Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 4
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
- Cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm với vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng các kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh biết suy nghĩ, cân nhắc trước khi đưa ra một quyết định quan trọng.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
Nhân vật Vũ Nương - Tính tình thùy mị, nết na. - Giữ gìn khuân phép, không lúc nào để vợ chồng thất hòa - Khi chồng đi xa: Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con. - Khi bị chồng nghi oan: Phân trần, thanh minh, khẳng định sự thủy chung trong trắng. → Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, hết lòng vun đắp cho gia đình. b. Nhân vật Trương Sinh: - Là người đa nghi, luôn phòng ngừa đối với vợ. - Chỉ vì lời nói ngây thơ của con → kích động ghen tuông. - Bỏ ngoài tai những lời phân minh của vợ. → Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật → Là người hồ đồ, độc đoán. c. Cái chết của Vũ Nương: - Tố cáo xã hội phong kiến. - Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ. d. Những yếu tố kỳ ảo: - Phan Lang lạc vào động rùa - Vũ Nương hiện về..... → Tạo thế giới lung linh kỳ ảo gần gũi cuộc đời thực → thể hiện ước mơ về sự công bằng. III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/51p cho gia đình. * Hướng dẫn tự học - Học bài, đọc bài Đọc thêm SGK. - Soạn bài “Xưng hô trong hội thoại”. + Đọc kỹ các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK. + Làm các bài tập phần Luyện tập. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 4. Ngày soạn: 6/9/2013 Tiết 16 Ngày dạy: 11/9/2013 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt. - Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt. - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. 2. Kĩ năng: a, Kĩ năng chuyên môn. -Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể. - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp b, Kĩ năng sống. - Tự nhận thức: Nhận thức được sự cần thiết phải lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp. - Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách sử dụng từ ngữ xưng hô hiệu quả trong giao tiếp của cá nhân. - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng, hay từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích tình huống giao tiếp để thấy tác dụng và hiệu quả của cách xưng hô trong giao tiếp. III. CHUẨN BỊ: GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến xưng hô trong hội thoại, bảng phụ. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến cách xưng hô trong hội thoại. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ? Khi vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý điều gì? Việc tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giúp HS nắm được hệ thống từ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. ? Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó. - Gợi ý: một số từ ngữ xưng hô trong quan hệ bạn bè, họ hàng... ? Trong giao tiếp, đã bao giờ em gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa. - GV nhận xét và dẫn ra một số trường hợp như: bố mẹ là thầy giáo dạy mình trong giờ học em xưng hô như thế nào cho đúng? ? Qua trên, em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ( phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm). - GV lấy một vài từ xưng hô của tiếng nước ngoài để so sánh với từ xưng hô của tiếng Việt. - Yêu cầu HS đọc ví dụ 2. ? Hãy xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên. Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích trên. ? Cho biết vì sao có sự thay đổi đó. - Nhận xét, kết luận các ý kiến. ? Qua ví dụ, em hãy cho biết: khi sử dụng từ ngữ xưng hô, người nói cần căn cứ điều gì. - Giải thích cho HS cụm từ “các đặc điểm khác” như hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nói... ? Trong hội thoại, khi dùng từ ngữ xưng hô cần chú ý điều gì. - GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả. - Yêu cầu 1 HS đọc đoạn trích. - Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 6. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả. GV: Yêu cầu lớp chia hai nhóm trong 3 phút tự đặt tình huống và cho biết trong tình huống đó cách xưng hô như vậy trong giao tiếp đúng hay sai? Sau đó các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi củng cố bài. - Nhận định nào sau đây nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại? Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Cả A và B đều đúng. I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1. Ví dụ: VD1: Một số từ ngữ dùng để xưng hô như: anh, em, tôi, tao, ông, bà, chúng tôi... VD2: Đọc các đoạn trích... a, Dế Choắt nói với Dế Mèn: em - anh → kẻ ở vị thế yếu, muốn nhờ vả. - Dế Mèn nói với Dế Choắt: ta-chú mày→ kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng. b, Dế Choắt và Dế Mèn xưng hô: anh - tôi: → xưng hô bình đẳng. 2. Ghi nhớ: SGK/39 II. Luyện tập. 1. Xác định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong một văn bản cụ thể - Chúng ta = chúng em → Do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ. 3. Đọc đoạn trích sau... - Cách xưng hô với mẹ: thông thường. - Xưng hô với sứ giả: TG là đứa bé khác thường. 5. Xác định người nói và người nghe tương ứng với các từ xưng hô đó Từ xưng hô của Bác: “tôi” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết. 6. Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong một văn bản cụ thể - Các từ ngữ xưng hô của: + Cai lệ ( kẻ có quyền lực ) và chị Dậu ( người dân bị áp bức ). + Cai lệ: thể hiện sự trịch thượng, hống hách. + Chị Dậu: hạ mình, nhẫn nhục. - Về sau thay đổi → sự phản kháng quyết liệt của người bị dồn đến bước đường cùng. * Hướng dẫn tự học - Học bài, làm các bài tập còn lại. - Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại. - Soạn bài Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 4 Ngày soạn: 6/9/2013 Tiết 17 Ngày dạy: 12/9/2013 CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật. - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp . - Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp sao cho phù hợp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP: - Động não, suy nghĩ, phân tích. III. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ, một số ví dụ. - HS: soạn bài, lấy ví dụ. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu 1. Đọc đoạn văn sau, tìm từ ngữ xưng hô và nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ đó? Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi với toàn thể nhân loại: hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. ? Trong giao tiếp, để xưng hô cho thích hợp cần chú ý điều gì. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giúp HS nắm được khái niệm cách dẫn trực tiếp. - Gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích SGK. ? Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu nào. ? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu nào. ? Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không. ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì. - GV kết luận: có thể thay đổi và giữa 2 bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang. - Cách dẫn như trong hai đoạn trích a và b là cách dẫn trực tiếp. Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp? - Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 1. Hoạt động 2. Giúp HS nắm được cách dẫn gián tiếp. ? Trong hai đoạn trích a, b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ. ? Cách dẫn ở hai đoạn trích này có gì khác với cách dẫn ở ví dụ phần I. ? Ở đoạn trích b, giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì. Có thể thay thế từ đó bằng từ gì. - Cách dẫn trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Thế nào là cách dẫn gián tiếp? - Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK ? Hãy nêu ví dụ về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - GV nhận xét và đưa ra ví dụ ghi trong bảng phụ + Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta.... ta sẽ phá tan lũ giặc này”. + Cô ấy khuyên tôi phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ. Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS thảo luận cặp. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận: + Nhóm 1,2: câu a + Nhóm 3,4: câu b + Nhóm 5,6: câu c - Nhận xét, uốn nắn cách viết cho HS. - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3. - Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Lấy ví dụ. I. Cách dẫn trực tiếp: 1. Ví dụ: a, Là lời nói của nhân vật, ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. b, Là ý nghĩ của nhân vật, ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 2. Ghi nhớ 1: SGK/ 54 II. Cách dẫn gián tiếp: 1. Ví dụ: a, Là lời nói. b, Là ý nghĩ. - Không dùng dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc kép. - Thay từ “rằng” = từ “là” 2. Ghi nhớ 2: SGK/54 III. Luyện tập. 1/54. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong một văn bản cụ
File đính kèm:
- Tuan 4.doc