Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3, 4, 5, 6

I- Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ;nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

 - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết; cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết; những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại; nắm bắt các sự kiện chính trong truyện; xác định ý nghĩa của truyện; kể lại được truyện

 3. Thái độ:

 - Hình thành ở hs tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, chống thiên tai lũ lụt.

 

docx63 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3, 4, 5, 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kiểm tra sĩ số:
Lớp 6A5:
Lớp 6A8:
Kiểm tra bài cũ: 
Đề:1)Chủ đề là gì? Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
2)Nêu chủ đề của truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”.
Đáp án:1) Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra.
Bố cục: 3phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
Kết bài: kể kết thúc của sự việc.
2) Chủ đề truyện: Phản ánh, giải thích về những sự kiện, những di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo, đồng thời thể hiện lòng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giữ nước đầu thế kỉ XV.
Biểu điểm:
9-10đ: trả lời đủ ý,vở ghi đủ bài, soạn bài đầy đủ, làm bài tập về nhà.
8-9đ: trả lời 2/3 ý,vở ghi đủ bài, có soạn bài , làm bài tập về nhà. 
 5-6đ: trả lời 1/3 ý,vở ghi đủ bài, có soạn bài , làm bài tập về nhà hoặc trả lời 2/3 
 ý,vở ghi đủ bài, chưa soạn bài , làm thiếu bài tập về nhà.
3-4đ: trả lời 1/3 ý,vở ghi thiếu bài, chưa soạn bài .
1-2đ: không trả lời đúng, ghi thiếu bài, không làm bài tập.
Giới thiệu bài mới:
Gv: khi viết bài tập làm văn, bước đầu tiên em cần làm là gì?
Hs: đọc và tìm hiểu đề.
Gv; Muốn viết đúng và hay một bài văn tự sự, ta cần phải biết tìm hiểu đề và biết cách làm bài. Đây chính là nội dung bài học củ chúng ta hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hđ1:Hướng dẫn hs tìm hiểu một số đề văn tự sự:
Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn 7 đề trong sgk/47.
Hs đọc các đề văn tự sự.
?) Xác định yêu cầu của đề 1,2? Gạch chân từ ngữ quan trọng nhất?
Hs:- Kể, câu chuyện em thích, bằng lời văn của em.
Kể chuyện về người bạn tốt.
Gv: Đề (1), (2) là các đề văn tự sự (có từ kể).
?) Đề 3, 4, 5, 6 không có từ “kể” có phải là đề văn tự sự không? Vì sao?
Hs: Đề văn tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh của em, quê em đã đổi mới, em đã lớn.
?) Gạch chân các từ trọng tâm của đề?
Hs lên bảng gạch chân.
?) Trong các đề văn trên, đề nào nghiêng về kể việc? Đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
Hs:Kể việc: 3, 4; kể người:2, 6;tường thuật:3,4,5.
Gv chốt ý.
HĐ2:Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập ý và làm dàn ý cho đề 1:
Hs đọc đề 1.
?) Xác định yêu cầu của đề? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
Hs: kể một câu chuyện em thích, kể bằng lời văn của em nghĩa là không sao chép của người khác.
?) Em sẽ chọn câu chuyện nào? Sự việc nào? Câu chuyện đó thể hiện chủ đề gì?
Hs chọn và trình bày cách lựa chọn của mình. 
Hs có thể chọn bất kì truyện nào mà các em đã học từ đầu năm học.
Gv chọn truyện “Thánh Gióng” cho hs làm.
?) Em dự định mở đầu như thế nào? Kể những việc gì và kết thúc ra sao?
Hs thảo luận nhóm, lập dàn ý, ghi kết quả lên phim trong. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Gv nhận xét, sửa chữa.
Gv lưu ý hs: phần thân bài cần sắp xếp các sự việc theo một trật tự.
?) Sau khi lập dàn ý, em sẽ làm gì?
Hs: viết thành bài văn hoàn chỉnh
Gv: đây là những bước cơ bản khi làm bài văn tự sự.
HĐ3: Hướng dẫn hs tìm hiểu vế cách làm bài văn tự sự:
Gv nêu câu hỏi:
?) Nêu các bước cơ bản khi làm bài văn tự sự?
Hs: tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài văn.
?) Tìm hiểu đề là gì?
Hs:là tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề.
?) Lập ý là gì?
Hs: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề.
?) Lập dàn ý là làm gì?
Hs: sắp xếp các sự việc theo một thứ tự.
?)Bài viết của em sẽ có bố cục như thế nào?
Hs: 3phần: mở bài thân bài, kết bài.
Gv: trên đây là 4 bước cơ bản khi làm bài văn tự sự. Sau khi viết thành bài văn hoàn chỉnh, các em nên đọc lại bài, sửa chữa lỗi sai trước khi nộp bài.
I- Bài học:
1-Tìm hiểu bài:
Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
a)Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu kể lại một chuyện mà em thích.
- Kể bằng lời văn của em.
b)Lập ý:
- Truyện “Thánh Gióng”: sự việc Gióng đánh giặc cứu nước.
- Chủ đề: Truyện ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Thánh Gióng.
c)Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
- Hai vợ chồng già có cậu con trai ba tuổi không nói, không cười.
*Thân bài:
- Giặc Ân xâm lược nước ta, vua tìm người tài cứu nước.
- Gióng cất tiếng nói, xin vũ khí.
- Gióng ăn khỏe, lớn nhanh, bà con góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng biến thành tráng sĩ, ra trận đánh giặc.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tiếp.
- Thắng trận, Gióng bay về trởi.
* Kết bài: Vua nhớ công ơn nên phong hiệu và lập đền thờ.
d) Viết thành bài văn theo bố cục ba phần.
2. Cách làm bài văn tự sự:
a)Tìm hiểu đề văn tự sự: tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
b)Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
c)Lập dàn ý: là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
d)Viết thành bài văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Củng cố:
?) Nêu các bước cơ bản khi làm bài bài văn tự sự?
Hs trả lời. Gv nhận xét.
Dặn dò:
Học bài, tìm hiểu các sự việc chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”.
Chuẩn bị các bước khi làm bài văn tự sự cho truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
IV- Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN: 4 Ngày soạn : 
TIẾT: 16 Ngaỳ dạy:
Lớp dạy: 6A5,6A8
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ.(Tiết 2)
I- Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự; tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự; những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kỹ năng 
- Tìm hiểu kĩ đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự; bước đầu biết dung lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự 
II- Chuẩn bị:
GV: giáo án, bảng phụ, đề, đáp án vá biểu điểm.
HS: đọc, soạn bài trước ở nhà.
III- Phương pháp dạy học:
 Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
Lớp 6A5:
Lớp 6A8:
Kiểm tra bài cũ: 
Đề: 1) Nêu các bước khi làm bài văn tự sự. Tại sao ta cần lập dàn ý trước khi viết bài?
2) Chỉ ra sự việc mở đầu và sự việc kết thúc truyện “ Sự tích Hồ Gươm”.
Đáp án:
1) Các bước khi làm bài văn tự sự: tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Vì dàn bài sẽ giúp em viết bài văn tự sự đầy đủ ý, có trình tự chặt chẽ, hợp lý.
2)Sự việc mở đầu; Quân Minh sang xâm lược nước ta.
Sự việc kết thúc:Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng, hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm.
Biểu điểm:
9-10đ: trả lời đủ ý,vở ghi đủ bài, soạn bài đầy đủ, làm bài tập về nhà.
8-9đ: trả lời 2/3 ý,vở ghi đủ bài, có soạn bài , làm bài tập về nhà.
5-6đ: trả lời 1/3 ý,vở ghi đủ bài, có soạn bài , làm bài tập về nhà hoặc trả lời 2/3 ý,vở ghi đủ bài, chưa soạn bài , làm thiếu bài tập về nhà.
3-4đ: trả lời 1/3 ý,vở ghi thiếu bài, chưa soạn bài .
1-2đ: không trả lời đúng, ghi thiếu bài, không làm bài tập.
.Giới thiệu bài mới:
Gv: Ở tiết trước, cô đã hướng dẫn các em các bước cơ bản khi làm bài văntự sự. Hôm nay, các em sẽ thực hành luyện tập các bước cần thiết khi làm bài văn tự sự.
Gv ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập ý cho các đề bài :
Gv yêu cầu hs nhắc lại các bước cơ bản khi làm bài văn tự sự. Hs nhắc lại.
Gv ghi đề lên bảng.
?) Tìm hiểu đề là gì?
Hs: Tìm hiểu kĩ lời văn để xác định yêu cầu của đề.
?) Xác định yêu cầu của đề bài trên?
Hs: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”,” Thánh Gióng”, “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của em.
?) Nêu chủ đề của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tình”?
Hs: Giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
?) Nêu chủ đề của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
Hs trả lời.
Gv nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn hs lập dàn ý cho đề bài:
Gv yêu cầu hs thảo luận lập dàn ý cho đề bài.
Nhóm 1,2 lập dàn ý đề 1. Nhóm 3,4 lập dàn ý đề 2.
Hs thảo luận nhóm, ghi kết quả lên bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp quan sát bài làm của 4 nhóm và đưa ra nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét và sửa chữa.
HĐ3: Hs viết đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn:
Gv yêu cầu hs thực hành viết đoạn mở bài, kết bài. Hs viết.
Gv đọc một số bài làm của hs, sửa lỗi, nhận xét.
Gv chấm điểm nếu hs viết hay.
Đề bài: 
1.Kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
2. Kể lại truyện “ Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
Dàn bài đề bài 1
1)Mở bài:
Giới thiệu khái quát câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
2)Thân bài:
- Giới thiệu về việc vua Hùng thứ mười tám kén rể.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.
- Sơn Tinh có tài dời non lấp biển, Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió.
- Vua Hùng đưa ra sính lễ.
- Sơn Tinh đem sính lễ đến trước, cưới được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh giao tranh.
-Thủy Tinh thất bại, rút quân.
- Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
3)Kết bài:
Cảm nghĩ của em về câu chuyện.
4.Củng cố:
?) Nêu các bước cơ bản khi làm bài văn tự sự.
Hs trả lời. Gv nhận xét.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị viết bài tập làm văn tại lớp.
IV- Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ký duyệt BGH
Ký duyệt của Tổ Trưởng
TUẦN: 5 Ngày soạn : 13/9/2014
TIẾT 17,18 Ngaỳ dạy:
Lớp dạy:6A8
VIẾT BÀI TẬP LÀM SỐ 1
I- Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Viết bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
3. Thái độ:
- Có ý thức trung thực, tự giác khi làm bài.
II- Hình thức đề kiểm tra;
Hình thức: Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Gv cho hs làm bài trên giấy kiểm tra.
III_ Biên soạn đề kiểm tra:
Đề bài: Kể lại câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em.
IV- Hướng dẫn chấm và đáp án:
¯Yêu cầu chung:
1. Về kĩ năng:
- Hs biết cách viết văn tự sự.
- Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; kết cấu bài làm chặt chẽ; không mắc lỗi ngữ

File đính kèm:

  • docxTuan 3456 Ngu van 6.docx
Giáo án liên quan