Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 15, Tiết 58: Tập làm văn Trả bài tập làm văn số 3

I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Củng cố kiến thức về văn biểu cảm. Rút kinh nghiệm làm bài, thấy được năng lực làm bài của bản thân từ đó rút kinh nghiệm làm bài cho mình.

 2. Kĩ năng

 Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình. Biết cách tự rút kinh nghiệm, sửa chữa bài viết của bản thân.

 3.Tình cảm

 Giáo dục thái độ nghiêm túc, tự tin khi nhận xét, đánh giá bài viết văn.

II. Chuẩn bị

- Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà

- Giáo viên: Trả bài kiểm tra trước 1 buổi .

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 15, Tiết 58: Tập làm văn Trả bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14/ 11/ 2010
Lớp 7a. Tiết......Ngày giảng ..Sĩ số.Vắng.
Bài 15 : Tiết 58 : Tập làm văn 
 trả bài tập làm văn số 3
I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức
 Củng cố kiến thức về văn biểu cảm. Rút kinh nghiệm làm bài, thấy được năng lực làm bài của bản thân từ đó rút kinh nghiệm làm bài cho mình.
 2. Kĩ năng 
 Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình. Biết cách tự rút kinh nghiệm, sửa chữa bài viết của bản thân.
 3.Tình cảm
 Giáo dục thái độ nghiêm túc, tự tin khi nhận xét, đánh giá bài viết văn.
II. Chuẩn bị 
Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên: Trả bài kiểm tra trước 1 buổi . 
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 0
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: H/d tìm hiểu đề, tìm ý đề văn.
-Nêu nội dung đề bài đã ra: Cảm nghĩ về một người thân của em.
-H/d tìm hiểu đề, tìm ý: 
 +Đối tượng biểu cảm: Một người thân của em (vd: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em....)
 +Tình cảm biểu đạt: Yêu quí, thương yêu, kính yêu, kính trọng.....
 -Nêu dàn bài chi tiết, chỉ ra nội dung cơ bản cần đạt.
HĐ2: Nhận xét chung bài viết.
*Ưu điểm: G/v chỉ ra những ưu điểm của đa số bài viết.
 -Các em đã xác định đúng yêu cầu của dề bài đã ra .
	 -Làm đúng kiểu bài văn biểu cảm về một người thân.
 -Một số bài biểu cảm tốt, biết kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự.
 *Nhược điểm: G/v chỉ ra những nhược điểm chính của đa số bài viết:
-Hầu hết bài viết đều mắc lỗi chính tả. Chữ viết xấu, sai ngữ pháp nghiêm trọng.
-Có học sinh nhầm lẫn văn biểu cảm với văn tự sự hoặc miêu tả.
-Lời văn lủng củng, diễn đạt kém.
-Chưa biết cách chuyển ý, bài viết dời dạc, thiếu liên kết, chưa mạch lạc.
-Chưa tách bố cục đúng qui định, trình bày bài chưa khoa học.
-Nội dung biểu cảm chưa đạt yêu cầu cần thiết
-Nhiều bài cá biệt còn thiếu ý thiếu chi tiếtbiểu cảm.
HĐ3: Hướng dẫn sửa lỗi.
 - Yêu cầu h/s đọc lại bài viết,chỉ ra lỗi sai. 
 - Nêu cách sửa, yêu cầu tự kiểm tra, sửa lỗi.
 - Đọc 1 bài viết yếu, 1 bài viết khá, so sánh, nhận xét, chỉ ra nội dung đạt, chưa đạt, yêu cầu nhận xét, đánh giá lại bài viết . 
4. Củng cố
Hệ thống hoá nội dung bài, h/d viết bài ở nhà.
5. Dặn dò
Chuẩn bị bài :Chơi chữ.

File đính kèm:

  • docTiet 58.doc