Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 7, Tiết 25: Văn bản Bánh trôi nước

 I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Cảm nhận nội dung p/ánh thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 Thấy đựơc nghệ thuật biểu cảm gián tiếp trong bài thơ Bánh trôi nước.

 2. Kĩ năng

 -Bồi dưỡng khả năng đọc, cảm nhận thơ trung đại

 3.Tình cảm

 Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, yêu cái đẹp, tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ .

 II. Chuẩn bị

- Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà

- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập

 Tập thơ Hồ Xuân Hương

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 7, Tiết 25: Văn bản Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
 Ngày soạn: 20/ 9/ 2010.
 Lớp 7a. Tiết......Ngày giảng ..Sĩ số.Vắng.
Bài 7 : Tiết 25 : Văn bản:
 Bánh trôi nước
(Hồ Xuân Hương)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 Cảm nhận nội dung p/ánh thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 Thấy đựơc nghệ thuật biểu cảm gián tiếp trong bài thơ Bánh trôi nước.
 2. Kĩ năng 
 -Bồi dưỡng khả năng đọc, cảm nhận thơ trung đại 
 3.Tình cảm
 Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, yêu cái đẹp, tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ . 
 II. Chuẩn bị
Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
 Tập thơ Hồ Xuân Hương 
 III. Tiến trình bài dạy 
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca Côn Sơn?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 Tìm hiểu vài nét về tác giả
-Y/c đọc nội dung chú giải về tác giả, tác phẩm.
? Nêu vài nét tiểu biểu về xuất thân của tác giả?
? Nêu xuất sứ tác phẩm?
-Chốt nội dung cần đạt
-Đọc, chú ý
-Trả lời, bổ sung
-Trả lời, bổ sung
-Chú ý
I. Tác giả-tác phẩm
1. Tác giả
-Hồ Xuân Hương ( ?-? )
-Nhà thơ nữ sống vào khoảng thế kỉ 18, được mệnh danh là bà chúa thơ nôm.
2. Tác phẩm
Bài thơ mang bút pháp tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
HĐ2 H/dẫn đọc , tìm hiểu chung 
-Giới thiệu giọng đọc, y/c đọc văn bản.
-Y/c giải thích từ khó
? Nêu đặc điểm thể thơ?
-Chú ý, đọc văn bản
-Nhận xét
-Dựa vào nội dung chú thích, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
II. Đọc, tìm hiểu chung 
 1. Đọc, chú giải
 2. Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt
HĐ3 H/d tìm hiểu chi tiết văn bản
-Y/cầu đọc nội dung 2 câu thơ đầu .
? Các từ trắng, tròn gợi tính chất nào của sự vật?
? Hình ảnh bánh trôi ám chỉ vẻ nào của người phụ nữ?
?Thành ngữ Bảy nổi ba chìm được dùng với dụng ý gì ?
-Giảng bình
-Y/c đọc nội dung 2 câu thơ cuối
?Hãy hình dung h/a bánh trôi nước ở 2 câu thơ cuối?
-Chốt nội dung cần đạt
?Nhận xét ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của 2 câu thơ cuối?
-Giảng bình 
-Đọc, chú ý
-Suy nghĩ, trả lời
-Bổ sung ý kiến
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Chú ý nghe
-Đọc , chú ý
-Suy nghĩ, trả lời
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời
-Chú ý, ghi vở
III. Tìm hiểu chi tiết
 1.Thể chất, thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
-Các từ trắng, tròn gợi nhắc sự vật trong sạch, tinh khiết, khoẻ mạnh, hoàn hảo.
-ám chỉ thể chất hoàn hảo, khoẻ mạnh của người phụ nữ
-Thành ngữ Bảy nổi ba chìm tả sự nổi chìm của bánh trôi thật, đồng thời gợi liên tưởng đến thân phận người phụ nữ phụ thuộc, bấp bênh.
2. Lòng tin vào phẩm giá trong sạch của người phụ nữ.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
-Bề ngoài có thể rắn nát
-Bên trong vẫn nguyên vẹn chất lượng.
-Hình ảnh bánh trôi tượng trưng phẩm giá của người phụ nữ dẫu bị vùi dập nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sạch.
3 Củng cố
Hệ thống hoá nội dung bài học. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết 26.

File đính kèm:

  • docTiet25.doc