Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 5

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự kết hợp với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.

- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự.

- Các yếu tố của thể loại tự sự.

- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng.

- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

3. Thái độ.

- Tóm tắt ngắn gọn văn bản tự sự theo từng mục đích.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bội Châu.
? Trong bài thơ có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Từ “kinh tế” có ý nghĩa gì.
? Ngày nay, cách hiểu đó còn dùng không.
- GV giới thiệu nghĩa mới của từ kinh tế theo từ điển tiếng Việt.
? Qua trên, em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ.
- Nhận xét và kết luận: nghĩa của từ luôn biến đổi và không ngừng phát triển theo sự phát triển của xã hội.
- Gọi HS đọc đoạn thơ a,b trong ví dụ 2.
- Giới thiệu quyển từ điển tiếng Việt, hướng dẫn HS tra nghĩa của từ “xuân”, “tay”.
? Hãy cho biết nghĩa của các từ “xuân”, “tay” trong các câu trên và chi biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào.
- Giúp HS nhớ lại hiện tượng chuyển nghĩa của từ đã học ở lớp 6.
? Qua ví dụ hãy cho biết: có mấy cách phát triển nghĩa của từ. Sự phát triển nghĩa của từ dựa trên những cơ sở nào.
- Khái quát lại kiến thức và gọi HS đọc ghi nhớ.
? Đọc ví dụ sau và cho biết từ mặt trời nào là nghĩa gốc, từ mặt trời nào là nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức nào).
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
- Nhận xét và kết luận: mặt trời (1): nói về nguồn chiếu sáng trên trái đất → là nghĩa gốc, mặt trời (2): mượn hình ảnh mặt trời để nói về đứa con của người mẹ → là nghĩa chuyển.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gợi ý và hướng HS cách làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Làm mẫu từ “hội chứng” và chia nhóm cho HS làm các từ tiếp theo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu lớp chia 4 nhóm:
- nhóm 1+ 2: Thảo luận đặt tình huống có sử dụng hai từ và chỉ ra hai từ đó từ nào là từ mang nghĩa gốc, từ nào là từ mang nghĩa chuyển.
- Nhóm 3+4: lên bảng thi tiếp sức ghi những từ được phát triển theo nghĩa gốc của các từ.
? Hãy giải thích nghĩa của từ “tay” trong câu thơ sau:
 “ Một tay gây dựng cơ đồ
 Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành”
GV: Yêu cầu học sinh phân biệt phép ẩn dụ tu từ và phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa của từ mới
 GV? Sự phát triển của từ vựng giúp ích gì cho Tiếng Việt? 
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1. Ví dụ:
VD1: Bủa tay....... bồ kinh tế
- Từ “ kinh tế”: trị nước cứu đời (nghĩa cũ ).
- Nghĩa mới: hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
VD2:
a, Xuân(1): mùa xuân trong năm → nghĩa gốc.
 Xuân(2): tuổi trẻ (ẩn dụ )
→ nghĩa chuyển.
b, Tay(1): bộ phận phía trên cơ thể → nghĩa gốc.
 Tay(2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn 
( nghề ) nào đó → nghĩa chuyển ( hoán dụ ).
2. Ghi nhớ: SGK/56
II. Luyện tập.
1. Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
 Từ “ chân”.....
 Chân (1): nghĩa gốc
 Chân (2): nghĩa chuyển ( hoán dụ)
 Chân (3): nghĩa chuyển ( ẩn dụ ) 
 Chân (4): nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
2. Nhận biết các phương thức phát triển nghĩa của từ
Từ điển tiếng Việt...
 Cách dùng “trà” trong những cách trên là cách dùng với nghĩa chuyển.
 → Là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô.
4. Xác định nghĩa của từ trong cụm từ và câu.
 Hãy tìm ví dụ...
a, Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất nguy hiểm.
 Thất nghiệp và lạm phát là hội chứng của tình trạng suy thoái nền kinh tế.
5. Tìm các ví dụ về nghĩa của từ nhiều nghĩa
6. Phân biệt phép ẩn dụ tu từ và phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa của từ mới.
* Hướng dẫn tự học:
- Học bài, làm bài tập còn lại: 3,5/56,57.
- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo).
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 12/9/2013
Tiết 22 + 23	 Ngày dạy: 19/9/2013
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
( Trích hồi thứ mười bốn )
 - Ngô Gia Văn Phái -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng.
- Quan sát các sự việc được kể trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, luôn học tập theo gương các anh hùng đã góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, không bóng giặc ngoại xâm.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, suy nghĩ, động não, thảo luận
III. CHUẨN BỊ:
GV: giáo án, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
HS: soạn bài, tóm tắt văn bản.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và nêu hiểu biết của em về thể loại tùy bút.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu người anh hùng Nguyễn Huệ và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Giúp HS hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ngô Gia Văn Phái.
? Cho biết vài nét về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Nhắc lại XHVN giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật.
? Theo em, tiểu thuyết chương hồi có nguồn gốc từ đâu.
? Theo em văn bản được chia làm mấy phần.
- Giải thích thêm.
- Yêu cầu 1-2 HS tóm tắt văn bản, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và tóm tắt lại một lần:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung chính của văn bản.
? Đọan trích Hồi thứ 14 xoay quanh những nhân vật nào.
- Gọi 1 HS đọc lại phần một.
? Khi nghe giặc đến thành Thăng Long và việc vua Lê thụ phong, thái độ của Nguyễn Huệ ra sao.
- Chỉ ra và phân tích hành động tức giận, hành động họp các tướng sĩ...
? Thái độ và hành động đó nói lên điều gì.
? Trong hơn một tháng Nguyễn Huệ đã làm khá nhiều việc, theo em đó là những việc nào (chú ý thời gian từ 24/11 đến 30/12).
- Nhận xét và tóm tắt 7 việc làm chính.( HS TL nhóm)
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và thay phiên nhau trình bày.
? Vì sao Quang Trung làm lễ lên ngôi trước khi ra trận.
? Qua những việc làm trên nói lên điều gì ở người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Yêu cầu 2 HS đọc từ “vua Quang Trung cưỡi voi..... sợ gì chúng”.
? Đoạn văn gợi ra tính cách gì ở người anh hùng.
? Theo em, sự sáng suốt và nhạy bén của Quang Trung thể hiện ở những mặt nào.
- Chú ý những lời phủ dụ quân lính của Nguyễn Huệ.
? Em có nhận xét gì về những lời phủ dụ trên.
- GV: tuy nó ngắn gọn nhưng sâu sắc, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Nhắc lại việc làm này giống như việc làm của Trần Quốc Tuấn khi nói với binh sĩ trong bài Hịch Tướng Sĩ.
- Yêu cầu HS chú ý lời của Quang Trung khi nói chuyện với Sở, Lân.
? Qua những lời nói ấy, một lần nữa khẳng định ở Quang Trung điều gì.
? Trong việc chỉ huy đội quân thần tốc, Quang Trung có những kế hoạch nào.
? Cuộc hành quân ấy nói lên điều gì.
? Nếu sau này đứng trong hàng ngũ quân đội em có làm được như vậy không.
- Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận hiện ra rất đẹp, chi tiết nào nói lên điều đó? (chú ý đoạn “nửa đêm 3/1.... rồi kéo vào thành” ).
? Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như vậy (HS thảo luận ).
- GV: do tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc, không thể phủ nhận hình ảnh QuangTrung để dung túng cho vua
 - Yêu cầu HS đọc phần 3.
? Phần này miêu tả hình ảnh của ai (HS phát hiện chân dung quân tướng nhà Thanh ).
? Quân Thanh do ai lãnh đạo. Hãy nêu vài nét về nhân vật này.
? Trước khi đối mặt với quân Tây Sơn, thái độ của hắn ra sao.
? Khi quân Tây Sơn đến, bọn chúng đã hành động như thế nào.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả qua các chi tiết trên (phát hiện nghệ thuật miêu tả). Qua đó gợi cho người đọc điều gì.
? Quân Thanh thì thất bại thảm hại như vậy, còn số phận bọn vua tôi bán nước thì sao.
- Cung cấp thông tin Lê Chiêu Thống khi chạy sang Trung Quốc.
? Để khắc họa những chân dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào.
? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh và vua Lê Chiêu Thống có gì khác nhau. Vì sao.
- GV: đoạn 1: nhịp nhanh, hối hả; đoạn 2: nhịp chậm hơn
GV? Văn bản đã ghi lại những hiện thực như thế nào về đất nước và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khái quát lại những nội dung chính.
? Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Đoạn trích có những nghệ thuật gì đặc sắc.
- Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Gồm nhóm tác giả thuộc họ Ngô Thì, quê ở Hà Tây.
2. Tác phẩm:
- Viết bằng chữ Hán theo kiểu tiểu thuyết chương hồi (gồm 17 hồi ).
- Trích hồi thứ 14.
3. Bố cục: gồm 3 phần
- Phần I: Ng/ Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân diệt giặc.
- Phần II: Cuộc hành quân và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Phần III: cuộc đại bại của quân giặc và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
4. Tóm tắt:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
- Ngày 20,21,22,24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra bắc ngày 25 tháng chạp năm mậu thân(1788).
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân 

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan