Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 28
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ (tiếng).
2. Kĩ năng:
Nhận diện và phân tích vần, luật của thể thơ này khi học hay đọc các
bài thơ bốn tiếng.
3. Thái độ:
- Biết phát huy cái hay, cái đẹp của thể thơ truyền thống.
- Chủ động động học tập năng động, sáng tạo.
B/. CHUẨN BỊ:
GVHD: Nguyễn Thị Minh GSTT: Phan Ngọc Châu Tuần: 28, tiết: 106 Lớp dạy: 6A1 Ngày soạn: 06/03/2014 Ngày dạy: 11/03/2014 Tiếng việt: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ (tiếng). 2. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích vần, luật của thể thơ này khi học hay đọc các bài thơ bốn tiếng. 3. Thái độ: - Biết phát huy cái hay, cái đẹp của thể thơ truyền thống. - Chủ động động học tập năng động, sáng tạo. B/. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Soạn giáo án, sách giáo khoa, một số tài liệu có liên quan, chương trình Microsoft PowerPoint. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bài soạn. C/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1). Kiểm tra kiến thức cũ: kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh (bài soạn tập làm thơ bốn chữ). 2). Giảng kiến thức mới. Thơ ca truyền thống, hiện đại Việt Nam ta rất phong phú và đa dạng về thể thơ như thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ tự do, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ ... để làm được một bài thơ đảm bảo được nội dung và đúng niêm luật , không khó nhưng cũng không dễ. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm và tập làm thơ bốn chữ qua bài học hôm nay bài “ Tập làm thơ bốn chữ ”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Đặc điểm của thể thơ 4 chữ. (?) Hãy cho biết một bài thơ bốn chữ mà em đã học. " Bài thơ “Lượm”. (?) Tại sao em biết bài “Lượm” thuộc thể thơ bốn chữ. " Mỗi câu có bốn chữ. (?) Trong bài thơ “Lượm” có hạn chế số dòng hay không ? vì sao em biết ? " Không hạn chế số dòng, vì bài thơ “ Lượm” là câu chuyện kể về chú bé “Lượm”. Ví dụ 1: (?) Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? àLượm, thương ông, chồi biếc… Gv: chiếu ví dụ (bài thơ “ thương ông”)"gọi hs đọc. “…Ông bị đâu chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà Bước lên thềm nhà…” ( Thương ông- Tú Mỡ) (?) Bài thơ trên có bao nhiêu dòng, mỗi dòng có mấy chữ ? " Có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ. (?) Cách ngắt nhịp như thế nào ? "Ngắt nhịp 2/2, phù hợp với kể và tả. Gv: Thơ bốn chữ thường phổ biến trong văn học dân gian như tục ngữ, vè, đồng dao, hát ru…( đọc cho học sinh nghe một vài bài). “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai khăn thương nhớ ai khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên.” (Ca dao) - Ao sâu tốt cá. - Đục nước béo cò. - Lá rụng về cội. (Tục ngữ) GV chuyển ý: để xem thể thơ bốn chữ gieo vần như thế nào thì chúng ta sang các ví dụ tiếp theo. Ví dụ 2: sgk/tr 85. Gv: chiếu ví dụ"gọi hs đọc. (?) Em hãy chỉ ra những chữ cùng vần trong khổ thơ trên ? à- Hàng- trang - Núi- bụi - Hàng- ngang - Trang- màng (?) Em hãy chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng? - Trang- hàng - Núi- bụi àVần chân - Hàng- ngang - Trang- màng à Vần lưng. (?) Vậy vần chân là vần được gieo như thế nào? - Vần chân: Gieo ở cuối dòng thơ. (?) Vần lưng là vần được gieo như thế nào? - Vần lưng: Gieo ở giữa dòng thơ. Ví dụ 3: sgk/85 Gv: chiếu ví dụ"gọi hs đọc. (?) Em hãy chỉ ra những chữ cùng vần trong 2 khổ thơ trên? Đoạn 2: Hẹ - mẹ Đàn - càn " Đoạn 1: Cháu - sáu Ra- nhà (?) trong hai đoạn thơ trên, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách em hãy chỉ ra ? "-Đoạn 1: Cháu-sáu; ra-nhà (vần cách). -Đoạn 2: Hẹ-mẹ; đàn-càn (vần liền). (?) Vậy vần cách là vần được gieo như thế nào? "Vần cách: Gieo cách ra một dòng thơ. (?) Vần liền là vần được gieo như thế nào? "Vần liền: Gieo liên tiếp ở các dòng thơ. Ví dụ 4: sgk/85 Gv: chiếu ví dụ"gọi hs đọc. (?) Em hãy thay 2 chữ “sông, cạnh” vào 2 khổ thơ sao cho phù hợp. àSưởi " cạnh Đò "sông. (?) Hai khổ thơ trên thuộc vần gì? à Vần cách. Ví dụ 5: Gv: chiếu ví dụ"gọi hs đọc. “…Chú bé loắt choắt Các xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.” (Tố Hữu) (?) Tìm các từ cùng vần ở đoạn thơ trên ? " Choắt, xắc, thoắt, nghênh. (?) Ở đoạn thơ trên vần được gieo như thế nào ? " Không theo quy luật nào. (?) Như vậy trong một bài thơ sử dụng nhiều cách gieo vần khác nhau thì ta gọi đó là vần gì ? " Vần hỗn hợp. (?) Vậy vần hỗn hợp là vần như thế nào? "Vần hỗn hợp: là vần gieo không theo một quy luật nào. Gv thuyết giảng: như các em đã biết thì tiếng việt của chúng ta có 6 thanh đó là ngang, huyền, ngã, hỏi, sắt, năng. (?) Vậy thanh ngang là các thanh nào ? thanh trắc là các thanh nào ? "-Thanh bằng : ngang , huyền. -Thanh trắc: sắt, hỏi, ngã nặng. Gv thuyết giảng: Như vậy thanh bằng sẽ quy định vần bằng và thanh trắc sẽ quy định vần trắc. Ví dụ : Ao sâu / tốt cá. B B T T Gv gọi hs nhắc lại đặc điểm của thể thơ 4 chữ. Gv chốt lại : Đặc điểm của thể thơ 4 chữ. " Mỗi câu có bốn tiếng. - Số câu không hạn định. - Thường ngắt nhịp 2/2. - Vần: Kết hợp vần chân và vần lưng, gieo vần liền hoặc vần cách. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, đặc biệt là vè. Gv chiếu hoặc treo sơ đồ tư duy. * Hoạt động 2: Tập làm thơ 4 chữ trên lớp Bài tập 1 : - Em hãy trình bày đoạn (bài) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà và chỉ ra: Nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của đoạn (bài) thơ ấy? Gv : Cho hs thảo luận nhóm, goị lên bảng trình bày, cô giáo và cả lớp nhận xét và cho điểm. I. Đặc điểm thể thơ bốn chữ 1.Tìm hiểu ví dụ. a. Ví dụ 1: - Có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ. - Ngắt nhịp 2/2, phù hợp với kể và tả. - Phổ biến tục ngữ, vè, đồng dao, hát ru… b. Ví dụ 2: - Hàng- trang - Núi- bụi àVần chân - Hàng- ngang - Trang- màng à Vần lưng. - Vần chân: Gieo ở cuối dòng thơ. - Vần lưng: Gieo ở giữa dòng thơ. c Ví dụ 3: - Đoạn 1: Cháu-sáu; ra-nhà (vần cách). - Đoạn 2: Hẹ-mẹ; đàn-càn (vần liền). à- Vần cách: Gieo cách ra một dòng thơ. - Vần liền: Gieo liên tiếp ở các dòng thơ. d :Ví dụ 4: sgk/85 Sưởi " cạnh Đò "sông. àVần cách. e. Ví dụ 5: -Vần hỗn hợp: là vần gieo không theo một quy luật nào. à- Thanh bằng: Ngang , huyền. -Thanh trắc: sắt, hỏi, ngã nặng. II/ Tập làm thơ 4 chữ trên lớp: Bài tập 1 : Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Chim non giấu mỏ Dưới cội hoa vàng Em bước thênh thang. ( Phạm Thiên Thư – Ngày xưa Hoàng Thị) à Vần liền, nhịp 2/2. 3. Củng cố bài giảng: Trình bày những đặc điểm cơ bản của thể thơ 4 chữ. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học “các đặc điểm cơ bản của thể thơ 4 chữ ( về vần,nhịp…)”. - Sáng tác một bài thơ hoặc một khổ thơ với chủ đề “bảo vệ môi trường sống quanh em”. - Soạn văn bản “ Cô Tô”. D. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Bình Dương, Ngày…tháng 03 năm 2014. Giáo viên hướng dẫn kí duyệt Nguyễn Thị Minh
File đính kèm:
- ngu van 6.doc