Giáo án Ngữ văn 7 học kì I I- Tuần 24 - Trường THCS Phước Kim

A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh

 - Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

 - Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

B.Các bước lên lớp

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Để chứng minh cho nhận định “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta "Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào? Sắp xếp theo trình tự như thế nào?

 3. Bài mới:

HĐ1: - Giới thiệu bài

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kì I I- Tuần 24 - Trường THCS Phước Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Gọi HS đọc tiếp
- Tìm bố cục của bài?
- Cho HS đọc lại đoạn 1.
- Em hãy cho biết nhận định của tác giả về giá trị và địa vị của tiếng Việt như thế nào?
- Em tìm những ý tác giả đã giải thích ngắn gọn về nhận định tiếng Việt đẹp và hay?
Giáo viên giảng: Tiếng Việt đã được tác giả khẳng định giá trị và địa vị có những đặc sắc riêng đẹp và hay hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu thể hiện qua tục ngữ, dân ca, ca dao có đầy đủ để diễn đạt tình cảm tư tưởng cho yêu cầu đời sống văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh phân tích.
Gọi HS đọc lại đoạn 2
-Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt tác giả đưa ra chứng cứ gì?
- Theo trình tự lập luận của tác giả, các chứng cứ được sắp xếp như thế nào?
- Giáo viên dùng bảng phụ đưa dẫn chứng trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian dể minh hoạ
+ Ca dao
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô
+ Tục ngữ:
Một mặt người bằng mười mặt của 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Tác giả đã chứng minh đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt bằng chứng cứ gì?
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện như thế nào?
- Tiếng Việt có 4 thanh trắc đó là những thanh nào?
GV lấy ví dụ: ”Chinh phụ ngâm”
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
- Em hãy nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật trong bài nghị luận này ?
Giáo viên : Những ưu điểm về nghệ thuật nghị luận của bài văn: kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận đưa dẫn chứng toàn diện, bao quát.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
HĐ 6: Luyện tập 
- Tìm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn , thơ hoặc đọc thêm ở lớp 6, 
- Học sinh đọc chú thích khái quát chung về tác giả.
- HS đọc tiếp
 Bài chia 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... qua các thời kỳ lịch sử. Nêu nhận định tiếng Việt là thứ tiếng đẹp và hay.
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại chứng minh cái đẹp và giàu có.
- HS đọc
- Tác giả khẳng định giá trị và địa vị tiếng Việt có những đặc sắc là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay.
- Tiếng Việt là thứ tiếng hài hòa về âm hưởng thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người VN.
- Học sinh đọc lại đoạn hai.
- Tác giả đưa ra ý kiến của người nước ngoài về ấn tượng nhận xét khi nghe người Việt nói.
- Là thứ tiếng giàu chất nhạc, hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)
- Uyển chuyển câu đối nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ ca, nhạc, họa.
- Tiếng Việt là thứ tiếng hay. Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử.
- Tác giả giải thích cái đẹp hài hòa về âm hưởng, thanh điệu 
- Cái hay tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm của đời sống văn hóa xã hội
- Phẩm chất đẹp: ngôn ngữ , hệ thống nguyên âm, phụ âm, giàu thanh điệu chất nhạc .
- Có 4 thanh trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận 
- Lập luận chặt chẽ
- Dẫn chứng toàn diện bao quát, không sa vào dẫn chứng tỉ mỉ.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS làm bài tập số 2
I. Giới thiệu:
1. Tác giả : Đặng Thai Mai (1902-1984) 
2. Tác phẩm: 
Đoạn trích ở phần đầu bài nghiên cứu được in 1967.
II. Đọc -Tìm hiểu chung văn bản:
1.Đọc:
2.Bố cục: chia 2 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp và hay.
- Tiếng Việt hài hòa âm hưởng thanh điệu.
- Để diễn đạt tình cảm tư tưởng của đời sống văn hóa.
2. Vẻ đẹp của tiếng Việt
- Cái đẹp của tiếng việt hài hòa về âm hưởng, thanh điệu
- Cái hay tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu
- Diễn đạt tình cảm tư tưởng 
3. Nghệ thuật
- Kết hợp giải thích chứng minh 
- Lập luận chặt chẽ
- Dẫn chứng toàn diện bao quát
III. Tổng kết 
Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập
Bài tập số 2
4.Củng cố : Làm bài tập số 2 
5.Dặn dò : về nhà làm bài tập số 1 
 Chuẩn bị bài mới: Thêm trạng ngữ cho câu
Tuần 24
Tiêt 86
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Soạn:........................ 
Giảng:....................... 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu
	- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học
B.Các bước lên lớp 
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :Cho VD: Hôm nay,chúng tôi học bài "Thêm trạng ngữ cho câu".
 Hãy xác định các thành phần có trong câu 
 3. Bài mới
 HĐ1: - Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Ghi bảng 
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ 
Giáo viên cho xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
- Các trạng ngữ trên đây bổ sung cho câu những thông tin gì?
- Hãy xác định trạng ngữ ở mỗi ví dụ sau và cho biết chúng bổ sung thông tin gì?
a,Vì bị đau nên tôi không thể đi học.
b,Bằng chiếc xe đạp, em đi đến trường.
c, Mai đã làm xong bài toán,một cách dễ dàng.
d,Tôi đến đây để trao cho anh cuốn sách này.
Lưu ý:Để xác định và phân loại trạng ngữ,người ta thường đặt các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào?Vì sao? Để làm gì?Bằng gì? Như thế nào?
- Hãy tìm vị trí của trạng ngữ trong câu trong ví dụ Sgk/39
- Hãy xác định vị trí của trạng ngữ ở trong câu?
-Giữa các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói, hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Gọi 2 em đọc ghi nhớ
- Học sinh theo dõi
+ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
+ Đời đời, kiếp kiếp
+ Từ nghìn đời nay
- Dưới bóng tre xanh ( bổ sung thông tin về địa điểm.)
- Đã từ lâu đời ( bổ sung thông tin về thời gian.)
- [ ...] đời đời, kiếp kiếp ( bổ sung thông tin về thời gian.)
- Từ nghìn đời nay ( bổ sung thông tin về thời gian.)
- Trạng ngữ nguyên nhân
- Trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Trạng ngữ cách thức.
- Trạng ngữ chỉ mục đích.
Người dân Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, khai hoang.
. Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời.
Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Từ nghìn đời nay, cối xay nặng nề quay xay nắm thóc.
Cối xay nặng nề quay xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
- Trạng ngữ nằm ở đầu câu
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu.
- Trạng ngữ nằm ở giữa câu.
- HS đọc ghi nhớ.
I.Đặc điểm của trạng ngữ :
1. Về ý nghĩa : Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,phương tiện,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
2. Về hình thức :Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa, cuối câu.
- Giữa các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói, hoặc một dấu phẩy khi viết.
Ghi nhớ Sgk
Hoạt động 3: Luyện tập
 BT số 1 /Sgk39-40
Trong 4 câu đã cho, câu b là câu có cụm từ “mùa xuân” làm trạng ngữ.
+ Trong các câu còn lại cụm từ “mùa xuân” lần lượt làm 
+ CN (câu a)
+ Phụ ngữ cụm động từ (câu c)
+ Câu đặc biệt (câu d)
 BT số 2 /Sgk 40
a. – như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
 - khi đi qua những cánh đồng xanh,mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.
 - trong cái vỏ xanh kia
 - dưới ánh nắng.
b. – với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.
 BT số 3 /Sgk40 : GV hướng dẫn HS về nhà làm.
4. Củng cố: Đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập số 2/Sgk.
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận văn chứng minh.
Tuần 24
 Tiết 87,88
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Soạn:........................ 
Giảng:....................... 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 Giúp học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
B.Các bước lên lớp 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trạng ngữ có những đặc điểm gì? Cho ví dụ .
 -Trong văn nghị luận bố cục gồm mấy phần? Em hãy nêu rõ từng phần ?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng 
HĐ 1: HDHS trả lời câu hỏi.
- Trong đời sống khi nào ta cần chứng minh?
- Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?
- Từ đó em rút ra nhận xét thế nào là mục đích chứng minh?
Giáo viên: Mục đích chứng minh là đưa ra những bằng chứng, để chứng tỏ một điều gì đó là đúng
- Trong văn bản nghị luận khi ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì ta phải làm ntn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản chứng minh.
- Bước 1: Cho HS đọc bài văn “Đừng sợ vấp ngã” và nêu câu hỏi
- Luận điểm cơ bản trong bài văn này là gì ?
- Bước 2: 
- Em hãy tìm những câu mang luận điểm đó ?
- Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã được lập luận ntn?
- Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không ?
- Dẫn chứng đưa ra như thế nào?
- Cách lập luận chứng minh trên ntn
Em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ?
 Hoạt động 3: củng cố kiến thức.
Bước 1: Học sinh đọc bài văn: Không sợ sai lầm.
- Bài văn nêu luận điểm gì ? Tìm những câu mang luận điểm đó?
Bước 2:
- Để chứng minh luận điểm của mình người viết nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
- Cách lập luận chứng minh bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
Bước 3: Cho HS đọc lại ghi nhớ Sgk/42
- Trong đời sống một khi bị nghi ngờ, hoài nghi, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
- Khi chứng minh một điều gì đó ta nói là thật thì ta dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự việc.
- Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
- Trong bài văn nghị luận là cách sử dụng lí lẽ, luận chứng, lập luận để khẳng định một luận điểm đúng đắn.
- Gọi HS đọc bài “Đừng sợ vấp ngã”
- Luận điểm cơ bản : vấp ngã là sự thường là cái giá phải trả cho sự thành công.
- Những câu mang luận điểm.
+ Đã bao lần bạn bị vấp ngã mà không hề nhớ. Không sao đâu vì 
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn ... ...cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
- Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết.
- Các dẫn chứng được dẫn ra đáng tin cậy
+ Vấp ngã là chuyện thường, lấy dẫn chứng 5 danh nhân.
- Đó là những dẫn chứng đúng sự thật.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6.doc
Giáo án liên quan