Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng.

- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

3. Thái độ.

- Tôn trọng, gìn giữ một tác phẩm văn học kiệt xuất.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, động não.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án.

- HS: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tụ
3. Gía trị nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Gía trị hiện thực
+ phản ánh sự thực xã hội lúc bấy giờ.
- Giá trị nhân đạo
+ Giá trị nhân đạo thể hiện ở việc tác giả đồng cảm với những nhân vật bị xã hội chà đạp như Thúy Kiều và lên tiếng tố cáo tội ác của bọn người bọn buôn người...
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ
- Kể chuyện
- Miêu tả
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/80
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tóm tắt lại truyện.
- Soạn bài Chị em Thúy Kiều:
+ Đọc kỹ văn bản và phần chú thích.
+ Tìm bố cục và trả lời câu hỏi SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6	Ngày soạn: 17/9/2013
Tiết 27	Ngày dạy: 25/9/2013
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong truyện kiều.
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cố điển của Nguyễn Du trong văn bản.
3. Thái độ.
- Trân trọng vẻ đẹp và tài ăng của người phụ nữ.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, động não.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách chuẩn KTKN, sách gk.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ..
- Câu 1: Tóm tắt những nội dung chính trong phần I của tác phẩm Truyện Kiều.
- Câu 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều.
3. Bài mới.
- Giới thiệu đây là đọan trích đầu tiên của Truyện Kiều.
Hoạt của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của đoạn trích.
? Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở vị trí nào trong đoạn trích.
- GV giải thích và bổ sung thêm
- Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ nói về gia đình họ Vương, tác giả nói về Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách đọc và phân đoạn.
- Cách đọc: diễn cảm, đúng nhịp, giọng trân trọng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại. 
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
? Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu với người đọc điều gì.
? Vẻ đẹp của hai chị em được giới thiệu qua những chi tiết nào.
? Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh của cây mai và tuyết để miêu tả?
? Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào. Qua đó tác giả muốn giới thiệu với người đọc điều gì về hai chị em.
- Yêu cầu 1 HS đọc bốn câu thơ tiếp theo.
? Để miêu tả Thúy Vân, tác giả đã chọn những chi tiết nào. Những chi tiết ấy kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào, qua đó muốn làm nổi bật điều gì.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh Thúy Vân trên .
? Với cách miêu tả chân dung như trên giúp em dự đoán gì về số phận của nàng. (GV nhận xét và bình về số phận của Thúy Vân tất sẽ gặp nhiều may mắn...)
GV: Tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát chân dung Thúy Kiều
- Gọi HS đọc 12 câu tiếp theo.
? Em có nhận xét gì về số lượng câu thơ khi miêu tả Thúy Kiều.
? Để miêu tả vẻ đẹp của cô Kiều, tác giả đã lựa chọn những chi tiết nào và kết hợp sử dụng những nghệ thuật gì.
? Cách sử dụng trên giúp em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Thúy Kiều.
? Trong khúc nhạc nàng Kiều tự gảy dự báo điều gì?
- GV: Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm của thẩm mỹ phong kiến: cầm, kì, thi họa. Sở trường: Tài đánh đàn. Tiếng đàn “Cung đàn bạc mệnh”ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
- Và cách miêu tả trên, tác giả đã dự báo số phận của nàng Kiều sẽ gặp nhiều bất hạnh.
? Vì sao tác giả không tả Thúy Kiều trước mà tả Thúy Vân trước.
- Giới thiệu mục đích của tác giả và dùng nghệ thuật đòn bẩy.
- Gọi một HS đọc 4 câu thơ cuối.
? Kết lại bài thơ, tác giả gợi cho người đọc như thế nào về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều.
Hoạt động 4: Giúp HS khái quát lại nội dung chính của văn bản.
? Qua đoạn trích trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Để khắc họa bức chân dung về hai chị em, tác giả đã sử những nghệ thuật nào đặc sắc.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.- Yêu cầu HS đọc bài Đọc thêm SGK.
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố.
GV? Qua đoạn trích em có cảm nhận về tài và sắc của chị em Kiều?
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Đọc, tìm bố cục:
- Đọc văn bản.
- Bố cục.
Gồm 3 phần
phần 1Giới thiệu chung về hai chị em. 
phần 2 miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.
phần 3 nhận xét chung về cuộc sống hai chị em.
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1. Giới thiệu hai chị em:
Mai cốt cách, tuýêt tinh thần
................ mười phân vẹn mười
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao của người thiếu nữ.
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân:
- trang trọng
- khuôn trăng, nét ngài
- mây thua..., tuyết nhường...
→ Nghệ thuật liệt kê, so sánh, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng.
→ Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái.
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
- làn thu thủy....
- hoa ghen... liễu hờn
- một hai nghiêng nước...
- thông minh vốn sẵn...
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, sử dụng những điển tích, thành ngữ, phép nhân hóa.
→ Là một giai nhân tuyệt thế, vẻ đẹp hài hòa, kết hợp cả sắc - tài - tình.
- Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Đẹp làm cho tạo hóa phải ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị
--> Số phận éo le, đau khổ.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
- Một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc trong gia đình nề nếp, nho giáo.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/ 83
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học:
- Tham khảo đoạn văn tương ứng trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6 Ngày soạn: 17/9/2013
Tiết 28	 Ngày dạy: 26/9/2013
CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức:
- Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP.
- Phân tích, động não, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
3. Bài mới: tóm tắt nội dung đoạn trích trước và giới thiệu nội dung của đoạn Cảnh ngày xuân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí đoạn trích.
? Hãy cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm.
Hoạt động 2: HD HS cách đọc, tìm bố cục.
- Cách đọc: diễn cảm, chú ý ngắt nhịp.
- Yêu cầu 2 HS đọc và nhận xét.
? Bài thơ được kết cấu theo trình tự nào (gợi ý: kết cấu theo trình tự không gian hay thời gian). 
? Dựa vào trình tự ấy, hãy chia bố cục bài thơ.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS phân tích văn bản.
- Gọi HS đọc lại 4 câu thơ đầu và nêu nội dung chính.
? Cảnh ngày xuân được gợi tả qua những hình ảnh nào.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật của tác giả khi gợi tả cảnh ngày xuân.
? Qua trên, em có cảm nhận gì về bức tranh ấy.
- GV bình và phân tích câu thơ 3 - 4.
- Gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp theo và nêu nội dung chính.
? Em hiểu “thanh minh” là gì.
? Trong ngày thanh minh có những hoạt động lễ hội nào diễn ra.
? Em có nhận xét gì về các từ ngữ được tác giả sử dụng khi miêu tả cảnh lễ hội.
? Cách sử dụng từ ngữ ấy gợi cho em điều gì.
? Theo em, những lễ hội này ngày nay còn không (giải thích và giáo dục HS).
- Gọi HS đoạc 6 câu thơ cuối và nêu nội dung.
? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối này có gì khác với 4 câu đầu (HS chú ý các từ láy).
? Theo em, các từ láy trên có tác dụng gì.
- GV: dòng nước nao nao như báo trước Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng Kim thư sinh.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. 
- Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc lại diễn cảm bài thơ.
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần Mở đầu tác phẩm Truyện Kiều.
2. Đọc, tìm bố cục:
- Đọc văn bản
- Bố cục. Gồm 3 phần
Đoạn 1. Khung cảnh ngày xuân. Đoạnn 2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Đoạn 3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Khung cảnh ngày xuân:
- con én đưa thoi
- cỏ non xanh
- cành lê trắng
→Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
2. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
- gần xa nô nức...dập dìu tài tử...
- ngựa xe, áo quần...
 → Sử dụng từ láy, ghép, nghệ thuật ẩn dụ làm nổi bật quang cảnh mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi và cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ người đã khuất.
3. Cảnh chị em du xuân trở về.
- tà tà... chị em thơ thẩn..
- phong cảnh thanh thanh...
 → Sử dụng từ láy 
→ khung cảnh

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan