Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5

A. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh. Nắm vững kiến thức về nghĩa của từ, cách giả nghĩa của từ, Khắc sâu kĩ năng văn tự sự

 Rèn kĩ năng làm bài TLV tự sự

 B. CHUẨN BỊ

-G/v: Đáp án và những tình huống

-H/s đọc kĩ văn bản, làm BT trước khi đến lớp, học thuộc các ghi nhớ

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Kể tóm tắt lại truyện Thánh Gióng

3. Bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày soạn: 18/9 Ngày dạy: 23/9
VĂN BẢN SƠN TINH THỦY TINH
NGHĨA CỦA TỪ
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh. Nắm vững kiến thức về nghĩa của từ, cách giả nghĩa của từ, Khắc sâu kĩ năng văn tự sự
 Rèn kĩ năng làm bài TLV tự sự
 B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s đọc kĩ văn bản, làm BT trước khi đến lớp, học thuộc các ghi nhớ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kể tóm tắt lại truyện Thánh Gióng
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung từng đoạn là gì?
Theo em mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam.
Nêu tóm tắt ý nghĩa của truyện ST-TT
Bài tập nhanh: Suy nghĩ về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng của nước ta
Theo dõi các chú thích sau và nhận xét
Nghĩa của từ là gì?
Nêu các cách giải thích nghĩa của từ, Cho VD minh họa :
Các yếu tố không thể thiếu trong văn tự sự là gì?
Sự việc trong văn tự sự đòi hỏi đảm bảo nguyên tắc gì ?
Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự là gì
Vai trò người kể và người nghe trong văn tự sự?
I. Củng cố kiến thức
1. Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
a.Bố cục: Chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ mỗi thứ một đôi” . .
Đoạn 2 : tiếp theo đến “ thần nước đành rút quân” - Sơn Tinh- Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần. - Đọc nhanh, gấp.
Đoạn 3 : phần còn lại – Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh. - Đọc chậm lại
b. Ý nghĩa truyện :
+ Giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt hàng năm xảy ra ở khu vực sông Hồng vào khoảng tháng 7, 8.
+ Phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai bão lụt của nhân dân ta.
+ Ngợi ca công lao của các Vua Hùng trong việc trị thuỷ dựng nước.
+ Truyện xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kỳ ảo, mang tính tượng trưng và khái quát cao.
Chủ trương: đúng đắn, thiết thực thể hiện ý nguyện của cha ông ta xưa: không khuất phục trước thiên tai dù sức tàn phá của nó khủng khiếp đến đâu. Hãy tìm cách chế ngự thiên nhiên bằng tinh thần ý chí của mình
2.Nghĩa của từ
VD: 
-Tập quán : thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc,) được hình thành lâu đời trong đời sống, được mọi người làm theo.
-Lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm
-Nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
Nhận xét :
Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận : bộ phận từ cần giải thích và bộ phận giải thích từ.
Bộ phận giải thích từ đứng sau dấu ( : ) nêu lên nghĩa của từ.
Hình thức : Từ ghép 
Nội dung : thói quen 
- Nghĩa của từ gắn với nội dung trong mô hình
Ghi nhớ : SGK . 35
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,… ) mà từ biểu thị.
Cách giải thích nghĩa của từ :
*Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
 Ví dụ :
- áo giáp : áo được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú, sắt,)nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
- Bối rối : lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. 
3.Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Truyện phải có sự việc cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ 6 yếu tố:
- Ai làm ( nhân vật là ai)
- Việc xảy ra ở đâu ( địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào ( thời gian)
- Việc diễn biến như thế nào ( quá trình)
-Việc xảy ra do đâu ( nguyên nhân)
 -Việc kết thúc như thế nào ( kết quả)
Sự việc và chi tiết trong văn bản tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt.
Ghi nhớ : SGK . 38
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biết sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…
Bài tập bổ sung
Phần 1: Bài tập SGK
Bài 1 ( SGK .36)
Học sinh tự xem sau đó ghi lại 5 chú thích bất kỳ, cho biết từ được giải thích theo cách nào.
Bài 2 ( SGK .36 ) 
Điền từ :
Học tập :
Học lỏm :
Học hỏi :
Học hành :
Bài 3 ( SGK .36 )
Điền từ :
Trung bình :
Trung gian :
Trung niên :
Bài 4 ( SGK .36 )
+ Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
+ Rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp
+ Hèn nhát : thiếu can đảm( đến mức đáng khinh )
Bài 5 ( SGK .36 )
Mất : giải nghĩa theo cách thông thường: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa (ví dụ: mất tiền, mất sách…)
Giải nghĩa từ “mất” như nhân vật Nụ: “Không biết ở đâu” trong trường hợp này là không đúng : Vì ống vôi bị rơi xuống đáy sông, không thể tìm lại được có nghĩa là không còn được sở hữu nên dù biết là ở đáy sông vẫn là bị mất
Bài 1 (SGK .38) 
- Nhân vật Sơn Tinh :
+ việc làm : ngăn chặn dòng nước lũ, giao tranh với Thuỷ Tinh
+ vai trò : nhân vật chính
+ ý nghĩa : ước muốn chế ngự thiên nhiên.
Phần 2: Bài tập trắc nghiệm HS làm BT trắc nghiệm trong sách BT trắc nghiệm bài 5
Bài tập bổ sung
Bài 1: Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh"
+ Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể.
+ Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau.
+ Vua ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
+Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh
Bài 2: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
- Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.
- Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.
Bài 3: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần.
a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất.
b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c) Không lấy được vờ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo.
d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão
e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
g) Nước sông dân lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Bài 4: Điền vào chỗ …. Cho thích hợp. Nhận xét giới thiệu 2 nhân vật.
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
- ở vùng núi
- Có tài lạ
- Vẫy tay về phía đông,..
- Tài năng cũng không kém
- Người ta gọi chàng
- Chúa vùng nước thẳm
Þ Cách giới thiệu cân đối, đối nhau Þ Cả hai đều ngang tài, ngang sức, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Bài 5: Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
* "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"
- Cho thấy không khí cuộc giao tranh gay go quyết liệt bởi:
+ Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần.
- Sức mạnh và quyết tâm của Sơn Tinh, của ND đắp đê
- Ước mơ khát vọng của con người chiến thắng thiên nhiên.
- Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, diệu kỳ của người xưa (chiến công của các vua Hùng).
Bài 6: Những chi tiết kì ảo tưởng tượng
* Về giới thiệu Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
* Về cuộc giao tranh.
Bài 7: Điền từ 
- Cười góp: Cười theo người khác
- Cười mát: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ giận hờn.
- Cười nụ: Cười chúm môi một cách kín đáo.
- Cười trừ: Cười để khỏi trả lời trực tiếp.
- Cười xoà: Cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.
Bài 8: Điền từ
a) Tiếng đầu của từ là hải:
……chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống ở biển.
…..khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương
…..sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển.
b) Tiếng đầu của từ là giáo
…….người dạy ở bậc phổ thông.
…….học sinh trường sư phạm.
…….đồ dùng dạy học để học sinh thầy một cách cụ thể.
Bài 10: Lập dàn bài ngắn gọn kể về một việc làm tốt của em
Dàn ý1. Mở bài:* Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm đáng nhớ:- Về chuyện gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?(Việc rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3)2. Thân bài:* Kể lại trình tự sự việc:- Vì chữ rất xấu nên em sợ môn Chính tả.- Em chưa được điểm cao bao giờ.- Mẹ khuyên nhủ động viên em nên tập viết chữ cho sạch đẹp.- Em cố gắng rất nhiều, kiên trì luyện tập.3. Kết bài:* Kết quả và cảm nghĩ của em:- Chữ viết của em càng ngày càng sạch đẹp hơn.- Em đã đạt được điểm 10.- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.Củng cố
 Nhắc lại các kiến thức về văn bản
Hướng dẫn: Học bài
 Làm các bài tập vào vở
 Xem trước phần TLV đã học.
https://cothu.vgame.us/

File đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 6 tuan 5 se co tiep cac tuan sau.doc