng lẽ dành cho con của mình . Điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố . Qua cái nhìn của người bố mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ . Điểm nhìn ấy một mặt làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng (người mẹ ) được kể , mặt khác thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể .
c. Phương thức biểu đạt : biểu cảm
d. Bố cục .
+ từ đầu . xúc động vô cùng → lời tự bạch của con
+ còn lại → thái độ của bố và hính ảnh người mẹ .
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Đầu thư ( lời tự bạch của con )
- Nêu nguyên nhân người bố viết thư: Con vô lễ với mẹ
- Nêu mục đích viết thư của bố:
+ Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước hành vi của con.
+ Gợi lại trong con tình mẫu tử thiêng liêng.
- Tác dụng của lá thư: “Làm cậu bé xúc động vô cùng”.
→ Mở bài ngắn gọn, súc tích mở ra cho Enrico và chúng ta một cách cảm nhận mới mang đậm chất nhân văn về nội dung của văn bản.
2. Nội dung thư .
a. Thái độ của người bố đối với En – ri – cô
* Câu chuyện kể lại việc En-ri-cô đã phạm lỗi “Lúc cô giáo đến thăm , tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” . Người bố đã phát hiện ra điều đó và ông hết sức buồn bã , tức giận . Thái độ đó thể hiện rất rõ qua lời lẽ à ông viết trong thư gửi En – ri – cô :
– Đau buồn : “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
- Tức giận , phê bình con: “. không thể nén cơn tức giận đối với con” , “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?” .
- Rất yêu con nhưng cảm thấy tủi nhục trước thái độ hỗn hào của con với mẹ , đau đớn trước hành động của con , dứt khoát , rạch ròi , không vì yêu con mà bao che lỗi lầm : “En-ri-cô ạ , con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời bồ nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ . Thôi , trong một thời gian dài con đừng hôn bố : bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được” .
- Bố rất yêu mẹ , cũng rất yêu con nên nghiêm khắc và quyết liệt yêu cầu con chuộc lỗi : “Con hãy cầu xin mẹ hôn con , để cho cái hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.
- Bố muốn con phải nhớ : “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
→ Một người cha mẫu mực , sâu sắc , tình cảm rạch ròi , dứt khoát ; thấu tình đạt lí ; viết thư để giáo dục con cách cư xử lịch sự . Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ. Mong muốn con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
b. Hình ảnh người mẹ . Người mẹ hiện lên với tất cả bao dung , giàu lòng thương yêu , sẵn sàng làm tất cả vì con .
- “.mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.”
- “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”
→ Một người mẹ nhân từ , vĩ đại. → En – ri – cô xúc động vô cùng.
3. Tại sao bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại chọn hình thức viết thư ?
Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa kh làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. Mặt khác , viết thư cũng là cách để con không tổn thương lòng tự trọng. → Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm, điều quan trọng là ta biết nhận ra và sửa chữa như thế nào cho tiến bộ.
III. TỒNG KẾT
“Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
h tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu , trong đó vẫn thấp thoáng hiện lên một làng quê thanh bình mà trầm lặng , trầm lặng mà không quạnh hiu vì ở đây vẫn ánh lên sự sống con người , dĩ nhiên ở mức đơn sơ của nông thôn thuở ấy. 3. Tâm hồn của tác giả. - Là một vị vua , thân chinh đi cầm quân , xông pha nơi chiến trận nhưng vẫn có cặp mắt quan sát rất tinh tế, vừa có một tâm hồn thi sĩ, vừa có tài năng của một họa sĩ. - Dù là một vị vua , sống trong chốn cung điện vàng son , ở lầu cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã – điều không dễ gì có được → Một vị vua vừa cao cả , vừa bình dị - Một ông vua có tấm lòng cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại đó , dân tộc ta , nhân dân ta sống rất cao đẹp , đúng như sử sách từng ca ngợi. . III. TỔNG KẾT Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hòa hợp với thiên nhiên một cách nên thơ , chứng tỏ tác giả là con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. BÀI CA CÔN SƠN ( Côn Sơn ca – trích ) KIẾN THỨC BỔ SUNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử lỗi lạc , toàn tài hiếm có, được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới năm 1980. 2. Tác phẩm : a. Thể thơ : nguyên bản là thể thơ khác , nhưng bản dịch dịch theo thể lục bát. b. Hoàn cảnh sáng tác : chưa rõ. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Cảnh trí Côn Sơn ( các câu thơ lẻ ) … suối chảy rì rầm … như tiếng đàn cầm … đá rêu phơi … như ngồi chiếu êm … thông mọc như nêm → Nghệ thuật so sánh , từ ngữ gợi tả màu sắc , âm thanh → Gợi một thiên nhiên lâu đời , nguyên thủy , gợi cảm giác thanh cao , mát mẻ , gợi vẻ đẹp ngàn xưa , thanh cao , yên tĩnh → Tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị... 2. Con người ở Côn Sơn ta nghe ….ta ngồi … … ta lên ta nằm … ta ngâm thơ nhàn → Điệp từ “ta” nhấn mạnh sự có mặt của tác giả ở mọi cảnh đẹp Côn Sơn → Thú lâm tuyền , làm chủ thiên nhiên . → Ca ngợi sức sống thanh cao , hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong lành. III. TỔNG KẾT Vời hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn , hấp dẫn , đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao , tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Ttãi. * Trả lời câu hỏi Sgk / 81 phần LUYỆN TẬP * Nét chung : đều có âm thanh tiếng suối và âm thanh tiếng suối * Nét riêng : BÀI CA CÔN SƠN CẢNH KHUYA Thời điểm sáng tác Không thể hiện một cách dứt khoát. Đêm Cách nói - Tiếng rì rầm của tự nhiên - Là tiếng đàn - Tiếng hát của con người - Là tiếng hát Sự có mặt của tác giả - trực diện ( có chữ ta đầu câu ) - ẩn hiện → Sản phẩm của hai bậc vĩ nhân rất giàu chất thi sĩ. Cùng nói về tiếng suối nhưng cả hai đều có cách nói rất riêng và nên thơ. SAU PHÚT CHIA LY ( Trích “Chinh phụ ngâm khúc” ) Đặng Trần Côn KIẾN THỨC BỒ SUNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Đặng Trần Côn . Ông là người làng Nhân Mục ( Hà Nội ) , sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Sau khi ra đời , Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm. 2. Tác phẩm a. Nhan đề Chinh phụ ngâm khúc : khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận. b. Đại ý : tâm trạng của người vợ ngay sau khúc chia ly. c. Bố cục : 3 phần + 4 câu đầu → khúc ngâm thứ nhất + 4 câu tiếp theo → khúc ngâm thứ 2 . + 4 câu còn lại → khúc ngâm thứ 3 d. Thể thơ : bãn dịch dịch theo thể song thất lục bát ( do người Việt sáng tạo ) . -Số lượng: gồm 2 câu 7 chữ ( song thất ) tiếp đến 2 câu 6 – 8 ( lục bát ) . 4 câu thành 1 khồ, số lượng khổ thơ không hạn định. - Vần : + Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ cuối câu 7 dưới , đều là vần trắc. + Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 , vần bằng. + Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 vần bằng . + Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ 5 câu 7 trên của khổ sau , vần bằng. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Khúc ngâm thứ nhất . - Chàng thì đi … Thiếp thì về … → phép đối → Thực trạng chia ly đã diễn ra để chàng sẽ đi vào cõi xa vất vả ,thiếp thì về với cảnh vò võ cô đơn. → sự xa cách. - đoái trông → quyến luyến , bịn rịn . - cách ngăn là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia ly nặng nề tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. - Tuôn … trải … → Nỗi buồn nhuốm lên cảnh vật. - … mây biếc … núi xanh → gợi lên cái độ mênh mông , tầm vũ trụ của nỗi sầu chia ly. 2. Khúc ngâm thứ hai. - … chàng còn ngoảnh lại … thiếp hãy trông sang → Phép đối diễn tả sự xa cách oái oăm. - Chốn Hàm Dương … Bến Tiêu Tương … Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng → Hai đĩa danh mang tính ước lệ được điệp , đảo ngữ → Nỗi sầu chia ly tăng tiến theo khoảng cách xa xôi nghìn trùng , Có điều , chia li ở đây là cuộc chia ly về cuộc sống, về thể xác trong khi tình cảm , tâm hồn vẫn gắn bó tha thiết cực độ → Nghịch cảnh oái oăm : muốn gắn bó mà không được gắn bó , gắn bó mà phải chia li. 3. Khúc ngâm thứ ba. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? - Phép đối ( cùng trông lại >< cùng chẳng thấy ) , điệp ngữ , điệp ý ( cùng , thấy , ngàn dâu , xanh xanh, xanh ngắt , cùng trông … ) khổ thơ cuối tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia ly oái oăm , nghịch chướng theo độ tăng trưởng đến cực độ. Ở khổ trên , ít ra còn có ý niệm về độ xa cách. Nhưng tới đoạn này , sự xa cách tới độ đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu không chỉ xanh xanh mà còn là xanh ngắt . Màu xanh ở độ xanh xanh đến độ xanh ngắt ở đây không liên quan gì đến hi vọng ( màu xanh là màu hi vọng ) mà chỉ là màu để gợi tả cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông , nơi gửi gắm , lan tỏa nỗi sầu chia li. - Chữ sầu ở câu cuối có vai trò đúc kết , trở thành khối sầu , núi sầu của cả đoạn thơ. - Câu thơ cuối là một câu nghi vấn, không mang ý nghĩa so đo mà chỉ nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ. → Phép đối , điệp ngữ tạo nên nhịp điệu dài triền miên cho khúc ngâm , gợi cảnh trời cao đất rộng làm tăng nỗi sầu dằng dặc . → Nỗi khắc khoải đợi chờ của người phụ nữ có chồng ra trận * Gía trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm Chiến tranh loạn lạc đã gây bao nỗi đau khổ trong lòng người. Nỗi buồn sầu tình thương nhớ, cảnh ngộ cô đơn của người vợ trẻ sau lúc tiễn chồng ra trận được miêu tả thật cảm động! Trong nỗi buồn của người vợ trẻ còn chất chứa sự oán giận chiến tranh phi nghĩa làm hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ; đồng thời nỗi buồn ấy còn thể hiện niềm khát khao của người vợ muốn được sống trong tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, để lại bao xúc động trong lòng người đọc hơn 250 năm qua. III. TỔNG KẾT Bẳng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện , đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thầy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa , vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. * MÀU XANH TRONG BÀI THƠ a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt. b. Phân biệt sự khác trong các xanh. - Xanh của mây, núi, ngàn dâu. - Xanh nhàn nhạt, xa xa, bao trùm cả cảnh vật (xanh xanh). c. Tác dụng: - Mây biếc, núi xanh: màu xanh ở trên cao, xa mờ đ diễn tả nỗi sầu đang trào dâng hứơng về nơi xa - nơi chàng đang phải chinh chiến, hiểm nguy. - Xanh xanh ngàn dâu và ngàn dâu xanh ngắt đ gợi tả màu xanh chung chung mờ nhạt, không rõ, không ranh giới như cả cảnh vật, trời đất chuyển thành màu xanh ngắt như nỗi sầu, buồn chia ly của người chinh phụ đôi lúc lại nhói lên để rồi chung đúc lại thành một khối sầu. BÁNH TRÔI NƯỚC Hồ Xuân Hương. KIẾN THỨC BỔ SUNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Hồ Xuân Hương Là người có tài nhưng đời riêng Hồ Xuân Hương lại gặp nhiều trắc trở, bất hạnh. Vì vậy bà thường gửi gắm nỗi niềm tâm sự vào thơ ca, thơ của bà thường chứa chan cảm xúc và có giá trị nhân đạo sâu sắc. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm vì đã rất điêu luyện, tài tình trong việc dùng chữ Nôm để sáng tác. 2. Tác phẩm : Bài thơ có tính đa nghĩa , viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Bánh trôi nước Nghĩa thứ nhất Nghĩa thứ hai Vừa trắng vừa tròn → Dáng vẻ xinh đẹp Bảy nổi ba chìm... Thân phận bấp bênh Rắn nát … tay kẻ nặn Lệ thuộc hoàn cảnh …vẫn giữ tấm lòng son Phẩm chất cao đẹp Tả thực Ẩn dụ Hình ảnh đa nghĩa → Trân trọng vẻ đẹp , phẩm chất trong trắng , son sắt của người phụ nữ, cảm thương sâu sắc cho thân phận của họ. * Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 96 *Mối liên quan về cảm xúc giữa bài thơ - ca dao. - Cùng là lời than bằng cụm từ mở đầu: thân em, về. + Số phận chìm nổi, lênh đênh không ổn định, bị phụ thuộc vào số phận; vào kẻ khác của ng ời phụ nữ phong kiến xưa. + Sự cảm thông với những người đồng cảnh. Nhưng trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thì không chỉ có lời than thân một cách xuôi chiều mà còn là - thái độ tự khẳng định, niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm chất. - Là sự bền gan, kiên trinh, thách thức dám nhìn thẳng vào số phận để vượt lên trên số phận, hoàn cảnh. → Mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa. III. TỔNG KẾT Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng , son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận của họ. QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan KIẾN THỨC BỔ SUNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT Ta cứ ngỡ có thêm thế giới con người thì cảnh vật phải sống động hơn. Nhưng con người xuất hiện nơi này sao mà quá nhỏ bé và tội nghiệp. Điểm nhìn đã thay đổi: đứng ở trên cao nhìn xuống dưới và phóng tầm mắt ra xa thế giới con người được thu vào trong tầm mắt tác giả Một nét vẽ ước lệ trong thơ
File đính kèm:
- giao trinh tin hoc.doc