Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2010-2011 - Bùi Văn Biên

 A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : Giúp học sinh

 - Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

 2.Tích hợp :Với phân môn TV ở các bài từ ghép, từ láy, với TLV ở “ Liên kết trong văn bản”.

 3. Kỹ năng :- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận cho học sinh.

 B. Chuẩn bị của GV , HS:

1. GV:

 - Phương pháp: Đàm thoại - thảo luận .

 - Chuẩn bị: đọc kĩ sgk, sách tham khảo.

2. HS: đọc kĩ bài và soạn bài.

 C. Các bước lên lớp :

 1 .Ổn định tổ chức

 2 . Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở .

 3 . Bài mới :

 * Giới thiệu bài .

 Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã có 7 lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm trước ngày khai trường mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Để trả lời câu hỏi đó bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ:

 Một em nhắc lại văn bản nhật dụng

 * Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản :

 

doc327 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2010-2011 - Bùi Văn Biên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài Chuẩn mực sử dụng từ
Ngày giảng:.../12/2010	
 Tiết: 60
Làm thơ lục bát
	A. Mục tiêu:
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh
	- Hiểu được luật thơ lục bát
	- Có cơ hội tập làm thơ lục bát
	2 .Tích hợp : Với phần văn ở các bài thơ lục bát đã học , với TV ở bài điệp ngữ .
 3 .Kỹ năng : Phân tích luật thơ lục bát 
 - Bước đầu làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: 
 - Phương pháp: Gợi tìm - Luyện tập
 - Chuẩn bị: Tìm thêm 1 số bài thơ lục bát
	2. Trò: Đọc trước bài ở nhà
C. Các bước lên lớp :
 1 . ổn định tổ chức .
 2 . Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra bài mới
 3 . Bài mới :
	 * Giới thiệu bài( SGV)
	 * Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: HD tìm hiểu luật thơ lục bát :
 Hs đọc câu ca dao (155)
Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát?
 Gv giải thích: - Tiếng có dấu: \ , 0 đ bằng (B)
 - Tiếng có dấu: /, ? , ~ , . đ trắc (T)
Kẻ sơ đồ vào vở và điền các kí hiệu ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào ô? 
B B B T B BV
T B B T T BV B BV
T B T T B BV
T B T T B BV B BV
Nhận xét về vị trí, thanh các tếng hiệp vần của thơ lục bát?
Nhận xét các tiếng ở vị trí chẵn thường là thanh gì? và các tiếng ở vị trí lẻ thường là thanh gì?
GV đọc lại ví dụ, nhận xét cách ngắt nhịp?
Nêu nhận xét về luật thơ lục bát, số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, luật, nhịp?
 Nội dung 
I. Tìm hiểu luật thơ lục bát:
 1. Đặc điểm:
 - Số lượng, cấu tạo:
 + Nhiều cặp câu nối tiếp nhau
 + Cặp câu:1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng
 - Vần: 1 vần lưng và 1 vần chân nối tiếp (tiếng 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu 8. Tiếng 8 câu 8 vần với tiếng 6 câu 6)(B)
 - Thanh điệu: 
 + Tiếng 2,6,8(B), tiếng 4(T)
 +Tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc
 + Câu 8: Tiếng 6 thanh ngang thì tiếng 8 thanh huyền
 - Nhịp: chẵn
=>Tuân thủ nghiêm ngặt
 2. Lưu ý:
 - Đề tài: gần gũi
 - Hình thức: tuân thủ các đặc điểm
 - Tình cảm kín đáo tế nhị
 * Ghi nhớ: SGK
	* Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8
	- Gv đưa bảng phụ
	 So sánh 2 bài lục bát sau
	1.	Các bạn trong lớp ta ơi
	 Thi đua học tập phải thời tiến lên
	Tiến lên liên tục đừng quên
 	 Nhì trường nhất khối khỏi phiền thầy cô
	Chúc mừng các bạn hoan hô
	 Liên hoan sơ kết lên bờ hồ Tây (Báo tường)
	2. 	Đường vô xứ nghệ quanh quanh
	 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
	=> Bài 1: chỉ là văn vần lục bát đ không phải thơ vì không có giá trị biểu cảm
	 Bài 2: là thơ dân gian đ thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương của người sáng tác đ thơ lục bát
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
	 II. Luyện tập:
	Bài 1: C2: thêm: kẻo mà C4: mới nên con người
	Bài 2: Sửa lại - Vườn cây em quý đủ loài,
 	 Có cam, có quýt, có mai, có đào.
 - Thiếu nhi là tuổi học hành,
 Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.
	* Tổ chức thi làm thơ theo nhóm. Chuyển thể khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa thành thơ lục bát. Sau đó gọi từng nhóm đọc, nhận xét
 * Chia hai đội: Một đội xướng câu lục một đội họa câu bát
	- Yêu cầu: Tuân thủ luật; có tình cảm cảm xúc; lôgíc
D . Củng cố- Dặn dò:
	1. Củng cố: Gọi 1 hs đọc lại ghi nhớ
	2. Dặn dò: - Làm tiếp thơ lục bát ở nhà, đề tài tự chọn
 - Đọc bài tham khảo và tìm hiểu 1 số bài thơ lục bát
 Soạn 10/12/09
Ngày giảng:......../12 /2010	
 Tiết: 61
Chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu:
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh
	- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ
	- Từ đó tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
2 . Tích hợp : Tiếp tục tiết trước 
3 . Kỹ năng :Sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói, viết .
B. Chuẩn bị:
	1.Thầy: 
 - Phương pháp: Quy nạp
 - Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài
	2. Trò: Xem trước bài, xem lại cách sử dụng từ của bản thân trong các bài viết
C. Các bước lên lớp :
 1 . ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút :
 Bài kiểm tra trắc nghiệm :
GV phát đề cho HS :
Đề bài ( Xem trang bên ).	
	 3 . Bài mới :
	 * Hướng dẫn HS thức hành kiến thức mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Hs đọc ví dụ sgk
Các từ in đậm ở sgk sai ở chỗ nào?
 - Dùi: tiếng miền Nam đ vùi đầu
 - Tập tẹ: sai chính tả đ phải viết bập bẹ
 - Khoảng khắc: sai chính tả đ viết: khoảnh khắc
Nguyên nhân mà viết sai như thế?
 Miền Trung: dà - nhà
 Miền Bắc: lên - nên
Các từ in đậm ở sgk sai ntn? Hãy thay bằng những từ thích hợp (lời nói việc làm có phẩm chất tuyệt đối)
 - Sáng sủa: tươi đẹp (nhận biết bằng tư duy, cảm xúc)
 - Cao cả: sâu sắc (nhận thức bằng tư duy, cảm xúc)
 - Biết: có (tồn tại một cái gì đó)
Nguyên nhân nào dẫn đến sai đó?
sgk sai ntn?
Em hãy chữa lại cho đúng (Động từ không trực tiếp làm CN)
(thảm hại: tính từ đ không làm bổ ngữ cho tính từ nhiều, sai về trật tự từ) 
 Các từ in đậm sai ntn? Sửa lại cho đúng (lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp chính danh đ sắc thái tôn trọng) (cầm đầu: phi pháp, phi nghĩa)
Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?
Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
 Hs đọc 3 em
 Nội dung.
I.Cách sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
 1. Ví dụ:
đ + Sai phụ âm đầu (d-v) ở MN
 + Gần âm nhớ không chính xác
 + Tương tự
 Ngoài ra: ảnh hưởng yếu tố địa phương
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
đ Nguyên nhân: Không hiểu đúng nghĩa của từ
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
 - Hào quang: là danh từ không thể biến thành tính từ
 - Ăn mặc là động từ, thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ
 - Sự giả tạo phồn vinh đ trái với quy tắc, trật tự từ Tiếng Việt
 a. Hào quang = hào nhoáng
 b. Ăn mặc = chị ăn mặc thật giản dị
 c. Thảm hại = rất thảm hại
 d. Giả tạo phồn vinh = phồn vinh giả tạo
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
 - Lãnh đạo: chỉ huy hoặc cầm đầu
 - Chú hổ: con hổ, nó
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
 - Không nên dùng từ địa phương gây khó hiểu cho những người ở vùng khác
 - Từ Hán Việt phải sử dụng đúng nơi, nếu không sẽ trở nên khó hiểu hoặc nhàm chán
 * Ghi nhớ: sgk
D. Củng cố- Dặn dò :
 1. Củng cố: Gv nhắc lại 1 lần nữa phần ghi ở bảng
	2. Dặn dò: 
 - Xem lại bài, áp dụng tốt trong lúc viết.
 - Chuẩn bị bài Ôn tập:
 + Chuẩn bị đề cương .
 + Lấy ví dụ minh hoạ .
Ngày giảng:......../12 /2010	
 Tiết: 62
Ôn tập văn biểu cảm
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm
	- Phân biệt với văn tự sự và miêu tả với yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
	- Cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm
	- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm
	- Giải thích tại sao văn biểu cảm gần với thơ
	B. Chuẩn bị: 
	1. Thầy:
 - Phương pháp: Ôn luyện.
 - Chuẩn bị : Nghiên cứu, soạn bài.
	2. Trò: trả lời các câu hỏi vào vở soạn .
	C. Các bước lên lớp :
 1 . ổn định tổ chức .
 2 .Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới
 3 . Bài mới :
	 * Giới thiệu bài SGV
	 * Hướng dẫn HS ôn tập
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động1 : Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau chỗ nào?
 Hs đọc lại bài “Kẹo mầm” 
Văn biểu cảm khác văn tự sự ở chỗ nào?
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn?
 Hoạt động 2 : Thực hiện lập ý, lập dàn bài: 
Đề: Cảm nghĩ về mùa xuân
 Nội dung
I. Gợi ý trả lời các câu hỏi:
 Câu 1: Hs đọc lại bài biểu cảm
 * Văn miêu tả: Tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh) sao cho người ta cảm nhận được nó
 * Văn biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phong cách của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đó văn biểu cảm thường dùng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...
 Câu 2:
 * Tự sự: Kể lại một câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả
 * Trong văn biểu cảm yếu tố tự sự chỉ làm nền để nêu cảm xúc. Do đó yếu tố tự sự trong văn biểu cảm nhằm nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả
 Câu 3:
 - Tự sự và miêu tả đóng vai trò làm phương tiện để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể
II. Thực hiện lập ý, lập dàn bài:
 - Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý (xác định bài văn cần biểu hiện những tình cảm gì, đối với người hay cảnh)
 - Bước 2: Lập dàn ý
 - Bước 3: Viết bài
 - Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
	a, Mở bài: Giới thiệu
	* Gợi ý: cảm nghĩ về mùa xuân (nên bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người)
	b, Thân bài: - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành
	- Mùa xuân là mùa đâm chồi nẩy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài
 	- Mùa xuân là mùa mở đầu cho 1 năm, mở đầu cho 1 kế hoạch, một dự định
	c, Kết bài: Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh
 Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp NT nào?
Người ta thường nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ em có đồng ý không? Vì sao?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập .
Hãy viết phần thân bài cho đề văn trên .
 - Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, điệp ngữ
 - Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu đạt như thơ. Trong cách biểu cảm trực tiếp người viết sử dụng ngôi thứ nhất đ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn, lời hô. Trong cách biểu cảm trực tiếp t/c ẩn trong các hình ảnh.
III. Luyện tập :
D . Củng cố- Dặn dò:
	1. Củng cố: Chốt lại ý chính của bài ôn
	2. Dặn dò: - Về nhà viết lại bài văn “Cảm nghĩ về mùa xuân”
 - Soạn Sài Gòn tôi yêu
Ngày giảng:......../12 /2010	
 Tiết: 63
Mùa xuân của tôi
 Vũ Bằng .
A. Mục tiêu: 
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh
	- Cảm nhận được nét đặc trưng riêng cảnh sắc mùa xuân ở HN và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút
	- Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh
 2. Tích hợp : Tiếp tục tiết 61, 62 .
 3 . Kỹ năng : Đọc , tìm hiểu, phân tích tuỳ bút .
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: 
 - Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận
 - Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài

File đính kèm:

  • docGiao an su 7 chuan(1).doc