Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I

I.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 -Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp.

2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Ngữ văn 7

3.Giới thiệu bài mới:

 

doc107 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
-Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (vọng, dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
-Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
-Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
(phân tích từ “quải” câu thứ hai
đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô
Lối nói phóng đại mà chân thực)
-Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
*-Về hai cách hiểu câu thứ hai (dịch nghĩa và chú thích (2), em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
HĐ3: Tổng kết giá trị bài thơ.
BÀI 2
GV giới thiệu tác giả Trương Kế.
Gọi HS đọc 3 VB (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
So sánh hai câu đầu trong VB phiên âm và VB dịch thơ?
Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối bài?
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thể loại:
(Xem chú thích SGK tr. 111)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
Cảnh vật được nhìn ngắm từ xa có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp toàn cảnh nhưng không khắc hoạ chi tiết, tỉ mỉ.
1.Câu thứ nhất:
Phác ra được cái phông nền của bức tranh toàn cảnh trước khi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước. Với động từ “sinh”, dường như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi, nảy nở; sống động (quan hệ nhân quả - bản dịch thơ chưa sát).
Câu thứ nhất tạo phông nền làm cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong ba câu sau vừa như có cơ sở hợp lí, vừa thêm lung linh huyền ảo.
2.Ba câu còn lại:
+Câu thứ hai: Ấn tượng ban đầu của nhà thơ đối với thác nước. Vì ở xa ngắm nên thác nước biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. (Bức danh hoạ tráng lệ)
+Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động (phi, trực). Trực tiếp tả thác đồng thời lại cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốcđứng
+Câu cuối: danh cú: kết hợp tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần; tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ, để lại dư vị đậm đà trong bạn đọc bao thế hệ.
Ý nghĩa: Bài thơ miêu tả một danh thắng của quê hương với thái độ trân trọng, ca ngợi tính chất mĩ lệ, hùng vĩ, kì diệu của thác nước; vừa nói lên tình yêu thiên nhiên đằm thắm vừa thể hiện tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr. 112
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Xem chú thích (a), (b) SGK tr. 112
II/ Đọc - hiểu bài thơ:
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
-Hai câu đầu: (Bản dịch thơ đã thành công)
Trương Kế đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
-Hai câu cuối: Cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê (sự ngân vang, lan toả của tiếng chuông trong đêm yên tĩnh) đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
V/ Củng cố: 
Đọc lại hai bài thơ vừa học. 
Nêu nội dung của mỗi bài thơ trên.
V/ Dặn dò: 
- Học thuộc lòng hai bài thơ . Học thuộc Ghi nhớ. 
-Phân tích được giá trị bài thơ thứ nhất.
- Chuẩn bị bài mới: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
- Chuẩn bị bài TV: “Từ đồng nghĩa”.
******************
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.
Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh tong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. 
2. Tác phẩm
Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi lư) và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng (trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước. 
2. Ngay ở câu thơ đầu tiên (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh.
3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên(nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.
Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.
4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó.
5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách hiểu trong chú thích).
Gợi ý: Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa. Cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
********************
Tiết 35
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS: Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
	Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ. Cho ví dụ.
Làm bài tập 2, 3, 4 SGK tr. 107 - 108.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1:Tìm hiểu mục I.
Đọc lại bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông (nghĩa a và b ở mục I.2)
Rút ra kết luận từ đồng nghĩa.
HĐ2: Tìm hiểu mục II.
So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong hai câu ca dao.
Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?
Từ đồng nghĩa có mấy loại?
HĐ3: Tìm hiểu mục III.
Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét.
Tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
Rút ra cách sử dụng từ đồng nghĩa.
HĐ4: Luyện tập
1.Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ trong BT1.
2.Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa
3.Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
4.Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong BT4
5.Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa
ăn, xơi, chén
cho, tặng, biếu
yếu đuối, yếu ớt
xinh, đẹp
tu, nhấp, nốc
6.Chọn từ thích hợp điền vào các câu
7.Câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ dùng một trong hai từ đó?
8.Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường; kết quả, hậu quả
9.Chữa các từ dùng sai
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu, với trông là nhìn.
Các từ đồng nghĩa với trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc, coi sóc ...
mong, hi vọng, trông mong ...
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
II/ Các loại từ đồng nghĩa:
Quả và trái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn
Bỏ mạng và hi sinh đều có nghĩa là chết nhưng chết vô ích (khinh bỉ) và chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả.
Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa:
Chia tay và chia li đều có nghĩa là “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “Sau phút chi

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7hk1.doc