Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 15

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của truyện chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng.

- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ.

- Trân trọng tình cảm cha con và thể hiện bằng cách học thật giỏi đền đáp công ơn cha mẹ và công lao của thế hệ đi trước.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, tư liệu về tác giả, tác phẩm.

- HS: soạn bài theo yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được gặp lại con, trao tận tay con quà kỷ niệm. 
- Nhưng tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông. Anh Sáu đã hy sinh khi chưa kịp hoàn thành tâm nguyện.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình
? Chi tiết trước khi nhắm mắt anh Sáu có gửi chiếc lược cho bác Ba với lời dặn trao tận tay con gái đã nói lên điều gì (Lúc nào anh cũng nhớ tới con).
? Biểu hiện nào của ông Sáu khiến anh Ba cảm động nhất? Vì sao (anh Sáu đưa tay vào túi, móc cây lược… và nhìn anh Ba một hồi lâu).
? Vậy là tình cảm yêu thương con chưa được bù đắp thì ông đã hy sinh. Sự hy sinh của ông Sáu nói lên điều gì.
-> Phản ánh tính chất ác liệt của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình cảnh đau thương mất mát, bất hạnh và đáng thương. Ngoài hoàn cảnh của cha con ông Sáu, còn có tình cảnh của chị em Bé trong tác phẩm Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi….
? Từ những biểu hiện trên giúp em cảm nhận gì về nhận vật ông Sáu. 
- Liên hệ thực tế giáo dục các em tình thương và lòng kính trọng cha mẹ.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tổng kết và làm bài tập .
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
- Cốt truyện chặt chẽ, chi tiết bất ngờ hợp lí.
- Cách xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí rất tinh tế và khéo léo.
? Qua câu chuyện trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét, kết luận.
Nêu nội dung và nghệ thuật chính trong đoạn trích Chiếc lược ngà?
? Hãy đánh dấu (x) vào chi tiết mà em cho là đúng với thái độ và hành động của bé Thu
Thái độ và hành động
Vui mừng phấn khởi khi cha về thăm 
Cảm thấy xa lạ, sợ hãi khi đứng trước ông Sáu 
Gần gũi, làm nũng với cha
Thờ ơ, lạnh lùng khi tiễn cha lên đường 
Cảm thấy ân hận và hối tiếc về thái độ của mình trứơc đó 
Không nhận cha chỉ vì cha quá già so với trong ảnh 
Không nhận cha vì người cha trong tấm ảnh không có vết sẹo 
Mong muốn có cây lược khi cha trở về 
Mong cha mang nhiều thứ đồ chơi khi trở về 
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và sau hòa bình 1975
2. Tác phẩm
- Tác phẩm viết năm 1966 
II. Đọc,tóm tắt văn bản và giải thích từ khó:
1. Đọc văn bản.
2. Tóm tắt văn bản
3. Giải thích từ khó
III. Tìm hiểu văn bản:
* Tình huống truyện:
- Anh Sáu về phép thăm nhà nhưng bé Thu không chịu nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải chia tay,.
- Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà cho bé Thu nhưng chưa kịp trao đã hi sinh.
1. Nhân vật bé Thu:
a. Thái độ và hành động trước khi nhận ông Sáu là cha.
- Nghe gọi, giật mình, tròn mắt nhìn
- Ngơ ngác lạ lùng
- Vụt chạy, kêu thét lên.
→ Sự bất ngờ, ngạc nhiên, lo lắng, và sợ hãi.
- Gọi trống không với ông Sáu.
 - Không chịu nhờ ba giúp
- Hất tung cái trứng cá mà ba gắp cho nó. 
- Bị ba đánh đòn, nó không khóc mà bỏ về nhà ngoại 
→ Nghệ thuật miêu tả tâm lí, thể hiện sự xa cách và thái độ ương ngạnh không thừa nhận ông Sáu là cha mình.
b. Thái độ của bé Thu khi nhận ông Sáu là cha.
- Thét lên: Ba …a…a…ba!
→ Tiếng kêu của tình yêu thương ruột thịt, của tình phụ tử.
- Chạy xô tới nhanh như...
- Dang hai tay ôm chặt cổ ba nó, nói trong tiếng khóc…
- Hôn ba cùng khắp…
- Hai tay siết chặt cổ để giữ ba...
- Muốn ba trở về và mua cho một cây lược.
-> Tình yêu thương ba mãnh liệt.
=> Thu là em bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ.
2. Nhân vật ông Sáu:
a. Khi về thăm nhà:
- Nôn nao được gặp con. Thuyền chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Ông Sáu quan tâm, chờ đợi gọi mình là cha
- Thất vọng, buồn bã và hụt hẫng khi không được con chấp nhận. 
- Anh đã đánh con, nhìn con, lắc đầu cười
 → Tình yêu thương đối với con trở thành bất lực. 
b. Trong buổi chia tay:
- Được con gọi mình là “ba”-> sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào. 
c. Khi trở lại chiến trường:
- Rất nhớ con, xen lẫn sự ân hận cứ giày vò anh . 
- Dồn tình thương và nỗi nhớ mong con vào việc làm cho con chiếc lược ngà một cách thận trọng và tỉ mỉ. Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
→ Tình yêu thương con tha thiết và sâu nặng.
IV. Tổng kết 
* Ghi nhớ: SGK/202
V. Luyện tập, củng cố
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm và trình bày cá nhân.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập còn lại (2/203)
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc trong đoạn trích.
- Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này. 
- Soạn bài Ôn tập tiếng Việt:
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15	 Ngày soan: 18/11/2013
Tiết 73,74. Ngày dạy: 27/11/2013
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
( Các phương châm hội thoại... cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I.
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng.
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề trong tiếng Việt.
3. Thái độ.
- Tự giác ôn tập các phương châm hội thoại và trình bày các lời dẫn phù hợp trong tiếng Việt và giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, đáp án bài tập.
- HS: xem lại những kiến thức đã học ở học kỳ I.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới. 
- Hãy nhắc lại những kiến thức đã học trong chương trình tiếng Việt 9, học kì I ?
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số kiến thức cần ôn lại trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về các phương châm hội thoại .
? Có mấy phương châm hội thoại? Đó là những phương châm nào. Cho ví dụ.
- HS nhắc lại định nghĩa 5 phương châm hội thoại đã học.
- GV nhận xét và nêu lại các định nghĩa.
- VD:
+ P/c về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (VD: Anh ăn cơm chưa? (Tôi ăn rồi) / Từ lúc tôi mặc chiếc áo hàng hiệu này, tôi vẫn chưa ăn cơm).
+ P/c về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (VD: Con bò to gần bằng con trâu/ Con bò to như con voi).
- P/c quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (VD: Anh đi đâu đấy – Tôi đi chơi/ Cô ấy đang học bài).
- P/c cách thức: Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ (VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?)
? Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.
- Nhận xét và đưa ra ví dụ:
 Trong giờ vật lý thầy giáo hỏi:
- Em cho biết sóng là gì ?
- Thưa thầy sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
? Trong tình huống trên, có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ.
-> Phương châm quan hệ, vì thầy giáo muốn hỏi một hiện tượng vật lí mà HS trả lời kiến thức văn.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về xưng hô trong hội thoại .
? Kể tên các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? Em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ này (phong phú tinh tế). 
? Khi dùng từ ngữ xưng hô trong hội thoại cần chú ý những gì? Lấy ví dụ minh hoạ.
- Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. 
- Ví dụ:
+ Đối với người trên: bác - cháu ; anh - em
+ Đối với bạn bè: bạn - tôi ; cậu - tớ
+ Trong hội nghị: quý vị - tôi 
? Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
- Gợi ý HS giải thích từ “khiêm”: khiêm tốn, “tôn”: tôn kính.
- Nhận xét và bổ sung: phương châm trên không những chỉ có trong ngôn ngữ tiếng Việt mà còn có trong nhiều ngôn ngữ khác như Hán, Nhật, Triều Tiên.
? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- Nhận xét và kết luận: Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Từ để xưng hô không chỉ là các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng. Mỗi phương tiện đều sử dụng tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao) và mối qhệ giữa người nói với người nghe (thân, sơ, khinh, trọng) hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hoà, vì thế nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn. Thậm chí trong nhiều trường hợp giao tiếp không tiến triển được nữa.
- Lấy ví dụ cụ thể minh họa và giáo dục HS cần thận trọng khi dùng từ.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ. 
- Lưu ý HS nêu được dấu hiệu nhận biết hai cách dẫn này:
-Là nhắc lại nguyên - Là nhắc lại lời
vẹn lời nói hay ý nghĩ nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân của người hoặc nhân vật vật, có điều chỉnh
 cho thích hợp
- Dấu hiệu: được đặt trong	 - Dấu hiệu: 
 dấu ngoặc kép	 không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Nhận xét, bổ sung và nêu ví dụ:
+ Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình’
+ Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt,… ông Đặng Thai Mai khẳng định là người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
- Yêu cầ

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc