Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2. Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3. Thái độ:

- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong buổi đầu dựng nước.

C. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn HS tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
(?) Truyện T.Gióng có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? 
(?) Chi tiết nào nói đến sự ra đời của Gióng ?
(?) Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng? Đây là những chi tiết ntn?
(?) Các chi tiết kì lạ này đã nhấn mạnh điều gì ? Và có ý nghĩa ntn ?
(?) Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
(?) Sau khi gặp sứ giả, Gióng đã thay đổi ra sao? Ai đã trợ giúp nuôi Gióng. Các chi tiết đó có ý nghĩa ntn
TIẾT 2
 (?) Tìm những chi tiết nói về Gióng ra trận giết giặc?
(?) Khi đang đánh giặc, sự việc gì xảy ra? Gióng làm gì? Chi tiết này có ý nghĩa ra sao?
 (?) Đuổi xong giặc, tráng sĩ có trở về làng được nhân dân đón mừng rộn rã hay được triệu về kinh thành trọng thưởng tuyên dương?
(?) Sau khi đánh tan giặc Gióng 1 mình 1 ngưa bay lên trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì?
 (?)Theo em, tại sao nhân dân lại xây dựng một cách kết thúc như vậy?
(?) Theo em, hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
(?) Hình tượng TG cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân? 
(?) Ngày nay hội Gióng thường tổ chức với mục đích gì ? (gv liên hệ thêm )
(?) Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
 Những dấu tích còn lại: đền thờ, hội làng Gióng, ao hồ, làng Cháy
- GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng
- Cho biết ý nghĩa truyện
- Chuẩn bị: Xem trước bài Từ mượn
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Thể loại: Truyền thuyết : SGK trang 7
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc
Tìm hiểu văn bản
a. Sự ra đời của Gióng
 - Mẹ ướm thử bàn chânàthụ thai12 tháng sinh ra Gióng.
- Ba tuổi không nói, không cười, không đi 
- Có giặc Ân à biết nói, tiếng nói yêu nước đòi đánh giặc 
à Sự ra đời kì la, hoang đường.
è Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của Gióng.
b. Gióng ra trận giết giặc 
- Vươn vai một cái thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt 
- Cưỡi ngựa sắt xông thẳng ra trận giết giặc 
- Roi sắt bị gãy, nhổ tre quật vào giặc 
- Đánh xong giặc tráng sĩ 1 mình 1 ngưa bay lên trơì
à Người anh hùng bất tử với non sông đất nước, làm việc nghĩa vô tư, không màng danh lợi 
c. Ý nghĩa hình tượng Gióng. 
- Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước
- Gióng là ước mơ của nhân dân về hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
 3. Tổng kết: Ghi nhôù : Sgk/23
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Bài cũ: 
- Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng
- Cho biết ý nghĩa truyện
2. Bài mới: 
- Chuẩn bị: Xem trước bài Từ mượn
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2 	Ngày soạn: 24/82014
Tiết 7 	Ngày dạy: 27/8/2014
TIẾNG VIỆT: 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ mượn 
- Nguồn gốc của từ mượn trong Tiếng Việt
- Nguyên tắc mượn từ trong Tiếng Việt
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn
- Viết đúng những từ mượn
- Sử dụng từ điển để hiểu đúng nghĩa từ mượn
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết
3. Thái độ
- Có ý thức trong việc sử dụng từ mượn, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, phát vấn
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lôùp 6A4
Lôùp 6A5
Vắng:…………
Phép……………………Không ………………………
Vắng:…………
Phép………………Không ………………..
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ về từ đơn, từ ghép?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Trong kho tàng Tiếng Việt tồn tại hai bộ phận: từ thuần Việt và từ mượn. Vậy từ mượn là từ như thế nào? Từ thuần Việt khác từ mượn như thế nào? Tiếng Việt mượn từ của những ngôn ngữ nào? Và khi mượn từ cần theo nguyên tắc nào không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
 (?) Em hiểu thế nào là từ thuần Việt và từ mượn? Hãy nêu một số từ là từ thuần Việt.
- Gọi HS đọc ví dụ I.1/24
(?) Dựa vào văn bản Thánh Gióng em hãy giải thích nghĩa của các từ trượng, tráng sĩ.
(?) Em hãy tìm những từ ghép có yếu tố sĩ đứng sau.
(?) Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
(?) Em hiểu nghĩa của các từ trên như thế nào?
(?) Em có nhận xét gì về nghĩa của từ mượn và từ thuần Việt? (HSTL)
- Gọi HS đọc ví dụ I.3/24
(?) Trong số các từ trên, từ nào mượn của tiếng Hán? Từ nào được mượn của các ngôn ngữ khác?
(?) Theo em, người Việt Nam ta mượn từ của nước nào nhiều nhất? Ngoài ra còn mượn của nước nào khác?
(?) Qua ví dụ I.3, em có nhận xét gì về cách viết của các từ trong nhóm từ?
(?) Vì sao lại có những cách viết khác nhau ấy?
- Đọc đoạn văn cho biết ý kiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
(?) Bác dạy em mặt tích cực của việc mượn từ là gì?
(?) Chúng ta cần ghi nhớ điều gì qua lời nhắc nhở của Bác?
GV chốt: Khi cần thiết (tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch) thì phải mượn nhưng khi tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tuỳ tiện vì như thế sẽ làm mai một đi ngôn ngữ của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
BT1 /26: Tìm từ mượn và xác định nguồn gốc?
BT4/26: Xác định từ mượn và cho biết chúng được dùng trong những hoàn cảnh nào,với đối tượng giao tiếp nào?
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Làm bài tập 5, 6 SBT trang 11
- Chuẩn bị : Nghĩa của từ
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Từ thuần Việt và từ mượn:
Ví dụ:
 a/ ăn, ngủ, xinh xắn, ngoan ngoãn, thướt tha,…
® từ thuần Việt
 b/ 
- Trượng: đơn vị đo của Trung Quốc cổ » 3,33m
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, hay làm việc lớn
® Từ mượn gốc Hán: bộ phận quan trọng nhất
® Đã được Việt hoá hoàn toàn
- in-tơ-nét, ti vi, ra-đi-ô, ga,…
® Từ mượn của các ngôn ngữ Ấn Âu 
® Chưa được Việt hoá hoàn toàn
2. Nguyên tắc mượn từ:
 Ví dụ: Ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- độc lập, tự do, giai cấp,…
® Cần phải mượn 
- phi cơ, hoả xa,…
® Không nên mượn 
+ Ghi nhớ 2 : SGK trang 25
II. LUYỆN TẬP
BT1 /26: Tìm từ mượn và xác định nguồn gốc
a. Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ
b. Mượn tiếng Hán: Gia nhân
c. Mượn tiếng Anh: pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét
BT4/26: Xác định từ mượn và cho biết chúng được dùng trong những hoàn cảnh nào,với đối tượng giao tiếp nào?
a. Phôn b. Fan c. Nốc ao
 - Có thể dùng từ này trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè và người thân, cũng có thể viết trong những bản tin trên báo. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Bài cũ: 
- Làm bài tập 5, 6 SBT trang 11
2. Bài mới: 
- Chuẩn bị : Nghĩa của từ 
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 2 	 Ngày soạn: 26/8/2014
Tiết 8 	 Ngày dạy: 28/8/2014
TẬP LÀM VĂN:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự 
	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản tự sự
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được văn bản tự sự
3. Thái độ: 
- Yêu thích thể loại tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Phân tích – Thảo luận – Tích hợp – Giảng bình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4
Lớp 6A5
Vắng:…………
Phép…………… Không phép……………
Vắng:…………
Phép…………………Không phép……………
2. Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu văn bản, kể tên? Đặc điểm của kiểu văn bản tự sự?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Trong mấy tuần vừa qua được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, các em có kể lại cho bố mẹ nghe không? Đó là những chuyện gì? Em kể như thế nào và khi kể như vậy em mong muốn điều gì? Còn bố mẹ khi nghe kể có biểu hiện gì?... Đó là hình thức của văn tự sự. Và tiết học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với một số đặc điểm của văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
(?) Thường ngày, các em có hay nghe kể chuyện hoặc kể chuyện không? Đó là những chuyện gì?
- Gv mời hs đọc ví dụ 1 sgk/ 27
(?) Theo em, kể chuyện để làm gì? Cụ thể hơn, khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì và người kể chuyện phải làm gì?
(?) Trở lại những ví dụ trong SGK/27. Gặp những trường hợp ấy, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì? (HSTL 3 phút)
(?) Nếu muốn kể bạn Lan là một người bạn tốt người được kể phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao?
(?) Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
GV chốt: Tự sự nhằm đáp ứng yêu cầu giải thích sự việc (vì sao An thôi học?) hoặc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu con người (là người như thế nào?).
(?) Qua việc giải quyết một số tình huống trên, em hiểu thế nào là văn tự sự?
 - GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
(?) Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những gì?
(?) Diễn biến sự việc ra sao? Kết quả như thế nào?
(?) 7 sự việc trên xảy ra liên tục, có đầu có đuôi. Sự việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích sự việc sau. Ta gọi đó là gì
(?) Trong từng sự việc ấy, khi kể em cần nhớ điều gì? Hãy cho ví dụ?
(?) Một chuỗi sự việc có việc trước, việc sau, cuốc cùng có một kết thúc. Như vậy, truyện Thánh Gióng có thể kết thức ở sự việc 4 hoặc 5 được không? Vì sao?
(?) Qua truyện Tháng Gióng, những chi tiết như trên thể hiện được nội dung gì? Qua phần nội dung đó, truyện nhằm thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao?
(?) Qua việc phân tích trên, em hãy nêu ra đặc điểm của phương thức tự sự.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1/ 28:
- GV hướng dẫn dựa theo câu hỏi trong SGK
Bài 2/28:
- GV hướng dẫn dựa theo câu hỏi trong SGK
Bài 3/28:
- GV hướng dẫn dựa theo câu hỏi trong SGK
HO

File đính kèm:

  • docVAN 6TUAN 1.doc