Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 30, Tiết 123: Tiếng việt Ôn tập Tiếng việt

 I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Thông qua bài học h/s nắm được:

 -Các dấu câu.

 -Các kiểu câu đơn.

 2. Kĩ năng

 Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.

 3.Tình cảm

 Yêu mến, thích thú với các kiểu câu đơn và các loại dấu câu.

 II. Chuẩn bị.

 1. Giáo viên:Tư liệu ngữ văn 7.

 Phiếu học tập cá nhân.

 2. Học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài ở nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 30, Tiết 123: Tiếng việt Ôn tập Tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 4/ 4/ 2011
Lớp 7a. Tiết......Ngày giảng ..Sĩ số.Vắng.
Bài 30: Tiết 123 : Tiếng Việt 
 ôn tập tiếng việt
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 Thông qua bài học h/s nắm được:
 -Các dấu câu.
 -Các kiểu câu đơn.
 2. Kĩ năng
 Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
 3.Tình cảm 
 Yêu mến, thích thú với các kiểu câu đơn và các loại dấu câu.
 II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên:Tư liệu ngữ văn 7. 
 Phiếu học tập cá nhân.
 2. Học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài ở nhà
 III Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 0
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d ôn tập các kiểu câu đơn
-Nêu nội dung ôn tập, treo sơ đồ câm, yêu cầu h/s điền vào nội dung cần thiết.
? Phân loại theo mục đích nói gồm những loại câu nào? Tác dụng?
Với mỗi loại câu hãy lấy ví dụ minh họa?
?Phân biệt câu đặc biệt với câu bình thường?
-Lấy ví dụ minh họa?
-Chú ý, điền vào sơ đồ.
-Nhận xét.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Nêu ví dụ, nhận xét.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Lấy ví dụ, nhận xét.
I. Các kiểu câu đơn đã học.
-Câu trần thuật dùng để giới thiệu, kể, tả.
VD: Nam học bài.
-Câu nghi vấn dùng để hỏi.
VD: Nam học bài à?
-Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, sai bảo.
VD: Nam học bài đi!
-Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
VD: ồ! Nam học bài.
-Câu bình thường có cấu tạo c-v.
VD: Tôi đi học.
-Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình c-v
VD: Ngày 30/4/1975.
HĐ2 H/d ôn tập các dấu câu đã học.
-Giới thiệu nội dung ôn tập, treo sơ đồ câm, yêu cầu điền vào.
?Nêu tác dụng của mỗi loại dấu câu? Lấy ví dụ minh họa?
-Nhận xét, đưa ra nội dung cần đạt.
-Chú ý nghe, làm bài tập.
-Nhận xét.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Nhận xét ví dụ.
-Chú ý
II. Các dấu câu đã học:
-Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
-Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận câu, các bộ phận liệt kê.
-Dấu chấm lửng đánh dấu lời nói ngắt quãng.
-Dấu chấm phẩy ngăn cách bộ phận liệt kê phức tạp
-Dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
3. Củng cố
Hệ thống hoá nội dung ôn tập
 H/d ôn bài ở nhà.
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài :Văn bản báo cáo.

File đính kèm:

  • docTiet 123.doc